CÔNG THƯƠNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở pháp lý và trình tự thủ tục đánh giá, chỉ định cơ quan thử nghiệm, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa, có quan giám định ngành công thương (Trang 34 - 57)

II.1 Hệ thống cơ sở pháp lý của Việt Nam đối với hoạt động đánh giá sự phù hợp

Hiện tại, trong hệ thống cơ sở pháp lý tại Việt Nam về lĩnh vực đánh giá sự phù hợp có 02 Luật quan trọng gồm:

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007; - Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11. Tại Điều 3 Giải thích từ ngữ đã quy định các từ ngữ: đánh giá sự phù hợp, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, công nhận.

Để thực hiện 02 Luật trên, Chính phủ đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật phục vụ công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đánh giá sự phù hợp gồm:

- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

- Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành “Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy”. Tại quyết định này đã quy định hình dạng, kích thước của Dấu hợp quy; quy định nội dung, trình tự và nguyên tắc sử dụng các phương thức đánh giá sự phù hợp với 8 phương thức; các biểu mẫu đơn và quyết định phục vụ đăng ký hoạt động chứng nhận hợp chuẩn và hợp quy;

- Quyết định số 26/2007/QĐ-BKHCN ngày 31 tháng 10 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành “Quy định về tổ chức và hoạt động của Tổ chức công nhận”. Quyết định này đã quy định đối tượng của hoạt động công nhận gồm: các phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ chức giám định và tổ chức chứng nhận sự phù hợp. Quyết định cũng đã quy định về tổ chức công nhận đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của tổ chưc công nhận; hoạt động của tổ chức công nhận như: nguyên tắc hoạt động, điều kiện hoạt động, những tiêu chuẩn sử dụng để đánh giá và công nhận, trách nhiệm của tổ chức công nhận, kinh phí cho hoạt động công nhận…;

- Thông tư số 27/2007/TT-BKHCN ngày 31 tháng 10 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc ký kết và thực hiện các Hiệp định và Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp.

- Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ Khoa học và công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp. Thông tư này hướng dẫn yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động của các tổ chức đánh giá sự phù hợp cung cấp dịch vụ đánh giá sự phù hợp gồm: thử nghiệm giám định, kiểm định, chứng nhận. Thông tư áp dụng đối với tổ chức cung cấp dịch vụ đánh giá sự phù hợp và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến hoạt động đánh giá sự phù hợp.

Lưu ý:

Tại Thông tư này, riêng đối với tổ chức giám định, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động giám định được thực hiện theo quy định tại Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn:

+ Nghị định số 20/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ; + Thông tư số 06/2006/TT-BTM ngày 11 tháng 4 năm 2006 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương)

- Thông tư số 09/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ Khoa học và công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp. Thông tư này hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện việc đánh giá theo Thông tư này hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện việc đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước. Thông tư không áp dụng đối với các hoạt động kiểm định phương tiện đo thuộc danh mục phương tiện đo phải kiểm định theo quy ịinh của pháp luật về đo lường. Thông tư áp dụng đối với:

• Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, liên quan đến hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận đẻ xác định sự phù hợp so với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;

• Tổ chức đánh giá sự phù hợp trong nước và nước ngoài hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận tại Việt Nam;

• Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có sản phẩm, hàng hóa, quá trình, môi trường phải thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng

- Quyết định số 47/2008/QĐ-BTC ngày 03/7/2008 của Bộ Tài chính về việc

quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định kỹ thuật máy

móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp. Quy định cụ thể như sau:

Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện kiểm định kỹ thuật máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp phải nộp các khoản phí tương ứng quy định tại Biểu mức thu phí kiểm định kỹ thuật máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định.

Phí kiểm định kỹ thuật máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp là các khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, được quản lý và sử dụng như sau:

+ Cơ quan thu phí được trích 90% (chín mươi phần trăm) số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho việc quản lý và thu phí theo chế độ quy định.

+ Cơ quan thu phí có trách nhiệm nộp vào ngân sách nhà nước 10% (mười phần trăm) tiền phí thu được theo chương, loại, khoản, mục, tiểu mục tương ứng của mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

Các nội dung khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế độ thu phí, lệ phí không quy định tại Quyết định này được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí, lệ phí.

