Hiện tại, Văn phòng Công nhận Chất lượng (BOA) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chính thực hiện hoạt động đánh giá sự phù hợp tại Việt Nam. Ngoài ra, ở các Bộ, ngành cũng có những tổ chức đánh giá sự phù hợp.
Văn phòng Công nhận Chất lượng (BOA) được thành lập năm 1995 thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (STAMEQ). Sau đó theo Quyết định 1101/QĐ-Ttg ngày 23 tháng 07 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Văn phòng thực hiện các hoạt động Công nhận cho Phòng thí nghiệm, Tổ chức Chứng nhận, Tổ chức Giám định.
Văn phòng tham gia hoạt động tại các Tổ chức Công nhận quốc tế và khu vực như Tổ chức Công nhận các Phòng thí nghiệm Châu Á-Thái Bình Dương (APLAC), Tổ chức Công nhận các Phòng thí nghiệm quốc tế (ILAC) và Tổ chức hợp tác Công nhận khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (PAC), IAF.
Văn phòng là thành viên ký thỏa ước thừa nhận lẫn nhau MRA của APLAC và ILAC cho chương trình Công nhận Phòng thí nghiệm và Tổ chức Giám định. Thành viên MRA của PAC cho chương trình công nhận tổ chức chứng nhận.
Cho đến nay, Văn phòng đã công nhận hơn 400 Phòng thí nghiệm, Tổ chức
Giám định và Tổ chức Chứng Nhận. Các lĩnh vực công nhận bao gồm:
* Phòng thử nghiệm:
Đây Là một trong các hệ thống Công nhận của Văn phòng Công nhận Chất lượng. Tổ chức và hoạt động phù hợp với ISO/IEC 17011:2004. Chuẩn mực đánh giá là ISO/IEC 17025:2005. Văn phòng là thành viên đầy đủ và ký thỏa ước thừa nhận lẫn nhau MRA với Tổ chức Hợp tác Công nhận Phòng thí nghiệm Châu Á- Thái Bình Dương (APLAC) và Tổ chức Hợp tác Công nhận Phòng thí nghiệm quốc tế (ILAC).
Quy trình công nhận:
• PTN download bộ hồ sơ trên trang web của Văn phòng Công nhận Chất lượng và hoàn thiện nội dung.
• Sau khi nhận được bộ hồ sơ gồm Đơn xin công nhận, Phiếu hỏi và các phụ lục đi kèm. Bộ phận bán hàng sẽ liên lạc với PTN thỏa thuận về thời gian và phương thức tiến hành đánh giá ban đầu. • Đoàn đánh giá bao gồm 1 chuyên gia Chất lượng và Chuyên gia Kỹ thuật (số lượng chuyên gia kỹ thuật tùy thuộc vào lĩnh vực của PTN). Chuyên gia kỹ thuật là những người có kinh nghiệm, am hiểu về các phép thử xin công nhận của PTN.
• Văn phòng Công nhận chất lượng chỉ Công nhận khi PTN đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của chuẩn mực ISO/IEC 17025.
• Sau khi quá trình đánh giá hoàn tất. PTN thỏa mãn các yêu cầu của chuẩn mực ISO/IEC 17025 thì Văn phòng Công nhận Chất lượng sẽ trao chứng chỉ Công nhận cho PTN.
* Tổ chức giám định
Văn phòng lấy tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17020:1998 (TCVN ISO/IEC 17020:2001) “Chuẩn mực chung cho các hoạt động của tổ chức tiến hành Giám định” là công cụ để xây dựng hệ thống quản lý chất lượng nhằm tạo sự tin tưởng vào năng lực kỹ thuật và năng lực quản lý của các tổ chức thực hiện việc giám định. Hoạt
động công nhận Tổ chức giám định (TCGĐ) hiện đang thu hút mối quan tâm của
nhiều tổ chức công nhận Quốc tế và khu vực. ILAC và APLAC đang nỗ lực cho việc nghiên cứu, đã ký kết thoả thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) trên phạm vi toàn cầu đối với các hoạt động công nhận này. Từ năm 2002, chương trình công nhận TCGĐ (VIAS) đã được Văn phòng Công nhận chất lượng, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng triển khai dựa theo chuẩn mực ISO / IEC 17020:1998 (TCVN ISO / IEC 17020:2001).
Quy trình công nhận:
• Tổ chức giám định download bộ hồ sơ trên trang web của Văn phòng Công nhận Chất lượng và hoàn thiện nội dung.
• Sau khi nhận được bộ hồ sơ gồm Đơn xin công nhận, Phiếu hỏi và các phụ lục đi kèm. Bộ phận bán hàng sẽ liên lạc với Tổ chức giám định thỏa thuận về thời gian và phương thức tiến hành đánh giá ban đầu.
