Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp được đề xuất

Một phần của tài liệu luân án tiến sĩ quản lý giáo dục cơ sở khoa học về quản lý trường đại học thuộc bộ công thương theo hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội (Trang 139 - 140)

10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

3.3.1.Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp được đề xuất

Để xác định mức độ cần thiết và tính khả thi của 9 giải pháp đã đề xuất, trên cơ sở xin ý kiến của cán bộ lãnh đạo, quản lý tại 4 trường đại học mà Luận án đã thực hiện thông qua phiếu hỏi, với tổng số 220 phiếu hỏi, mỗi trường 55 phiếu. Đối tượng được hỏi là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên các nhà trường. Với kết quả khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp về quản lý trường đại học thuộc Bộ Công Thương theo hướng tự chủ và TNXH cho thấy: Các giải pháp mà Luận án lựa chọn rất phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của các trường đại học thuộc Bộ Công Thương, đặc biệt là đối với các trường mới thành lập trên cơ sở nâng cấp từ trường cao đẳng. Kết quả phiếu hỏi được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi

TT Nội dung giải pháp

Tính cần thiết Tính khả thi Điểm TB Xếp bậc Điểm TB Xếp bậc 1 Nâng cao nhận thức về thực hiện tự chủ

và TNXH trong quản lý của nhà trường. 2,95 1 2,90 1 2

Nâng cao năng lực quản lý của lãnh đạo nhà trường, cán bộ quản lý các khoa, phòng, trung tâm.

2,75 3 2,77 3

3

Thành lập Hội đồng trường; củng cố và hoàn thiện bộ máy quản lý, quy trình quản lý của nhà trường.

2,72 4 2,75 4

4 Phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng

bên trong nhà trường. 2,69 7 2,67 6

5 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông

tin trong quản lý và thực hiện công khai. 2,65 8 2,58 8

6

Thực hiện công khai minh bạch các hoạt động quản lý, chất lượng đào tạo, tài chính tới khách hàng và các bên liên đới.

2,70 5 2,70 5

7

Đa dạng hóa nguồn thu trên cơ sở phát huy sự năng động sáng tạo của các đơn vị và cá nhân trong trường.

2,88 2 2,87 2

8 Xây dựng văn hóa tự chủ và TNXH

trong mỗi nhà trường. 6 7

9 Tạo lập mạng lưới liên kết giữa các

trường đại học thuộc Bộ Công Thương. 2,51 9 2,45 9

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài Luận án năm 2014

Kết quả khảo sát trên bảng thống kê cho thấy rằng: Giải pháp 1, 7, 2 là những giải pháp được đánh giá là rất cần thiết và có tính khả thi cao và được xếp bậc 1, 2, 3 thông qua tính điểm trung bình. Còn các giải pháp 3, 4, 5, 6, 8, 9 cũng được đánh giá là có tính cần thiết và tính khả thi ở mức độ khác nhau, nhưng nhìn chung là khá cao. Theo kết quả khảo sát trên, khả năng vận dụng các giải pháp vào thực tiễn quản lý tại các trường đại học là khá tốt.

Một phần của tài liệu luân án tiến sĩ quản lý giáo dục cơ sở khoa học về quản lý trường đại học thuộc bộ công thương theo hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội (Trang 139 - 140)