Vai trò của hoạtđộng thâu tóm đối với thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC THÂU TÓM VÀ CHỐNG THÂU TÓM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNG . ÁP DỤNG ĐỐI VỚI MA (Trang 59 - 61)

2. Bức tranh toàn cảnh về thị trường M&A Việt Nam

2.2. Vai trò của hoạtđộng thâu tóm đối với thị trường chứng khoán Việt Nam

thành các cổ đông chiến lược của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam từ các tập đoàn ngân hàng, tài chính lớn trên thế giới (thay vì thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoặc phát triển các chi nhánh trong chiến lược kinh doanh của họ). Cụ thể, trong thời gian qua, một số ngân hàng nước ngoài mua lại cổ phần các ngân hàng Việt Nam với tỷ lệ như sau: HSBC và Techcombank (20%), Deutsche Bank và Habubank (20%), ANZ và Sacombank (10%), Standard Chartered Bank và ACB (15%).[]

 Cách thức và tác nghiệp thực hiện M&A ở Việt Nam còn sơ khai.

Một trong những hạn chế đáng kể nhất là tỷ lệ thành công của các vụ M&A hiện nay đang còn thấp và phổ biến là trường hợp các vụ M&A không tạo ra giá trị tăng thêm. Nguyên nhân của những thất bại bắt nguồn từ rất nhiều yếu tố liên quan, cấu thành cả quá trình M&A. Thông thường, thương vụ M&A thể hiện một sự thách thức lớn đối với các tổ chức liên quan, từ việc nhận dạng mục tiêu, định giá một thương vụ, cấu trúc một thương vụ, giải quyết việc kinh doanh trước đó như là sự dư thừa nhân viên và dành được hiệu quả kinh tế về quy mô. Những người ra quyết định ở cả 2 bên của thương vụ sáp nhập phải thu thập được một số lượng lớn các dữ liệu từ các chuyên gia bên trong và bên ngoài công ty, để lựa chọn cách thức thực hiện thích hợp nhất và thương lượng thành công một thương vụ, với sự thúc ép thời gian nghiêm trọng và dưới sự quan sát kỹ lưỡng của các cổ đông và cơ quan luật pháp. Tất cả các yêu cầu đó khó mà được đáp ứng trong bối cảnh quá mới mẻ, còn nhiều hạn chế trong nền kinh tế cũng như trong giới doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

 Mặt khác, hoạt động này tuy vẫn là vấn đề mới mẻ ở Việt Nam nhưng tiềm ẩn những nguy cơ về việc thâu tóm thị trường và cạnh tranh không lành mạnh. Thông tin không được phổ biến chính xác và công bằng đến những nhà đầu tư. Điều đó cũng do những khiếm khuyết nhiều mặt nêu trên, từ bình diện quản lý vĩ mô đến điều hành vi mô.

2.2. Vai trò của hoạt động thâu tóm đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. Nam.

[Đối với nền kinh tế]

 M&A góp phần làm lành mạnh hóa nền kinh tế.

Trong bối cảnh nền kinh tế mang tính toàn cầu hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ đối mặt với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, mà còn phải cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Vì thế, để tồn tại trong một môi trường kinh tế cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải có được một tiềm lực tài chính bền vững, hướng phát triển đúng đắn và nhiều yếu tố khác.

M&A đã giúp tái cấu trúc lại doanh nghiệp, sàng lọc để loại bỏ những doanh nghiệp yếu kém. Đồng thời, M&A cũng đã hình thành nên những doanh nghiệp có quy mô ngày càng lớn, tính cạnh tranh cũng cao hơn.Và đó là bước chuẩn bị tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình mở cửa và hội nhập.

[ Đối với doanh nghiệp]

Trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư rút ra khỏi thị trường chứng khoán, việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) có thể gặp khó khăn, nhưng hoạt động sáp nhập và mua lại doanh nghiệp đang có điều kiện tốt để phát triển. M&A trên thị trường chứng khoán không những giúp huy động vốn mà nó còn làm tăng thêm giá trị của doanh nghiệp được mua. Việc chuyển giao công nghệ hiện đại , nhân sự giỏi là những yếu tố tạo nên giá trị của doanh nghiệp mà chỉ huy động vốn qua thị trường chứng khoán không có được. Đa số doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ cần một đối tác chiến lược thông qua M&A để tái cơ cấu công ty trước khi có một bước tiến mới là trở thành công ty đại chúng.Làn sóng M&A là cơ hội để các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam tính toán kĩ, nắm bắt thời cơ để đưa ra quyết định đúng, đưa hoạt động kinh doanh lên tầm cao mới.

Đồng thời đối với thị trường chứng khoán thì nó còn có những tác động tích cực sau đây:

 Thứ nhất, giải quyết nguồn vốn, tái cấu trúc tài chính cũng như nhân sự của doanh nghiệp. Bằng nghiệp vụ phát hành cổ phiếu huy động nguồn vốn trên thị trường chứng khoán ngày càng được doanh nghiệp lựa chọn. Bên cạnh còn

giúp cho công ty đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.

 Thứ hai, ra đời nhiều công ty tư vấn về hoạt động M&A, các công ty này sẽ cung cấp thông tin, đánh giá công ty trên thị trường. Các nhà quản trị doanh nghiệp tìm kiếm công ty mục tiêu hay doanh nghiệp của mình có nhu cầu cần sáp nhập thông qua công ty tư vấn. Từ đó, quá trình thâu tóm công ty cũng hiệu quả hơn do có được thông tin rõ ràng về doanh nghiệp trên thị trường.

 Thứ ba, thúc đẩy hoạt động mua bán cổ phiếu trở nên sôi động hơn trên thị trường chứng khoán. Nhu cầu tích lũy cổ phiếu của doanh nghiệp mục tiêu sẽ làm cho hoạt động thu gom cổ phiếu, khiến cho giá cổ phiếu tăng, giao dịch của thị trường trở nên nóng hơn.

 Thứ tư, khuyến kích đầu tư của cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài để khai thác

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC THÂU TÓM VÀ CHỐNG THÂU TÓM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNG . ÁP DỤNG ĐỐI VỚI MA (Trang 59 - 61)