Tình hình xuất khẩu tôm theo các thị trường chủ lực của Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng tôm của Việt Nam (Trang 25 - 37)

Một năm nhìn lại xuất khẩu tôm Việt Nam sang các thị trường trên thế giới cũng có nhiều biến động. Mặc dù Nhật, Mỹ và EU vẫn là ba thị trường chính nhưng so với năm 2008 thì năm 2009 thị phần xuất khẩu tôm sang các thị trường này có thay đổi đáng kể. Đây là một số thị trường xuất khẩu chủ lực mặt hàng tôm của Việt Nam :

Biểu đồ mức tăng giảm thị phần các thị trường chủ lực trong xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2008 - 2009

Bảng số liệu sản lượng và giá trị xuất khẩu tôm sang các thị trường chủ lực năm 2008-2009

Xuất khẩu theo thị trường chủ lực Năm 2008 Năm 2009 Khối lượng (tấn) Giá trị ( 1000 USD) Khối lượng (tấn) Giá trị ( 1000 USD) Thị trường Mỹ 49.156 >467.000 41.586 > 395.000

Thị trường EU 32.411 234.173 41.000 281.000 Thị trường Nhật Bản 57.000 493.000 55.119 492.507 Thị trường Trung Quốc 7330 56000 8233 76000 Thị trường Oxtraylia 7.326 66.790 >8000 72.000 Thị trường Hàn Quốc 12.143 85000 16.429 107.000 ( nguồn Bộ thủy sản) 2.2.1 Thị trường Mỹ

Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu tôm sang Mỹ 41.586 tấn đạt trên 395 triệu USD, đứng thứ tư trong số các nhà cung cấp tôm cho thị trường này , giảm 15,4% so với năm 2008, dẫn tới thị phần xuất khẩu sang thị trường này giảm từ 28,7% năm 2008 xuống còn 23,6%. Mỹ là nước khởi nguồn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ cuối năm 2008 nhưng nhập khẩu tôm Việt Nam vào Mỹ chỉ thật sự giảm sâu kể từ tháng 8/2009. Mức giảm liên tục duy trì ở 2 con số và kéo dài cho đến hết tháng 12. Ngoài yếu tố khan hiếm nguyên liệu trong nước, cũng có thể nói ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính dẫn tới suy thoái kinh tế khiến Mỹ gia tăng nhập khẩu tôm chân trắng từ Thái Lan do lợi thế về giá và kích cỡ phù hợp.

2.2.2 Thị trường EU

Là thị trường duy nhất trong ba thị trường chính tăng trưởng khả quan trong năm 2009. Trong năm 2009 , Việt Nam xuất 41 nghìn tấn tôm sang EU, thu về 281 triệu USD. So với năm 2008, lượng xuất khẩu tăng 26,5% và giá trị tăng hơn 20% kéo theo thị phần xuất khẩu tăng từ 14,4% lên 16,8% năm 2009. Cũng chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng không quá “trầm trọng” nên xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU chỉ sụt giảm trong 5 tháng đầu năm sau đó duy trì sức tăng trưởng mạnh trong suốt 7 tháng cuối năm. Mặc dù

giá xuất khẩu tôm sang thị trường EU không cao như giá xuất sang Nhật và Mỹ nhưng không thể phủ nhận EU là thị trường rất vững vàng bởi đây là khối kinh tế vững chắc với đồng tiền euro mạnh và ổn định. Theo báo cáo mới nhất của Bộ NN&PTNT thì trong 6 tháng đầu năm 2010 Liên minh châu Âu (EU) vẫn là thị trường xuất khẩu thủy sản chiến lược của Việt Nam với 27 nước, tiêu thụ khoảng 26% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta. Trong top 10 thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam có 4 quốc gia thuộc khối EU là Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan và Italia.

2.2.3 Thị trường Nhật Bản

Vẫn duy trì vị trí thị trường nhập khẩu tôm số 1 của Việt Nam với khối lượng nhập gần 57 nghìn tấn, kim ngạch đạt trên 493 triệu USD, nhưng năm 2009 lại là một năm “khá buồn” đối với nhiều nhà xuất khẩu tôm sang Nhật. Sau quý I, xuất khẩu tôm sang thị trường này liên tục sụt giảm cho đến hết tháng 11 dẫn tới xuất khẩu cả năm giảm 3,3% về lượng và 1% về giá trị. Thị phần xuất khẩu giảm từ 30,7% xuống còn 29,5% năm 2009. Kinh tế suy thoái mạnh, tiêu dùng trong nước giảm là nguyên nhân chính dẫn tới thị trường này giảm nhập khẩu tôm từ hầu hết các nhà cung cấp truyền thống như Việt Nam, Ấn Độ..

