Rủi ro cho vay tại NH Techcombank CN Sơn Tây

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay tại nh techcombank cn sơn tây (Trang 28 - 40)

2.1.3.1. Thực trạng rủi ro cho vay.

Bảng 2.6: Thực trạng nợ quá hạn tại NH Techcombank CN Sơn Tây

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) 1. NQH 6.985 10.870 9.239 +3.885 +55,62 -1.631 -15,0 2. Tổng dư nợ 392.365 458.23 1 504.38 0 +65.866 +16,8 +46.149 +10,1 3. Tỷ trọng (NQH/tổng dư nợ) (%) 1,78 2,37 1,83 - +0,59 - -0,54

(Nguồn: Báo cáo tình hình huy động vốn và sử dụng vốn NH Techcombank CN Sơn Tây)

Qua bảng số liệu trên cho thấy tình hình nợ quá hạn của NH Techcombank CN Sơn Tây có những chuyển biến sâu tình hình nợ quá hạn tăng 3.885 triệu đồng của năm 2011 so 2010 đây là chỉ số chứng tỏ năm hoạt động kinh doanh của NH là không tốt. Mặt tỷ trọng giữa NQH/Tổng dư nợ của năm 2011 tăng 0,59%. So với năm 2010. Nói tóm lại tình hình xử lý nợ và hoạt động kinh doanh của NH Techcombank CN Sơn Tây ở năm 2011 gặp khó khăn và không hiệu quả

Qua một năm 2011 hoạt động kinh doanh và xử lý nợ quá hạn không hiệu quả tới năm 2012 NH Techcombank CN Sơn Tây đã có những điều chỉnh nề quy chế pháp lý và một số điều chỉnh khác. Do đó năm 2012 đã đạt được một số kết quả trong kinh doanh và xử lý nợ quá hạn kìm hãm sự gia tăng của nợ quá hạn. So với năm 2011 tỉ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ giảm 0,54%. Đây là tỷ lệ đáng khích lệ trong công tác xử lý nợ và kìm hãm sự gia tăng lúc nợ quá hạn. So với năm 2011 thì năm 2012 số nợ quá hạn đã giảm 1.631 triệu đồng.

Tuy năm 2012 đã đạt được một số hiệu quả trong việc xử lý nợ quá hạn và kìm hãm sự gia tăng của nó. Nhưng tỷ trọng NQH vẫn còn cao hơn so với năm 2010 là 0,05% và về số tuyệt đối là2.254 (triệu đồng). Đây là một điều đáng lo ngại trong công tác xử lý NQH của chi nhánh vì vậy trong công tác quản trị kinh doanh của mình NH Techcombank CN Sơn Tây phải luôn quan tâm tới công tác xử lý NQH sao cho có hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và hạn chế rủi ro trong kinh doanh của chi nhánh.

Bảng 2.7: Thực trạng NQH tại NH Techcombank CN Sơn Tây phân tích theo thời hạn tín dụng.

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu NQH phân theo thời hạn tín dụng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh

2011/2010 So sánh 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng NQH 6.985 100 10.870 100 9.239 100 +3.885 +55,62 -1.631 -15,0 NGẮN HẠN 3.002 43 8.912 82 4.005 43.3 5.910 +196,8 -4.907 -55,06 TRUNG & DÀI

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình nợ quá hạn của NH Techcombank CN Sơn Tây liên tục biến động qua các năm. NQH ngắn hạn năm 2010 chiếm 43% tổng NQH thì tới năm 2011 tăng đột biết chiếm tới

82% tổng NQH tăng 5.910 (triệu đồng). So với năm trước, tương đương với tỷ lệ đó thì tình hình NQH của những khoản cho vay trung hài hạn đã được xử lý tốt do đó nợ TDH giảm mạnh với tỷ lệ 50,84 tương ứng với 2025 triệu.

Tiếp sau đó tình hình xử lý NQH của năm 2012, lại là năm không thành công với những khoản nợ TDH, do đó tỷ trọng NQH TDH tăng một cách chóng mặt từ 18% lên tới 56,7% tăng167,3 % tức là tăng khoảng 3276 triệu . Đây là điều báo động cho những khoản vay TDH cần phải có những điều chỉnh trong hoạt động kinh doanh khi cho vay TDH.

