Sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.[22]

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC THÂU TÓM VÀ CHỐNG THÂU TÓM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNG . ÁP DỤNG ĐỐI VỚI MA (Trang 53 - 55)

1. Hoàn cảnh kinh tế-xã hội ở Việt Nam hiện nay

1.4. Sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.[22]

- Giai đoạn 1998-2000: Ngày 11-7-1998 Chính phủ kí nghị định 48/CP ban hành khoán Việt Nam và chính thức khai sinh thị trường chứng khoán Việt Nam.

Ngày 28-7-2000 Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM(TTGDCK TPHCM)chính thức hoạt động, thực hiện phiên giao dịch đầu tiên. Kí hiệu của chỉ số chứng khoán Việt nam là VN-Index.

-Giai đoạn 2000-2005: Giai đoạn chập chững bước đi của thị trường chứng khoán Việt Nam.

chỉ có 2 cổ phiếu được niêm yết là cổ phiếu REE và SAM) và một số ít trái phiếu chính phủ.

TTCK không mấy sôi động, ít hàng hóa, các doanh nghiệp niêm yết nhỏ, không nổi tiếng, ít hấp dẫn...

Hết năm 2005, tổng giá trị thị trường chứng khoán Việt Nam gần 40.000 tỉ đồng, chiếm 0.69% GDP.

- Giai đoạn 2006: Sự phát triển đột phá của TTCK Việt Nam. với mức tăng

trưởng đạt 60% đến giữa năm 2006, đứng thứ 2 về tốc độ tăng trưởng, thu hút đầu tư. Chỉ số Vn-Index tại sàn giao dịch tp HCM(HASTC) tăng 144%, sàn giao dịch Hà Nội tăng 152,4%. Tình trạng đầu tư vào cổ phiếu mang tâm lí " đám đông", nhiều người mua dẫn đến hiện tượng bong bóng.

- Giai đoạn 2007:01-01-2007 Luật chứng khoán có hiệu lực, chất lượng thị

trường được cải thiện, tăng cường khả năng hội nhập với thị trường tài chính quốc tế.VN-Index đạt đỉnh 1.170,67 điểm. Thị trường trải qua nhiều giai đoạn

Với giai đoạn bùng nổ trong 3 tháng đầu năm, thị trường đạt mức tăng trưởng 126%. Các cổ phiếu tăng trưởng vơi tốc độ phi mã như REE(122.66%), ACB(197%)...Tuy nhiên vì lo sợ một thị trường bong bóng, các cơ quan nhà nước đã can thiệp, kiểm soát chặt chẽ làm thị trường giảm sút nghiêm trọng. Tuy có sự phục hồi trong những tháng cuối năm nhưng sự mất cân bằng giữa cung và cầu giai đoạn này khiến thị trường ngày càng tuột dốc cả về giá trị lẫn khối lượng giao dịch.

- Giai đoạn 2008: TTCK Việt Nam sụt giảm mạnh, chỉ số chứng khoán sàn

TP HCM sụt gần 70% giá trị so với giao dịch mở hàng đầu năm 2/1. Lạm phát kỉ lục, thâm hụt thương mại lớn dẫn đến sự mất cân đối tài chính vĩ mô.

Chứng khoán hai sàn tuột dốc không phanh.

- Giai đoạn 2009:Ảnh hưởng của con bão tài chính 2008cùng với biện pháp

thặt chặt tiền tệ, siết nguồn vốn ngân hàng để chống lạm phát, thị trường chứng khoán những tháng đầu năm 2009 đã sụt giảm mạnh và thiết lập mức đáy thấp nhất trong vòng 4 năm qua tại ngưỡng 235,50 điểm (ngày 24/2). Tuy nhiên, với những hỗ trợ kịp thời của chính phủ với những nổ lực kích cầu, bơm tiền.Vì vậy, thị trường chứng khoán đã khởi sắc trở lại, chỉ số VN-Index đã tăng một mạch tạo lập mức đỉnh mới ở ngưỡng 628,92 điểm (ngày 23/10).

- Giai đoạn 2011: Đây là một năm ảm đạm của thị trường chứng khóa Việt Nam, chứng kiến đà lao dốc không phanh của các chỉ số chứng khoán. Trong khi VN-Index giảm từ 486 điểm xuống mức 356,2 điểm (mức thấp nhất kể từ tháng 5/2010) thì HNX-Index đạt mức thấp nhất từ khi chỉ số này ra đời, giảm 55,4 điểm xuống 58 điểm tính đến ngày 26/12.

Lạm phát tăng cao. Mức tăng của chỉ số CPI mạnh nhất là vào tháng 4/2011 với mức tăng 3,32%, đẩy CPI cả năm 2011 tăng 18,58%.

Giá chứng khoán ở mức thấp, công ty chứng khoán gặp nhiều khó khăn

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC THÂU TÓM VÀ CHỐNG THÂU TÓM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNG . ÁP DỤNG ĐỐI VỚI MA (Trang 53 - 55)