L ỜI NÓI ĐẦU
2.5 Hệ thống hướng dòng (Diverter system)
Hệ thống hướng dòng bao gồm một thiết bị ngăn dòng có dạng hình cầu và một hệ thống đường ống nằm ngay bên dưới, hệ thống đường ống sẽ dẫn và phân tán chất lưu trong vỉa tới vùng an toàn. Thiết bịnày thường được
gắn vào ống nối trên đầu giếng hoặc ống bao có thểđóng lại ngăn không cho chất lỏng chảy theo chiều thẳng đứng và để phân tán chất lỏng.
Hình 1.2.19. Hệ thống hướng dòng lắp đặt trên bề mặt
Chức năng của hệ thống hướng dòng là thay đổi hướng dòng chảy ra ngoài mạn giếng tránh xa khỏi những người khoan và kết cấu giàn. Thành phần cơ bản của một hệ thống hướng dòng bao gồm:
Một đường thoát ra đối với việc hướng xa khỏi giàn mà đủ lớn để ngăn áp suất tăng lên trong giếng tới giá trị trên áp suất nứt vỡ.
Một thiết bị cho việc đóng đối áp vạn năng phía trên đường thoát suốt quá trình vận hành hệ thống hướng dòng.
Một thiết bị cho việc đóng đường thoát suốt quá trình vận hành khoan bình thường.
Nói chung, tất cả hệ thống hướng dòng gồm một vài đối áp vạn năng, một hoặc nhiều hơn đường ống dẫn đường kính lớn kéo dài từdưới bộđối áp, và một hệ thống van hoặc đường ống khác được thiết kếđể cho phép hệ thống hoạt động có lựa chọn.
Điều quan trọng nhất và được xem là cơ bản nhất trong việc sử dụng một thiết bị rẽ nhánh là bảo đảm rằng đường ống dẫn hoặc ống đang chảy ra
phía dưới đối áp vạn năng mở trước khi đối áp vạn năng đóng. Điều này có thểđược hoàn thành bằng một vài cách.
Kiểu hỏng hóc phổ biến của thiết bị hướng dòng là: Hỏng van để mở của đường thoát khí.
Đứt gãy do kích thước đường thoát không đủ và sựăn mòn.
Tiêu chuẩn thiết kế thiết bị hướng dòng đã và đang được phát triển nhằm khắc phục những kiểu hỏng hóc phổ biến này.
(Diverter element: thiết bị ngăn dòng cơ bản; Port vent: cửa xả; Return to shaker: quay trở lại sàng rung; Slip joint upper elemet: đầu nối co giãn phía trên; Diverter insert: cài đặt thiết bị ngăn dòng; Starboard vent: cửa ra mạn phải; Pressure below diverter bag: áp suất phía dưới túi phân tỏa; Upper “working” packing element: bộ phận đóng làm việc phía trên; Lower packing
element closed when diverter is operated: bộ phận đóng phía dưới được đóng
khi thiết bị ngăn dòng được vận hành; Slip joint annulus pressure: áp suất đầu nối co giãn của đối áp vạn năng).
Ngoài các thiết bị hay gặp kể trên thì hệ thống thiết bị chống phun trào còn có nhiều thiết bị khác hỗ trợ, và tùy thuộc vào từng trường hợp, vị trí, địa hình khoan khoan cụ thể thì mỗi bộ thiết bị chống phun còn có thể có một số thiết bị đặc trưng đi kèm theo mà mục đích chính là đóng giếng khoan nhanh và chắc chắn khi có sự cố phun trào dầu khí xảy ra, điều tiết và tuần hoàn dung dịch…làm cho công tác khoan được an toàn và hiệu quảhơn.
PHẦN 2. THIẾT BỊ ĐỐI ÁP CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THIẾT BỊ ĐỐI ÁP