Bên cạnh đó thì trong năm 2012 tình hình xử lý NQH ngắn hạn đã đạt được một số kết quả, quan trọng việc xử lý NQH và kìm hãm gia tăng NQH ngắn hạn do đó trong năm 2012 tỷ tr ọ n g NQH ngắn hạn của NH Techcombank CN Sơn Tây giảm còn 43,3%, giảm 55,06% tức là 4907triệu so với năm 2012.

Qua phân tích bản số liệu trên ta thấy tình hình xử lý nợ quá hạn và việc kìm hãm những khoản nợ mới chuyển sang NQH của NH Techcombanh Sơn Tây chưa được tốt. Cả trong khâu xử lý và trong hoạt động kinh doanh vẫn còn để cho tình trạng NQH phát sinh nhưng được năm 2012 tình trạng này đã được NH Techcombank CN Sơn Tây chú trọng xem xét nên các khoản NQH có phầm giảm nhẹ so với năm trước đó. Đây là kết quả mà NH cần phát huy hơn nữa trong hoạt động kinh doanh cũng như trong công tác xử lý NQH của những năm tiếp theo.

theo khả năng thu hồi.

Đơn vị tính:Triệu đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh

2011/2010

So sánh 2012/2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền Tỷ lệ

(%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Tổng dư nợ QH 6985 100 10870 100 9239 100 +3.885 +55,62 -1.631 -15,0 2. NQH dưới 6 tháng 2765 38.2 4523 41,6 1487 16,1 1758 +63,6 -3036 -67,1 3. NQH từ 6 - 12 tháng 1121 16 2564 23,6 2469 26,7 1443 +128,7 -95 -3,7 4. NQH trên 12 tháng 3199 45,8 3783 34,8 5283 57,2 584 +18,25 +1500 +39,6

(Nguồn: Báo cáo tình hình huy động vốn và sử dụng vốn NH Techcombank CN Sơn Tây)

Qua bảng số liệu này ta thấy tình hình nợ khó đòi chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nợ quá hạn trong hai năm 2010, 2012 tỷ lệ này chiếm 45,8% và 57,2%, tổng NQH của NH. Riêng có năm 2011 tỷ lệ nó khó đòi có giảm so với hai năm tỷ lệ này là 34,8%.Do quá trình quản lý nợ và xử lý nợ trong quá trình kinh doanh năm 2012 nợ khó đòi tăng với tỷ lệ 39,6% so với năm 2011 tức là tăng 1500 (triệu đồng). Đây là điều cảnh báo cho công tác xử lý nợ và quản lý các món vay của chi nhánh cần phải có những biện pháp phi hợp với điều kiện, môi trường nhằm hạn chế bớt tỷ lệ nợ khó đòi trong các năm kế tiếp. Chi nhánh cần quan tâm tới công tác xét duyệt xử lý các khoản nợ tồn

đọng bằng nguồn dự phòng rủi ro và xét duyệt miễn giảm lãi vay đối với khách hàng vay vốn NH kỹ thương theo quy chế ban hành.

2.1.3.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro cho vay tại Techcombank CN Sơn Tây

2.1.3.2.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng

+Do kinh doanh thua lỗ, phá sản hàng hoá chậm tiêu thụ

Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng nợ quá hạn hiện nay tại NH Techcombank CN Sơn Tây. Nguyên nhân này bát nguồn từ việc khách hàng chọn phương án kinh doanh những mặt hàng ít có nhu cầu của thị trường, không có sức cạnh tranh. Hơn nữa trong quá trình điều chỉnh sản xuất kinh doanh tỏ ra yếu kém về năng lực quản lý, trình độ kỹ thuật công nghệ lạc hậu dẫn tới năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém, giá thành cao không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, không đủ sức cạnh tranh với hàng hoá nhập ngoại và phong phú về mẫu mã chủng loại chất lượng tốt, giá cả hợp lý, do vậy hàng hoá khó tiêu thụ và thu lỗ là điều tất yếu không có tiền trả nợ nguồn hàng.

+Do công nợ chưa thu được

Nợ quá hạn do nguyên nhân này cũng khá lớn trong tổng số nợ qúa hạn của NH Techcombank CN Sơn Tây. Đây chính là hiện tượng chiếm dụng vốn lẫn nhau để kinh doanh, do đó gây khó khăn cho một số khách hàng vay vốn NH, họ phải chịu lãi và trả chậm cho ngan hàng.