• Đoàn đánh giá bao gồm chuyên gia Chất lượng và Chuyên gia Kỹ thuật (số lượng chuyên gia kỹ thuật tùy thuộc vào lĩnh vực của TCGĐ). Chuyên gia kỹ thuật là những người có kinh nghiệm, am hiểu về các họat động của tổ chức giám định.
• Văn phòng Công nhận chất lượng chỉ Công nhận khi Tổ chức giám
định đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của chuẩn mực ISO/IEC
17020.
• Sau khi quá trình đánh giá hoàn tất. Tổ chức giám định thỏa mãn các yêu cầu của chuẩn mực ISO/IEC 17020 thì Văn phòng Công nhận Chất lượng sẽ trao chứng chỉ Công nhận cho TCGĐ.
* Tổ chức chứng nhận
Hệ thống công nhận tổ chức chứng nhận (VICAS): Hệ thống công nhận tổ chức chứng nhận được xây dựng dựa trên cơ sở các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC 17011:2004: Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu chung cho các cơ quan công nhận công nhận các tổ chức đánh giá sự phù hợp. Năm 2007 BoA đã là thành viên kí thỏa ước thừa nhận đa phương (MRA) của tổ chức Công nhận châu Á (PAC) trong lĩnh vực Công nhận các tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý (QMS).
VICAS công nhận cho tất cả các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng nhận trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực hoạt động:
• Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng. • Chứng nhận hệ thống quản lý môi trường. • Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm. • Chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn.
• Chứng nhận các hệ thống quản lý khác theo yêu cầu
Chuẩn mực công nhận:
• ISO/IEC Guide 62:1996: Yêu cầu chung cho tổ chức tiến hành đánh giá và chứng nhận hệ thống chất lượng. (Có hiệu lực đến 15 tháng 9 năm 2008);
• ISO/IEC Guide 65:1996: Yêu cầu chung cho tổ chức chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn;
• ISO/IEC Guide 66:1999: Yêu cầu chung cho tổ chức tiến hành đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý môi trường. (Có hiệu lực đến 15 tháng 9 năm 2008);
• ISO/IEC 17021:2006: Đánh giá sự phù hợp – Yêu cầu cho tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý;
• ISO/TS 22003:2007: Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các cơ quan tiến hành đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm;
• Các hướng dẫn có liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF): - IAF GD2:2005: Hướng dẫn áp dụng ISO/IEC Guide 62, ban hành lần 4; - IAF GD5:2006: Hướng dẫn áp dụng ISO/IEC Guide 65, ban hành lần 2; - IAF GD6: 2006: Hướng dẫn áp dụng ISO/IEC Guide 66, issue 4;
Quy trình công nhận:
• Tổ chức chứng nhận download bộ hồ sơ trên trang web của Văn phòng Công nhận Chất lượng và hoàn thiện nội dung.
• Sau khi nhận được bộ hồ sơ gồm Đơn xin công nhận, Phiếu hỏi và các phụ lục đi kèm. Bộ phận bán hàng sẽ liên lạc với Tổ chức chứng nhận thỏa thuận về thời gian và phương thức tiến hành đánh giá ban đầu.
• Đoàn đánh giá bao gồm chuyên gia Chất lượng và Chuyên gia Kỹ thuật (số lượng chuyên gia kỹ thuật tùy thuộc vào lĩnh vực của TCCN). Chuyên gia kỹ thuật là những người có kinh nghiệm, am hiểu về các phép thử xin công nhận của Tổ chức chứng nhận.
• Văn phòng Công nhận chất lượng chỉ Công nhận khi Tổ chức chứng nhận đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của chuẩn mực liên quan.
• Sau khi quá trình đánh giá hoàn tất. Tổ chức chứng nhận thỏa mãn các yêu cầu của chuẩn mực Công nhận thì Văn phòng Công nhận Chất lượng sẽ trao chứng chỉ Công nhận cho Tổ chức chứng nhận.
Ngoài Văn phòng Công nhận Chất lượng, các Bộ ngành đều hình thành mạng lưới các tổ chức đánh giá sự phù hợp đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của mình. Đó có thể là hệ thống các phòng thử nghiệm (PTN), các tổ chức kiểm định và giám định được chỉ định để phục vụ yêu cầu quản lý của ngành đối với các sản phẩm, hàng hóa.
Kết luận chương I:
Chương này đã hệ thống lại những khái niệm, định nghĩa và cách hiểu thống nhất hiện nay về đánh giá sự phù hợp trên thế giới, trong khu vực, cũng như tại Việt Nam. Chương này cũng đã sơ lược đề cập đến những hoạt động chính của Văn
nhất về mạng lưới tổ chức đánh giá sự phù hợp tại Việt Nam. Những nghiên cứu tại Chương này là cơ sở nền tảng cho những nghiên cứu ở Chương tiếp theo.
CHƯƠNG II