2.2.4 Thị trường Trung Quốc

Năm 2008, Trung Quốc chỉ chiếm 3% thị phần xuất khẩu tôm Việt Nam thì sang đến năm 2009, Trung Quốc nhanh chóng gia tăng thị phần lên 5,7%. Có thể nói Trung Quốc là thị trường đáng chú ý nhất trong năm vừa qua bởi xuất khẩu tôm sang thị trường này chưa một lần tăng trưởng dưới 2 con số. Có tháng xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng trưởng tới 3 con số như tháng 2 (+ 294% về KL và +270% về GT). Không quá khắt khe về chất lượng cộng với nhu cầu lớn về tôm cỡ trung và nhỏ để sản xuất hàng chế biến giá trị gia tăng chính là ưu thế của thị trường này. Trung Quốc đã trở thành thị trường “thay thế” hợp lý nhất cho năm 2009.

2.2.5 Thị trường Ôxtrâylia

Không phải là một thị trường nổi bật nhưng cũng không thể không nhắc đến thị trường này trong bức tranh tổng thể xuất khẩu tôm trong năm 2009. Mặc dù, nước này vẫn đang áp dụng các biện pháp kiểm tra nghiêm ngặt đối với tôm nguyên liệu nhập khẩu nhưng trong bối cảnh Nhật giảm nhập khẩu thì Ôxtrâylia lại là điểm đến khác rất tiềm năng. Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu trên 8 nghìn tấn tôm sang Ôxtrâylia, thu về gần 72 triệu USD, tăng 9,2% về KL và 1,8% về GT. Một số doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang Ôxtrâylia thừa nhận rằng giá xuất sang thị trường này khá cao và ổn định. Nếu đáp ứng được yêu cầu về chất lượng thì đây là một thị trường không thể bỏ qua

2.2.6 Thị trường Hàn Quốc

Xuất khẩu tôm sang thị trường này năm 2009 cũng rất đáng ghi nhận. Khối luợng xuất khẩu tăng 35,3% (đạt 16.429 tấn), giá trị tăng 26,2% (đạt 107 triệu USD). Thị phần xuất khẩu sang nước này đã tăng từ 5,2% năm 2008 lên 6,4% năm 2009. Hàn Quốc vốn được coi là thị trường không quá khó tính về chất lượng sản phẩm nhưng họ cũng sẵn sàng áp dụng các biện pháp kiểm tra nghiêm ngặt nếu vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chương III. Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng tôm của Việt Nam

3.

3.1 Các giải pháp thị trường

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường. Mặc dù là một trong những quốc gia có tiềm năng về hoạt động xuất khẩu tôm nhưng tôm Việt Nam chỉ chiếm một thị phần khiêm tốn trên thị trường thế giới. Để có thể nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới thì nghiên cứu thị trường là yêu cầu bắt buộc vì đay là khâu nghiên cứu khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường. Thông qua nghiên cứu thị trường, các doanh nghiệp mới nắm bắt được những thông tin về tổng cung và tổng cầu, giá cả, chính sách xuất nhạp khẩu của thị trường...Từ đó các doanh nghiệp có kế hoạch cho sản phẩm của mình. Công tác này cũng gắn liền với việc nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh xem xét những đối thủ nào , sản phẩm nào giá cả ra sao?có đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng hay không? khi nghiên cứu thị trường các nước đang xuất khẩu cũng cần biết những đặc điểm và quy định của thị trường đó và cách thức tiếp xúc thương mại vào thị trường này.

Song song với việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh , nghiên cứu thị trường các nước xuất khẩu còn phải nghiên cứu nhu cầu và yêu cầu của khách hàng trên thị trường này như nghiên cứu và phân tích khách hàng về các mặt: Sở thích, thu nhập, lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, taap quán thói quen...tại thị trường xuất khẩu. Qua việc nghiên cứu khách hàng, Các doanh nghiệp có thể đưa ra sản phẩm phù hợp với từng nhóm khách hàng góp phần nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thị trường này.

Vấn đề thu thập thông tin là rất cần thiết cho các doang nghiệp xuất khẩu trong quá trình hoạt đông kinh doanh, vì vậy việc xây dựng văn phồng đại diện tại thị trường xuất khẩu được coi là trọng điểm. Đến nay đã có các văn phòng giao dịch tại các nước xuất khẩu. Đây là cơ sở quan trọng cho các doanh nghiệp

không nhưng trong công tác nghiên cứu thị trường mà còn phục vụ cho các hoat động khác như:marketting, hoat động sau bán hàng...