+ Do sử dụng sai mục đích

Nợ quá hạn bắt nguồn từ nguyên nhân này chủ yếu là từ thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Trong thực tế, việc NH quản lý vốn vay của khu vực

kinh tế ngoài quốc doanh khó hơn nhiều so với kinh tế quốc doanh bởi vì mua bán kinh doanh của khu vực này đặc biệt là các cá nhân kinh doanh thường không có chứng từ sổ sách ghi chép đầy đủ theo chế độ kế toán. Nhận thức được điều này và do ham lợi họ đã không đầu tư vào phương án kinh doanh đã trình NH mà đầu tư vào những lĩnh vực khác có khả năng thu lợi nhuận cao nhưng mức độ rủi ro rất lớn, do đó khi thua lỗ không có khả năng trả nợ NH.

2.1.3.2.2. Nguyên nhân từ phía Ngân Hàng

+.Cán bộ tín dụng thiếu trình độ

Đây là một trong những yếu tố mà các NH đáng quan tâm nhất trong quá trình hoạt động của mình. Vì trình độ của các cán bộ tín dụng nó quyết định tới tính khả quan hay không của khoản cho vay, về các phương diện như: thẩm định dự án, thu thập thông tin từ khách hàng đánh giá các báo cáo tài chính của khách hàng.... Vì vậy cán bộ tín dụng cần phải có trình độ bao quát để có những nhân phán quyết đúng về các khoản vay.

+NH và tin tưởng vào tài sản thế chấp

Theo nguyên tắc cho vay là phải có tài sản thế chấp song cán bộ tín dụng cũng không nên quá cứng nhắc trong điều kiện này. Có đơn vị kinh doanh tốt thì có thể không cần tài sản thế chấp, và ngược lại có những khách hàng vay có tài sản thế chấp lớn vẫn làm ăn thu lỗ dẫn tới NH phải phát mọi tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Nhưng việc bán tài sản thế chấp để thu hồi với vốn đọng còn là bài toán khó cho các NH phát sinh. Mặt khác việc định giá các tài sản thế chấp nó cũng là một trong các yếu tố quyết định tới các khoản cho vay và thu hồi vốn sau khi cho vay.

+. Môi trường kinh tế, không ổn định

Do các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Do vậy các doanh nghiệp phải chuyển hướng sản xuất kinh doanh khong theo kịp với sự thay đổi của cơ chế, chính sách. Từ đó dẫn tới thu lỗ trong kinh doanh hoặc không đủ điều kiện về vốn để tiếp tục đổi mới và kinh doanh tiếp.

Bên cạnh đó hầu hết các doanh nghiệp đều nghèo vốn nàn về vốn về khả năng quản lý yếu kém, tầm suy nghĩ. Chưa đổi mới chưa theo kịp với sự phát triển của thị trường non buôn lậu, hàng giá chưa được ngăn chặn triệt để đây là yếu tố gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất trong nước.

+. Môi trường pháp lý không thuận lợi

Về quy định vốn cho vay của NH chỉ là phần vốn bổ sung thêm, còn doanh nghiệp phải có một tỷ lệ vốn tự có để tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thực tế vốn của doanh nghiệp thường rất ít ỏi, phần lớn vốn hoạt động là vốn vay nguồn hàng hoặc đi chiếm dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Có trường hợp, NH cho vay gấp nhiều lần vốn tự có của doanh nghiệp nên khả năng rủi ro rất cao khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh.

Về độ hạch toán, kế toán: Việc thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê chưa nghiêm túc. Doanh nghiệp chưa phải thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc nên nhiều trường hợp số liệu quyết toán không phản ánh chính xác tình hình sản xuất kinh doanh tài chính của doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân thì hầu hết không ghi chép hoặc ghi chép theo kiểu số nợ không theo quy định

của nhà nước để trốn thuế gây ảnh hưởng không tốt tới kết quả thẩm định và quyết định đầu tư vốn của NH.

Việc thực hiện pháp luật của các chủ thể kinh doanh không nghiêm cơ chế bảo đảm thực thi pháp luật kém hiệu lực. Tính trong phổ biến hiện nay là các doanh nghiệp vi phạm pháp luật ở các mức độ khác nhau. Đặc biệt là các pháp lệnh về kinh tế không được coi trọng, việc ký và thực hiện các hợp đồng kinh tế không nghiêm túc, có trường hợp ký hợp đồng giả để lừa đảo vay vốn NH pháp lệnh về kế toán không được thực hiện một cách nghiêm túc.

