- Nhu cầu vốn trong sản xuất tôm là rất lớn, phải tìm kiếm mọi khả năng huy động vốn và quản lý vốn có hiệu quả nhất. Nguồn vốn từ trong nước chủ yếu dụa vào ngân sách nhà nước, vốn tích luỹ từ các cơ sở sản xuất kinh doanh, vốn vay tín dụng trung và dài hạn...ngoài ra còn có nguồn vốn hỗ trợ từ nước ngoài. Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất tôm xuất khẩu luôn tim kiến nguồn viện trợ từ nước ngoài thông qua các dự án, thông qua các công ty liên doanh nước ngoài hoặc các gia đình có người nhà gủi tiền về đầu tư. Với nguồn vốn đó các doanh nghiêp đưa được những ứng dụng khoa hoc công nghệ hiện đại vào trong sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng tốt cho phát triển nuôi trồng tôm xuất khẩu. Các nguồn vốn như: vốn tín dụng thương mại, vốn tự có...
- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 09, Quyết định 224, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 103/2000/QĐ-TTg về một số chính sách phát tiển giống
thủy sản, số 112/2004/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển giống thủy sản đến năm 2010 và các chính sách khác về khuyến khích phát triển NTTS nói chung, nôi tôm nói riêng.
- Căn cứu điều kiện cụ thể và vai trò, vị trí của nghề nuôi tôm ở địa phương để ban hành cơ chế, chính sách sử dụng đất (bao gồm cả mặt nước, mặt biển), chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp với đặc thù địa phương, khuyến khích, hỗ trợ tổ chức, cá nhân tham gia phát triển nuôi tôm - trồng lúa bền vững và nuôi tôm theo quy hoạch.
Quản lý môi trường vùng nuôi và tổ chức sản xuất
-Bảo vệ rừng ngập mặn, tổ chức trồng rừng phân tán theo bờ kênh cấp và thoát nước ở các vùng nuôi để chống lở bờ và giảm thiểu ô nhiễm nước thải từ vùng nuôi. Cần xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường ngoài khu vực nuôi. Cân nhắc và xác định mức độ dùng nước ngầm để nuôi tôm
- Xây dựng và hoàn thiện, tổ chức lại sản xuất, nhân rộng mô hình tổ chức hợp tác theo phương thức kinh tế hợp tác, tổ và hợp tác xã, doanh nghiệp nuôi tôm.
- Tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất, đặc biệt là về lịch mùa vụ và nuôi rải vụ. Cần có sự phối hợp, hỗ trợ của các ban, ngành chức năng và của các hội, đoàn thể thông qua các chương trình liên tịch, trong đó có vấn đề kiểm soát chất lượng con giống.
- Cần xây dựng Quỹ dân lập Hỗ trợ rủi ro trong NTTS của vùng nuôi để hỗ trợ cho việc xử lý các ao, đầm nuôi có tôm bị bệnh theo công văn số 746/TS- NtTS ngày 19/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc tăng cường quản lý, chỉ đạo nuôi tôm năm 2004. Tuỳ theo điều kiện của mình, các địa phương có chính sách hỗ trợ ban đầu phù hợp để thúc đẩy việc thành lập quỹ này trong các cộng đồng NTTS.
- Tăng cường hợp tác quốc tế một cách toàn diện trong nghề nuôi tôm, nhất là trong lĩnh vực sản xuất giống chất lượng cao và phòng ngừa dịch bệnh.
- Các nhà máy chế biến cần đa dạng hoá sản phẩm từ tôm nuôi và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Về quy hoạch
- Căn cứ tình hình phát triển nuôi tôm nước lợ thời gian qua, cơ sở hạn tầng hiện có, nhất là hệ thống thuỷ lợi, tình hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất… để chỉ đạo thực hiện và điều chỉnh quy hoạch (hàng năm cần rà soát, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch).
- Sớm hình thành và triển khai các dự án xây dựng các vùng chuyên canh nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh, các dự án chuyển đổi diện tích sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi tôm.
KẾT LUẬN
Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO một sân chơi lớn hơn mang tầm cỡ quốc tế đã mở ra đối với chúng ta. Nhưng để tham gia vào sân chơi đó và có thể đứng vững thì cần phải có sự chuẩn bị kĩ và sự nỗ lực của các doanh nghiệp Việt Nam. Và đây cũng là cơ hôi lớn cho ngành xuất khẩu nói chung đặc biệt la mặt hàng tôm xuất khẩu của Việt Nam nói chung. Qua phân tích thực tiễn cho thấy, để năm bắt được thời cơ ấy và phát huy một cách có hiệu quả đòi hỏi ngành tôm nước ta phải có sự điều chỉnh phù hợp nhằm tự hoàn thiện và tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ đó mới tạo sức cạnh tranh trên thị trường thế giới trên cơ sở tiềm lực sẵn có của quốc gia. Để làm được điều nây Nhà nước cần có chính sách, chiến lược phát triển mặt hàng tôm một cách bền vững và hiệu quả.
Tài liệu tham khảo
- Giáo trình Kinh tế thương mại – chủ biên GS. TS. Hoàng Đức Thân - Giáo trình Thương mại Quốc tế - chủ biên PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn và TS Trần Hòe
- Báo Công thương – ngày 17/08/2010
- Bộ Thuỷ sản, Báo cáo tổng kết các năm 2000, 2001, 2002, 2003. Bộ Thuỷ sản, Hà Nội.
- Thương mại Thủy sản, số 4/2005. Trang 34.
- Phát triển nuôi tôm bền vững - Hiện trạng, cơ hội và thách thức đối với Việt Nam (Số 2.2005)
- Trang báo điện tử : www.vietbao.vn ; www.cafef.vn ; www.Vasep.com - 02/02/2010 ; www.agro.gov.vn