THÙ CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở pháp lý và trình tự thủ tục đánh giá, chỉ định cơ quan thử nghiệm, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa, có quan giám định ngành công thương (Trang 57 - 60)

Để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với các sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 của Bộ Công Thương trong thời gian tới, nhóm đề tài có một số đề xuất về giải pháp mang tính định hướng sau:

III.1 Quy hoạch mạng lưới đánh giá sự phù hợp ngành Công Thương đáp ứng tình hình mới

III.1.1 Mục tiêu giai đoạn 2011 - 2015

Quy hoạch mạng lưới đánh giá sự phù hợp gồm các hệ thống chứng nhận, kiểm định, giám định đáp ứng các nhu cầu đánh giá sự phù hợp các sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 phù hợp quy chuẩn Việt Nam; nhu cầu đánh giá các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của nền kinh tế phù hợp TCVN, QCVN.

Hình thành mạng lưới đánh giá sự phù hợp có đủ năng lực và số lượng để thực hiện đánh giá phù hợp quy chuẩn Việt Nam đối với các sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ, ngành; thực hiện đánh giá phù hợp TCVN, QCVN đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu chủ lực của nền kinh tế; đạt chuẩn mực quốc tế, được thừa nhận trong khu vực ASEAN.

Thực hiện các Thỏa thuận Thừa nhận lẫn nhau - MRAs về kết quả đánh giá sự phù hợp đã được ký kết. Triển khai ký kết MRAs với các quốc gia, các vùng lãnh thổ khác, ưu tiên trong lĩnh vực sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu có kim ngạch cao, đẩy mạnh thuận lợi hóa thương mại.

Đào tạo được đội ngũ chuyên gia làm nòng cốt cho hoạt động tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đánh giá sự phù hợp trong nước và tham gia có hiệu quả trong hoạt động tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp ở cấp độ quốc tế.

III.1.2 Mục tiêu giai đoạn 2016-2020

Các tổ chức đánh giá sự phù hợp trong Mạng lưới đạt chuẩn mực quốc tế, được thừa nhận trong khu vực ASEAN, APEC và các khu vực kinh tế khác.

Thực hiện các MRAs về kết quả đánh giá sự phù hợp đã được ký kết. Triển khai ký kết mới MRAs với các quốc gia và vùng lãnh thổ; ưu tiên đối với hàng hóa nhập khẩu chủ yếu của nền kinh tế mà nước ta chưa có điều kiện đánh giá sự phù hợp.

Đưa nội dung chương trình đào tạo về tiêu chuẩn hóa và đánh giá sự phù hợp vào trong chương trình đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng dạy nghề và quản lý, nghiệp vụ về khoa học và công nghệ.

III.2 Tăng cường công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về đánh giá sự phù hợp của ngành Công Thương

Qua nghiên cứu ở Chương II về hiện trạng hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với những sản phẩm, hàng hóa đăc thù ngành Công Thương, có thể thấy hệ thống cơ sở pháp lý (hệ thống văn bản quy phạm pháp luật) về đánh giá sự phù hợp là khá phong phú, đặc biệt là 02 Thông tư:

- Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ Khoa học và công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp;

- Thông tư số 09/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ Khoa học và công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp.

Tuy nhiên, hiện nay, Bộ Công Thương cần khẩn trương ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chi tiết hơn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với những sản phẩm, hàng hóa đặc thù.

Bộ Công Thương cần sớm tiến hành chỉ định các tổ chức đánh giá sự phù hợp của ngành như: các phòng thử nghiệm, kiểm định, giám định theo đúng quy định của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa. Tích cực xây dựng các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho cac sản phẩm, hàng hóa nhóm 2, hài hòa với quy hoạch chung về đánh giá sự phù hợp.

III.3 Tăng cường đầu tư trang thiết bị, đầu tư kinh phí cho các tổ chức đánh giá sự phù hợp ngành Công Thương

Bộ Công Thương cần bố trí kinh phí đầu tư các trang thiết bị hiện đại, tiên tiến cho các phòng thử nghiệm, các tô chức giám định, kiểm định đối với các mặt hàng cần có sự kiểm soát quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Các sản phẩm, hàng hóa này không chỉ bao gồm các sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc phàm vi quản lý của ngành mà cả những mặt hàng có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn, ảnh hưởng lớn tới cán cân thương mại của Việt Nam.

Kết luận Chương III:

Trên cơ sở những nghiên cứu tại Chương II, ở Chương III, nhóm đề tài đề xuát một số giải pháp lớn, mang tính định hướng để năng cao hiệu quả hoạt động

đánh giá sự phù hợp của ngành. Những vấn đề này rất cần những nghiên cứu tiếp

theo để đưa những giải pháp đó vào cuộc sống, phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa đặc thù của ngành.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở pháp lý và trình tự thủ tục đánh giá, chỉ định cơ quan thử nghiệm, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa, có quan giám định ngành công thương (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)