Gia đình Glazer (Mỹ) thâu tóm câu lạc bộ bóng đá Manchester United (Anh)

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC THÂU TÓM VÀ CHỐNG THÂU TÓM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNG . ÁP DỤNG ĐỐI VỚI MA (Trang 42 - 49)

6. MỘT SỐ THƯƠNG VỤ THÂU TÓM ĐIỂN HÌNH TRÊN THẾ GIỚI:

6.1. Gia đình Glazer (Mỹ) thâu tóm câu lạc bộ bóng đá Manchester United (Anh)

cách mua lại cổ phiếu của bên mua tiềm năng nhằm thôn tính ngược. [1.9]

Chiến lược mua lại cũng tương tự như các chiến lược thâu tóm thông thương, không loại trừ có sự lôi kéo các cổ đông của công ty thâu tóm.

6. MỘT SỐ THƯƠNG VỤ THÂU TÓM ĐIỂN HÌNH TRÊN THẾ GIỚI:

6.1. Gia đình Glazer (Mỹ) thâu tóm câu lạc bộ bóng đá Manchester United (Anh) (Anh)

Manchester United (MU) là một trong những câu lạc bộ bóng đá lâu đời và giàu truyền thống nhất nước Anh. Câu lạc bộ có sân nhà Old Trafford đã giành 19 danh hiệu vô địch Anh và 3 lần giành cúp C1 châu Âu. Vì vậy số lượng cổ động viên của MU lên đến 659 triệu người và giá trị thương hiệu lên đến 2,23 tỉ USD [2.2]. Trong một thời gian dài câu lạc bộ chịu sự chi phối của Hội đồng Thành phố Manchester và những nhà đầu tư chiến lược. Tháng 6/1991 Manchester United niêm yết cổ phiếu thành công trên sở giao dịch chứng khoán London (LSE-London Stock Exchange)[3.33]. Sau đó Manchester United nhiều lần trở thành mục tiêu thâu tóm trên thị trường chứng khoán nhưng chưa tổ chức, cá nhân nào giữ quyền kiểm soát

hoàn toàn, cho đến khi gia đình Glazer tiến hành thâu tóm câu lạc bộ. Đây là một trong những thương vụ thâu tóm thù địch nổi tiếng nhất thế giới thể thao.

Gia đình Glazer, đứng đầu là Malcolm Glazer, một trong những gia đình doanh nhân nổi tiếng và giàu quyền lực nhất nước Mỹ. Ngoài câu lạc bộ Manchester United, nhà Glazer còn sở hữu câu lạc bộ bóng bầu dục của Mỹ Tampa Bay Buccaneers, từng giành danh hiệu Super Bowl XXXVII năm 2002[3.33]. Là nhà nhà đầu tư nhậy bén trong lĩnh vực thể thao nên gia định Glazer luôn quan tâm đến việc thâu tóm các câu lac bộ thể thao có khả năng sinh lợi cao, trong đó có câu lạc bộ bóng đá Manchester United.

Sau khi đầu tư thành công câu lạc bộ bóng bầu dục Tampa Bay Buccaneers từ một câu lạc bộ nhỏ trở thành câu lạc bộ kiếm nhiều lợi nhuận nhất nước Mỹ năm 2002[2.2], gia đình Glazer tiếp tục nhắm nhiều mục tiêu lớn trong giới thể thao để thâu tóm. Dù có nhiều tiềm lực lớn về kinh doanh nhưng Manchester United luôn đặt nặng thành tích thi đấu lên hàng đầu, trái ngược với quan điểm của các nhà đầu tư như gia đình Glazer chú trọng đến lợi nhuận. Vì vậy nguy cơ một vụ thâu tóm thù địch hoàn có thể xảy ra và để tránh các rắc rối liên quan đến chiến lược phòng thủ từ mục tiêu, gia đình Glazer sử dụng tổng hợp nhiều chiến lược thâu tóm khác nhau để giành quyền kiểm soát câu lạc bộ.