Qua đây, ta có thể thấy được tầm quan trọng của công tác nghiên cứu thị trường của các doang nghiệp xuất khẩu tôm. Thông qua công tác này không những nâng cao được sức cạnh tranh mà đây còn là cơ sở để công ty thực hiện tốt hoạt động marketting tai thi trương đó.

3.2 Các giải pháp tăng kim nghạch

+Khắc phục tình trạng thống kê không thống nhất và chưa phù hợp với các tiêu chí của quốc tế làm ảnh hưởng đến việc phân tích và hoạch định chính sách phát triển ngành;

+Phát triển nguồn nguyên liệu, khai thác bền vững và chế biến nguyên liệu +Đào tạo nâng cao tay nghề người nuôi trồng tôm

+Tín dụng xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn;

+Tổ chức các Hội chợ thương mại tôm xuất khẩu có quy mô quốc tế tại Việt Nam.

3.3 Giải pháp về chất lượng tôm

Việc nuôi trồng thuỷ sản hoà nhập với thị trường thế giới thì không nên sử dụng kháng sinh hoặc lạm dụng kháng sinh vì hàm lượng có thể vẫn còn du trì trong vật nuôi mà chúng ta không hay biết. Không sử dụng khang sinh ta nên cải ttaoao đàm thật kỹ theo từng thời vụ, nguồn nước lấy vào ao phải qua túi lọc thật kỹ, và xử lý thật tốt. Chọn được giống tốt sạch, mật độ nuôi phải vừa phải, theo dõi chăm sóc kỹ hắng ngày không để thức ăn dư thừa, phải bảo đảm nguồn nước sạch, đáy ao không bị rò, trong quá trình nuôi không nên xử lý ao đang nuôi bằng các loại hoá chất không rõ nguồn gố, nên mua các loại thuốc của các hãng mà mình biết. Trong quá trình nuôi chỉ bổ xung thêm các khoáng chất vitamin,

trọng là trong suốt quá trình nuôi phải theo dõi được đàn tôm cả ngày lẫn đêm vầ nước trong ao phải thật sạch dùng vi sinh phân huỷ đáy ao và đúng thời ddieemrthichs hợp là chún ta không phải sử dụng bất cứ một loại thuốc kháng sinh nào.

Cần sử dụng nhưng loại thức ăn chưa ít hàm lương kháng sinh bằng các loại thức ăn công nghiệp hơn là các loại thức ăn tự chế biến .Điều đạc biệt chú ý và khó khăn nhất hiện thời của nuôi trồng tôm xuất khẩu là người nuôi dùng rất nhiều loại thuốc khác nhau từ nhiều nguồn khác nhau và chất lượng thuốc, nồng độ liều lượng cũng hoàn toàn khác nhau trong khi đó với sức cản của hàng rào kỹ thuật về an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước nhập khẩu cộng thêm áp lực đổi mới, cạnh tranh nhằm phá vỡ thế độc quyền về kiểm tra háng thuỷ sản xuất khẩu của NAFICAVED với các coong ty, tổ chức kiểm dịch quốc tế như IMMO, SGS, AQUAASERVICE Việt Nam cùng với việc bảo hộ thuỷ sản của Mỹ, Nhật, EU...đã và đang đưa nền kinh tế thuỷ sản Việt Nam đén bên bờ khủng hoảng ngày càng trầm trong hơn.Chúng ta có thể hạn chế được việc sử dụng kháng sinh trong quá trình canh tác, đó là chúng ta nên sử dụng con giống nuôi chất lượng cao, hệ thống nuôi đảm bảo tốt đồng thời cho ăn thức ăn chất lượng cao. Thức ăn chất lượng cao giúp đày đủ chất kháng bệnh tật và vấn đè an toàn vệ sinh được đảm bảo và chắc chán chất lượng và đầu ra sản phẩm sẽ tối ưu. Hơn ai hết chính những người nuôi phải cảnh giác cao độ, ý thức được mình đang dùng thuốc những nguy cơ thách thức nào trong vấn đề sử dụng thuốc kháng sinh. Vì vậy cần nâng cao việc truyền đạt đến chính những người nuôi trồng tôm xuất khẩu về vấn đề an toàn vệ sinh quan trọng như thế nào trong xuất khẩu tôm hiện nay

3.4 Những giải pháp về khoa học công nghệ

Công nghệ đến với những người sản xuất thường đến từ các nguồn: - Công nghệ được nghiên cứu từ trong nước .