II.2 Hiện trạng hoạt động đánh giá sự phù hợp của Bộ Công Thương đối với một số sản phẩm, hàng hóa đặc thù của ngành

Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ

quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương

như sau:

Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu khí, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác, lưu thông hàng hoá trong nước; xuất nhập khẩu, quản lý thị trường, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, dịch vụ thương mại, hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế, quản lý cạnh tranh, kiểm

soát độc quyền, áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

Tuy nhiên, trong khuôn khổ đề tài này, nhóm đề tài chỉ đề cập đến những sản phẩm đặc thù của ngành. Cụ thể đó là những sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sau đây gọi tắt là Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) được quy định

tại điểm đ, khoản 2 Điều 32 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP của Chính phủ thuộc

trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

Ngày 17 tháng 5 năm 2010, Bộ Công Thương đã ký Thông tư số 19/2010/TT- BCT ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn và quy định nguyên tắc quản lý chất lượng các sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. Danh mục các hàng hóa đó bao gồm hai nhóm chính:

- Thuốc nổ và phụ kiện nổ:

+ Nguyên liệu Nitrat Amon;

+ Thuốc nổ và các loại phụ kiện nổ nhập khẩu;

+ Phụ kiện nổ các loại. Các loại phụ kiện nổ nhập khẩu. - Máy và thiết bị sử dụng trong hầm lò, có khí cháy, nổ:

+ Cột, giàn chống thủy lực sử dụng trong khai thác hầm lò; + Máy biến áp phòng nổ;

+ Động cơ điện phòng nổ;

+ Thiết bị phân phối, đóng cắt phòng nổ; + Thiết bị điều khiển phòng nổ;

+ Máy phát điện phòng nổ; + Rơ le dòng điện dò;

+ Cáp điện phòng nổ; + Đèn chiếu sáng phòng nổ; + Máy đào lò;

+ Máy nổ mìn điện;

+ Máy kiểm tra điện trở kíp điện; + Máy kiểm tra mạng nổ mìn điện.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đề tài cũng đề cập một số nét sơ lược hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với các sản phẩm hóa chất, sản phẩm dệt may có chứa hàm lượng formaldehyt, các amin thơm có thể giải phóng ra từ thuốc nhuộm azo trong các điều kiện khử

II.2.1 Hoạt động đánh giá sự phù hợp của Bộ Công Thương đối với sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp

a. Sơ lược hiện trạng ngành công nghiệp vật liệu nổ công nghiệp

Cả nước ta hiện có 35 dây chuyền sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, trong đó: - Thuốc nổ: 24 dây chuyền, công suất thiết kế 550 tấn mồi nổ/năm;

- Mồi nổ: 3 dây chuyền, công suất thiết kế 89.500. 000 kíp/năm; - Dây nổ: 5 dây chuyền, công suất thiết kế 13.000.000 m/năm.

- Dây cháy chậm: 1 dây chuyền, công suất thiết kế 12.000.000 n/năm Về kết cấu sản phẩm gồm có:

- Thuốc nổ: có 9 dòng sản phẩm khác nhau, phục vụ cho mục đích khai thác khác nhai: chịu nước, không chịu nước, thuốc nổ cho hầm lò có khí/không có khí mêtan và bụi nổ, thuốc nổ phá đá…;

- Mồi nổ: 3 loại có tính năng giống nhau;

- Kíp nổ: 5 dòng sản phẩm dùng cho mỏ lộ thiên, hầm lò, vi sai điện/phi điện, kíp đốt, kíp điện…:

- Dây nổ: 2 dây chuyền nổ chịu nước 5 g/m và 12 g/m; - Dây cháy chậm: sử dụng với kíp đốt;

Với năng lực sản xuất hiện có của các dây chuyền và chủng loại vật liệu nổ công nghiệp đã sản xuất được, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong nước trừ một số thuốc nổ mạnh như TNT, TEN, HEXOGEN… hiện trong nước chưa sản xuất được, cần phải nhập khẩu. Tuy nhiên:

- Về trình độ công nghệ đạt cấp trung bình so với các nước trong khu vực. - 80% thiết bị và dây chuyền có xuất xứ từ Trung Quốc, đã sử dụng trung bình 10 năm và đang ở giai đoạn hết khấu hao, cần được nâng cấp hoặc thay thế.

