Bình tách khí khỏi dung dịch (Mud Gas Separator)

Một phần của tài liệu thiết bị chống phun trào dầu khí lắp đặt tại giếng thc – 08,tiền hải – thái bình (Trang 33 - 34)

L ỜI NÓI ĐẦU

2.2.4Bình tách khí khỏi dung dịch (Mud Gas Separator)

Bình tách được lắp đặt đoạn cuối của ống góp thót (Choke manifolf) Loại van tựđộng, ống góp thót đặt trên mặt đất gần ngay cụm chống phun và nối cửa ra của cụm đó. Thiết bị này có thể hướng dòng chảy sang hố dự trữ, thùng chứa bùn hoặc thiết bị điều chế bùn. Thiết bị này được dùng để khởi động tuần hoàn trong giếng sau khi đã bỏ cụm nắp bít và để đưa dẫn bùn khoan nặng vào trong giếng để khống chế nó) để tách khí khỏi dung dịch khoan. Điều này có nghĩa tạo ra một sự thoát khí an tòan và dung dịch lỏng có thểđược sử dụng quay trở lại để hoạt động hệ thống.

Có hai loại bình tách khí khỏi dung dịch: bình tách chân không và bình tách áp lực.

- Bình tách kiểu chân không là thiết bị tiêu chuẩn trên hầu hết tất cả các giàn khoan và được nhắc tới trong lĩnh vực mỏnhư là một bình tách ‘phá khí’ (gas buster) hoặc là ‘giá rẻ’ (poorboy). Thuận lợi chính của loại bình tách này là vận hành đơn giản mà không yêu cầu van điều chỉnh trên đường xả bùn hoặc khí. Bình tách loại này vận hành dựa trên nguyên tắc trọng lực hoặc áp suất thủy tĩnh.

- Bình tách khí khỏi dung dịch kiểu áp lực được thiết kếđể vận hành với áp suất ngược vừa phải, thường là 50 psi hoặc ít hơn. Bình tách áp lực là thiết bị để khắc phục sự mất áp suất dòng khi một đường thoát có độ dài quá mức đòi hỏi một tháp đốt an toàn và đốt khí nguy hiểm ở một khoảng cách xa khỏi giàn khoan. Bình tách áp lực được xem như là một thiết bị đặc biệt trên giàn và không được cung cấp bởi nhà thầu.

Hình 1.2.9. Bình tách khí khỏi dung dịch

Một phần của tài liệu thiết bị chống phun trào dầu khí lắp đặt tại giếng thc – 08,tiền hải – thái bình (Trang 33 - 34)