Kiến nghị với NH Nhà nước và các cấp, ngành có liên quan

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay tại nh techcombank cn sơn tây (Trang 46 - 51)

3.3.2.1. Xử lý thoả đáng những việc liên quan đến hợp đồng tín dụng

NHNN phải thường xuyên giám sát hoạt động tín dụng của các NH, phối hợp với các cơ quan công an, Toà án, Viện kiểm sát… kịp thời phát hiện

và xử lý những vi phạm để ngăn ngừa, răn đe những đối tượng có ý định lừa đảo NH góp phần làm lành mạnh hoá các quan hệ tín dụng, giảm thiểu rủi ro tín dụng đối với các NH.

3.3.2.2. Tăng cường các biện pháp quản lý tín dụng

NHNH cần sửa đổi, bổ sung các cơ chế, thể lệ cụ thể, rõ ràng để tạo lập một khung pháp lý hoàn thiện cho hoạt động tín dụng. Hiện nay, các quy chế, thể lệ của NHNN còn tỏ ra quá chung chung, mang tính chỉ đạo, định hướng nhiều hơn là mang tính pháp lý. Đấy là những sơ hở trong một văn bản pháp lý khung về tín dụng cho các NHTM thi hành.

Bên cạnh đó, NHNN phải có những biện pháp hữu hiệu trong việc buộc các NHTM thi hành đúng các cơ chế, thể lệ đó. Những sai sót, vi phạm quy chế, thể lệ phải được xử lý nghiêm túc và kịp thời.

Ngoài ra, NHNN cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các NHTM thông qua việc nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường liên NH, hiệp hội NH cũng như việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin phòng ngừa rủi ro của trung tâm thông tin tín dụng

3.3.2.3. Hỗ trợ các NHTM trong việc xử lý nợ

Ngoài việc chỉ đạo thi hành các quy chế, thể lệ của các NHTM, NHNN cần phải tích cực giám sát để nắm được tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTM để có biện pháp hỗ trợ kịp thời, đặc biệt là trong việc xử lý các tài sản thế chấp, các khoản nợ.

Hiện nay, các NHTM Việt Nam đang đứng trước khó khăn rất lớn trong việc xử lý các tài sản thế chấp, cầm cố, các khoản nợ khó đòi. Số vốn bị mắc kẹt trong các khoản nợ đó chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số vốn cho vay gây khó khăn cho hoạt động tín dụng NH.

Tóm lại, trên đây là những ý kiến đóng góp của em góp phần vào việc hạn chế rủi ro tín dụng đối với CN Sơn Tây. Để đạt được điều này đòi hỏi không chỉ có sự cố gắng của bản thân cán bộ, nhân viên CN Sơn Tây mà còn phải có sự quan tâm, hỗ trợ của các ngành, các cấp có liên quan. Tôi rất hy vọng những ý kiến nêu ra trên đây sẽ góp phần giảm thiểu các rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh, tiếp tục chứng tỏ NH Techcombank CN Sơn Tây là một chi nhánh vững mạnh trong hệ thống NHKT Việt Nam.

KẾT LUẬN

Sự phát triển kinh tế - xã hội của môt quốc gia không thể tách rời với thành tựu của hoạt động toàn ngành NH. Các NHTM nước ta đã có nỗ lực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn thử thách trong nền kinh tế thị trường, để vươn lên tự khẳng định vai trò, vị trí của mình là các NHTM quốc doanh. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của NH luôn gắn liền với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội. Trong cơ chế thị trường các NHTM là các doanh nghiệp đặc biệt vì tài sản trong kinh doanh của các NHTM đều là của khách hàng hiện hữu trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Rủi ro của khách hàng vay vốn sẽ dẫn đến rủi ro của NH, điều đó có ảnh hưởng sâu sác đến nền kinh tế - chính trị của quốc gia.

Đề tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, các NH thương mại phải tìm cách đề phòng, né tránh và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro. Đặc biệt là rủi ro tín dụng, bởi vì các NH thương mại hiện nay hoạt động tín dụng vẫn là chủ yếu, ở lĩnh vực này rủi ro vẫn chiếm tỷ trọng lớn và có nguy cơ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh NH lớn nhất. Nó có thể thu hẹp hoạt động NH hay mở rộng phạm vi kinh doanh, thậm chí tạo tiền đề cho sự phá sản của các NH. Do vậy NH cần chú ý quan tâm đúng mức việc nghiên cứu, phân tích đánh giá rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng. Đây là vấn đề mà nhiều nhà lãnh đạo NH hay các quan chức Chính phủ quan tâm, nó có ý nghĩa nhiều mặt và lâu dài đối với kinh doanh NH và sự ổn định hay biến động nền kinh tế chính trị xã hội đất nước.

Như đã phân tích trong bài, có nhiều giải pháp có thể giúp NH hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh tín dụng NH. Các NH đã quan tâm đến vấn đề này, song trên thực tế vẫn còn nhiều tồn tại làm cho hiệu quả kinh doanh của NH chưa cao. Để đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong nền kinh

tế thì việc sử dụng tổng hợp và linh hoạt các biện pháp phòng chống rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng là cách tốt nhất để hạn chế rủi ro trong kinh doanh của NHTM.

Rủi ro trong kinh doanh tín dụng đã được đề cập trong bản chuyên đề này chỉ là một khía cạnh của toàn cảnh rủi ro trong nghề NH. Mong rằng với một vài suy nghĩ về các giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh tín dụng của NHTM, có thể góp phần nhỏ vào việc hoàn thiện các giải pháp giúp các NH có thể sử dụng nhằm đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Tạo điều kiện mở rộng mối quan hệ NH và khách hàng từ đó tăng cường chất lượng tín dụng.

Do trình độ nhận thức và nguồn thông tin thu thập còn có giới hạn nên luận văn này còn nhiều hạn chế, song với tâm huyết của một sinh viên của học ngành tài chính em thấy vấn đề phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng NH thực sự là vấn đề bức xúc rất cần được quan tâm hiện nay. Để góp phần mình trong việc học tập nghiên cứu, rất mong sự góp ý, giúp đỡ của các thầy cô, các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Thạc sĩ Phan Thị Mai Hương, các anh chị trong NH Techcombank CN Sơn Tây đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.

Sinh viên

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các tạp chí, thời báo NH, tài chính

3. Luật NH Nhà nước, luật các tổ chức tín dụng - NXB Pháp lý - năm 1997

4. Các Nghị định, thông tư hướng dẫn của Chính phủ, NHNN, NHCT Việt Nam.

5. Frederic S. Miskhin - Tiền tệ NH và thị trường tài chính - NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội - 1994.

6. Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh của NH Techcombank năm 2010,2011,2012.

7. Tài liệu tham khảo về công tác tín dụng của Trung tâm đào tạo NHCT Việt Nam.

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay tại nh techcombank cn sơn tây (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w