- Công nghệ được nhập ngoại từ các nước trên thế giới

Công nghệ do kinh nghiệm sản xuất trong nhân dân được tổng kết lại Để có công nghệ phù hợp với từng vùng sinh thái, từng mô hình nuôi trồng, từng quá trình sản xuất chế biến, phân phối cần có các giải pháp sau đây:

- Đối với những công nghệ nghiên cứu xây dựng thành quy trình từ trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài: công nghệ trong hay ngoài nước khi áp dụng thường không phù hợp mà cần có sự điều chỉnh nhất định. Do đó trước khi phổ biến cần có những mô hình thực nghiệp để rút ra những chỉ tiêu thích hợp tạo ra sự ổn định cho quy trình trước khi mở rộng. Làm được điều đó sẽ giảm được lãng phí cho nhân dân trong quá trình ứng dụng.

- - đối với công nghệ từ ngoài nhập vào thông qua hình thức mời chuyên gia hoặc liên doanh, phía chủ nhà cần bố trí cán bộ kỹ thuật để tiếp thu giảm dần sự lệ thuộc.

- Đối với công nghệ từ tổng kết kinh nghiệm sản xuất trong nhân dân: Phòng thuỷ sản, tỉnh, huyện, địa phương, hàng năm cần tổ chức đúc kết kinh nghiệm sản xuất trong nhân dân các công nghệ sau khi được tổng kết thì được nhân rộng để tiến đến áp dụng

- Tiến hành xay dựng và nhân rộng mô hình nuôi tôm an toàn theo quy phạm thực hành nuôi tốt ( GAP ), tiến tới xây dựng và phát triển mô hình nuôi tôm có trách nhiệm (COC).

- Tuân thủ mùa vụ nuôi theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thủy sản của địa phương. Nên nuôi ở những vùng có năng suất cao phù hợp với cơ sở hạ tầng, trình độ kĩ thuật và khả năng quản lý

- sau thời gian mùa vụ cần có các biện pháp cải tạo ao nuôi nhằm cải thiện môi trường nuôi tôm

3.5 Giải pháp về giống và đối tượng nuôi

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân có hoạt động nuôi tôm tăng vốn đầu tư, áp dụng quy trình công nghệ sản xuất tôm giống chất lượng tốt để cung cấp giống tôm đúng thời vụ và giá cả phù hợp, từng bước đáp ứng giống tôm tại chỗ cho nhu cầu nuôi.

- Cần xác định tôm sú là đối tượng nôi chủ động đồng thời nên đa dạng hóa đối tượng nuôi rông đó nên ưu tiên các loại tôm bản địa. Riêng với loại tôm chân trắng là loại tôm ngoại lai, có một số ưu điểm như cho năng suất cao, hệ số sử dụng thức ăn thấp, thời gian nuôi ngắn … nhưng cũng có những nhược điểm cơ bản như dễ nhiễm và mang mầm bệnh nguy hểm. Do đó cần cân nhắc khi quyết định đưa tôm chân trắng nhân rộng trên địa bàn và chỉ nuôi ở các khu tách biệt nhắm đảm bảo không lây lan mầm bệnh cho các đối tượng nuôi khác . Cần có sự hỗ trợ kỹ thuật và kiểm soát chặt chẽ của chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản và cơ quan chức năng địa phương khi triển khai giống tôm này

3.5 Giải pháp về cơ chế chính sách, môi trường và quy hoạch

- Nhu cầu vốn trong sản xuất tôm là rất lớn, phải tìm kiếm mọi khả năng huy động vốn và quản lý vốn có hiệu quả nhất. Nguồn vốn từ trong nước chủ yếu dụa vào ngân sách nhà nước, vốn tích luỹ từ các cơ sở sản xuất kinh doanh, vốn vay tín dụng trung và dài hạn...ngoài ra còn có nguồn vốn hỗ trợ từ nước ngoài. Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất tôm xuất khẩu luôn tim kiến nguồn viện trợ từ nước ngoài thông qua các dự án, thông qua các công ty liên doanh nước ngoài hoặc các gia đình có người nhà gủi tiền về đầu tư. Với nguồn vốn đó các doanh nghiêp đưa được những ứng dụng khoa hoc công nghệ hiện đại vào trong sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng tốt cho phát triển nuôi trồng tôm xuất khẩu. Các nguồn vốn như: vốn tín dụng thương mại, vốn tự có...

- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 09, Quyết định 224, Quyết định của Thủ

Một phần của tài liệu Thực trạng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng tôm của Việt Nam (Trang 25 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w