Những giải pháp về khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Thực trạng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng tôm của Việt Nam (Trang 31 - 33)

Công nghệ đến với những người sản xuất thường đến từ các nguồn: - Công nghệ được nghiên cứu từ trong nước .

- Công nghệ được nhập ngoại từ các nước trên thế giới

Công nghệ do kinh nghiệm sản xuất trong nhân dân được tổng kết lại Để có công nghệ phù hợp với từng vùng sinh thái, từng mô hình nuôi trồng, từng quá trình sản xuất chế biến, phân phối cần có các giải pháp sau đây:

- Đối với những công nghệ nghiên cứu xây dựng thành quy trình từ trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài: công nghệ trong hay ngoài nước khi áp dụng thường không phù hợp mà cần có sự điều chỉnh nhất định. Do đó trước khi phổ biến cần có những mô hình thực nghiệp để rút ra những chỉ tiêu thích hợp tạo ra sự ổn định cho quy trình trước khi mở rộng. Làm được điều đó sẽ giảm được lãng phí cho nhân dân trong quá trình ứng dụng.

- - đối với công nghệ từ ngoài nhập vào thông qua hình thức mời chuyên gia hoặc liên doanh, phía chủ nhà cần bố trí cán bộ kỹ thuật để tiếp thu giảm dần sự lệ thuộc.

- Đối với công nghệ từ tổng kết kinh nghiệm sản xuất trong nhân dân: Phòng thuỷ sản, tỉnh, huyện, địa phương, hàng năm cần tổ chức đúc kết kinh nghiệm sản xuất trong nhân dân các công nghệ sau khi được tổng kết thì được nhân rộng để tiến đến áp dụng

- Tiến hành xay dựng và nhân rộng mô hình nuôi tôm an toàn theo quy phạm thực hành nuôi tốt ( GAP ), tiến tới xây dựng và phát triển mô hình nuôi tôm có trách nhiệm (COC).

- Tuân thủ mùa vụ nuôi theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thủy sản của địa phương. Nên nuôi ở những vùng có năng suất cao phù hợp với cơ sở hạ tầng, trình độ kĩ thuật và khả năng quản lý

- sau thời gian mùa vụ cần có các biện pháp cải tạo ao nuôi nhằm cải thiện môi trường nuôi tôm

Một phần của tài liệu Thực trạng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng tôm của Việt Nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w