- Riêng đối với nhóm vật liệu nổ công nghiệp phục vụ cho ngành dầu khí, trong nước chỉ có Viện Thuốc phóng thuốc nổ sản xuất được 1 chủng loại Đạn bắn vỉa, còn lại vẫn phải nhập khẩu hoàn toàn (khoảng 5 triệu USD/năm).

Về nguồn gốc vật liệu: Hiện tại, Việt Nam đang phải nhập khẩu 90% nguyên vật liệu (trừ một số nguyên liệu cho sản xuất phụ kiện nổ do Z121 sản xuất). Nguồn nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc nên phụ thuộc rất lớn khi có biến động về giá và thuế. Đối với nguyên liệu Nitrat amoon hàm lượng cao, trong nước có 2 Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất, gồm có:

- Dự án tại Nhà máy Z195 - Tổng cục công nghiệp quốc phòng: công suất 20.000 tấn/năm đã được nghiệm thu, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất nhưng chưa chạy đạt công suất và có sản phẩm ra thị trường do giá thành cao hơn so với nguyên liệu Nitrat amoon nhập khẩu;

- Dự án tại Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam:công suất 200.000 tấn/năm. Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai tại Bà Rịa - Vũng

Tàu, Bộ Công Thương đã hoàn thiện Góp ý Thiết kế cơ sở, đang thẩm định và làm các thủ tục tiếp theo. Nếu dự án được triển khai nhanh, cũng phải đến năm 2013 mới có sản phẩm.

Kết quả thực hiện sản xuất và tiêu thụ năm 2010 cụ thể như sau:

- Tổng số thuốc nổ đạt 120.752 tấn, trong đó VIMICCO đạt 54.000 tấn, các doanh nghiệp thuộc Tổng cục quốc phòng đạt 66.587 tấn, nhập khẩu: 165 tấn (0,14%).

- Tổng số phụ kiện nổ:

+ Kíp nổ: 57,387 triệu kíp, nhập khẩu 1,735 triệu kíp (3,02%, trong đó 1,5 triệu kíp vi sai an toàn nhập cho dự trữ quốc gia);

+ Dây nổ: 23,436 triệu mét, nhập khẩu 076.000 mét (4,2%, trong đó có 740.000 m nhập cho dự trữ quốc gia).

+ Mồi nổ: 405 tấn.

b. Quản lý nhà nước của Bộ Công Thương đối với mặt hàng vật liệu nổ công nghiệp

Bộ Công Thương được Chính phủ phân công quản lý trực tiếp mặt hàng vật liệu nổ công nghiệp. Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Công Thương đối với hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp:

+ Theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra, tổng hợp tình hình phát triển công nghiệp hoá chất;

+ Công bố danh mục các loại vật liệu nổ công nghiệp cấm, hạn chế sử dụng; kiểm tra việc thực hiện các quy định về sản xuất, nhập khẩu, cung ứng, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

- Thông tư số 06/2008/TT-BCT ngày 19 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công thương hướng dẫn việc quản lý chất lượng VLNCN và các quy định của TCVN 6174-1997, QCVN 02:2008/BCT. Thông tư quy định về công bố, chứng nhận sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp phù hợp quy chuẩn; yêu cầu đảm bảo chất lượng sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp; kiểm tra, giám sát đối với chất lượng vật liệu nổ công nghiệp nhập khẩu, sản xuất trong nước.

- Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 23 tháng 4 năm 2011 của Bộ Công Thương quy định về điều kiện người liên quan trực tiếp đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, Giấy phép kinh doanh, Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, dịch vụ nổ mìn.

Công tác quản lý chất lượng đối với vật liệu nổ công nghiệp được quy định khá chi tiết tại Thông tư này, từ Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất VLNCN, tiền chất thuốc nổ đến quản lý về hoạt động kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu VLNCN, tiền chất thuốc nổ, trách nhiệm của các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương, các Sở Công Thương trong quản lý các mặt hàng này.

Trong Thông tư, Điều 16 Trách nhiệm của các Vụ, Cục chức năng thuộc Bộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở pháp lý và trình tự thủ tục đánh giá, chỉ định cơ quan thử nghiệm, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa, có quan giám định ngành công thương (Trang 34 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)