Thực tế đó đòi hỏi có chế vận hành pháp luật phải thực hiện đồng bộ và thống nhất từ việc lập pháp, hành pháp và tư pháp. Thời gian qua nhà nước rất chú trọng ban hành các bộ luật nhưng việc thực hiện giám sát chưa đi vào cuộc sống vì chưa có một bộ máy đủ năng lực chuyên môn đi thực hiện, thậm chí còn nhiều cán bộ thi hành pháp luật có biểu hiện thoái hoá; bền chặt gây chậm trễ rắc rối trong quá trình thực hiện làm mất lòng tin của nhân dân.

2.1.3.3. Một số biện pháp NH Techcombank CN Sơn Tâyđã và đang thực hiện nhằm hạn chế rủi ro cho vay tại NH TechcombankCN Sơn Tây.

+Điều chỉnh phương hướng đầu tư hợp lý.

Trước tình hình kinh doanh của những năm gần đây NH Techcombank CN Sơn Tây cần phải thay đổi một số yếu tố trong các hoạt động kinh doanh của mình mà đặc biệt là nghiệp vụ tín dụng. Trong nghiệp vụ này qua kết quả hoạt động của những năm trước đây thì để giảm thiểu lượng NQH và tình hình lãi theo NH Techcombank CN Sơn Tây đã thực hiện điều chỉnh cơ cấu đầu tư tín dung, tập trung đầu tư cho những doanh nghiệp có khả năng tài chính tốt, thu hép cho vay với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. NH đã tích cực đầu

tư vào những ngành nghề nằm trong phát triển kinh tế những ngành mũi nhọn. NH đã lựa chọn các dự án đầu tư có hiệu quả cao không đầu tư tràn lan chạy theo doanh số vì vậy nợ quá hạn và lãi treo trong năm vừa qua đã giảm.

+ Tạo điều kiện giúp đỡ khách hàng, từ vốn cho khách hàng trong hoạt động kinh doanh.

Bất kỳ một khoản vay nào phát sinh đều chịu sự giám sát của NH đến doanh nghiệp sử dụng khoản vay đó. Không chỉ có xem doanh nghiệp đó có sử dụng vốn có dùng mục đích hay không mà còn xem xét hiệu quả của món vay đó. Trong quá trình hoạt động nếu mà doanh nghiệp gặp khó khăn như trong việc xâm nhập thị trường chuyển giao công nghệ... hay bế tắc về các vấn đề về pháp lý hành chính, NH luôn ở bên cạnh để từ vốn giúp doanh nghiệp thão gỡ vướng mắc để tiếp tục sản xuất - kinh doanh có hiệu quả. Đâylà một trong nước quan điểm trọng yếu trong kinh doanh của NH đối với việc chăm sóc khách hàng sau cấp tín dụng.

+. Vận dụng triệt để và linh hoạt các quy định về bảo đảm tín dụng.

Các quy định về cho vay luôn được Techcombank CN Sơn Tây thực hiện tuân theo nguyên tắc đã ban hành của NH Trung ương. Tuy nhiên không vì thế mà áp dụng một cách mà các nguyên tắc này vào thực tế. Mà Techcombank CN Sơn Tây đã biết vận dụng các nguyên tắc một cách linh hoạt và có hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của mình đói với từng đối tượng khách hàng để nâng cao được mức độ bảo đảm an toàn cho nguồn tín dụng.

+. Trích lập quỹ dự phòng rủi ro.

NH đã đặt ra vốn để là vốn có một quỹ dự phòng để đảm bảo an toàn dự phòng ngừa rủi ro tránh cho NH khỏi rơi vào tình thế khó khăn khi rủi ro xảy ra. Từ các năm hoạt động kinh doanh trước mỗi năm chi nhánh trích từ lợi nhuận sau thuế một tỷ lệ phần trăm phù hợp với nhu cầu thanh toán của chi nhánh của mỗi năm

Hình thức trích lập quỹ là một hình thức tự bảo hiểm cho chi nhánh, đó là một việc làm thiết thực trong điều kiện hiện nay để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh nên được chi nhánh thực hiện tốt.

+. Chú trọng công tác đánh giá lựa chọn khách hàng và xử lý thông

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay tại nh techcombank cn sơn tây (Trang 28 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w