Hành động đầu tiên bắt đầu từ ngày 02/03/2003 khi nhà Glazer sử dụng chiến lược “cổ phiếu bước đệm”, âm thầm mua lại tương đương 2,9% số cổ phiếu câu lạc bộ (dưới ngưỡng trở thành cổ đông lớn là 3% theo luật pháp Anh) trị giá 9 triệu Bảng Anh. Sau một thời gian thẩm định chi tiết các báo cáo tài chính, tình hình hoạt động và triển vọng phát triển tương lai của câu lạc bộ,ngày 6/9/2003 gia đình Glazer quyết định nâng tỉ lệ sở hữu tại câu lạc bộ vượt ngưỡng 3% lên đến 3,17% và thông báo đến các cơ quan chức năng và truyền thông. Lúc này câu lạc bộ có nhiều cổ đông lớn nên khả năng một thương vụ nhà Glazer thâu tóm Manchester United chưa rõ ràng. Ngày 20/10 cùng năm, gia đình Glazer thông báo đã nâng tỉ lệ sở hữu cổ phiếu câu lạc bộ lên 8,93% và đến ngày 29/11 thì tỉ lệ này đã lên đến 15%[]

Lúc này nguy cơ một thương vụ thâu tóm thù địch đã xảy ra, ban lãnh đạo câu lạc bộ lên kế hoạch phòng thủ ban đầu chống lại sự thâu tóm và kêu gọi sự tẩy chay từ các cổ động viên trung thành. Tuy vậy trong thời gian này Manchester United có

thành tích không tốt khi liên tiếp thất bại tại đấu trường Champion League và để các đối thủ như Arsenal, Chelsea vượt mặt tại giải Ngoại hạng Anh. Điều này làm dấy lên sự hoài nghi từ các một lượng lớn cổ động viên (trong số đó có nhiều người là các cổ đông câu lạc bộ) về năng lực của ban lãnh đạo câu lạc bộ, đặc biệt là ở khía cạnh quản trị tài chính khi câu lạc bộ không đủ tiền để tham gia những hoạt động chuyển nhượng cầu thủ lớn dù có tiềm lực rất lớn về thương hiệu và số lượng cổ động viên đông đảo. Doanh thu mùa giải 2002-2003 giảm nhẹ còn 167 triệu Bảng Anh (251,4 triệu Euro) và cổ phiếu câu lạc bộ giảm giá liên tục trong suốt năm 2003 (theo báo cáo kiểm toán của công ty kiểm toán quốc tế Deloitte & Touche). Phối hợp nhịp nhàng giữa chiến lược “xung đột nội bộ” nhằm lôi kéo các cổ đông bất mãn ủng hộ mình và tiến hành thu gom cổ phiếu câu lạc bộ trên thị trường chứng khoán, gia đình Glazer đã vượt qua mọi nỗ lực phòng thủ từ ban lãnh đạo câu lạc bộ. Theo nhật báo Finacial Times của Anh ngày 22/12/2003, Ban lãnh đạo câu lạc bộ có ý định tìm theo đối tác chiến lược mới của cũng là nhà tài trợ chính của câu lạc bộ: công ty sản xuất sản phẩm thể thao Nike (Mỹ) và tập đoàn truyền thông BSkyB của Rupert Murdoch. Tuy nhiên kế hoạch này đã nhanh chóng thất bại do sự phản đối của 2 cổ đông lớn là gia đình Glazer và công ty Cubic Expression (nắm giữ 28,7% cổ phiếu) tại Đại hội cổ đông bất thường đầu năm 2004. Gia đình Glazer cũng nhận được sự ủng hộ của một số cổ đông lớn của câu lạc bộ là các công ty, quỹ đầu tư [2.1]. Vì vậy dù chưa là cổ đông lớn nhất của Manchester United nhưng gia đình Glazer vẫn có những tác động lớn đến các quyết định quan trọng của câu lạc bộ.

Ngày 12/02/2004 tỉ lệ sở hữu câu lạc bộ của gia đình Glazer là 16,31% và ngày hôm sau tờ Financial Times của Anh nhìn nhận về một sự thâu tóm câu lạc bộ Manchester United của gia đình Glazer với sự tham gia của ngân hàng Commerzbank (Đức). Cổ phiếu câu lạc bộ lập tức tăng 5% và vốn hóa đạt 741 triệu Bảng Anh ngay trong ngày Đến tháng 10/2004 gia đình Glazer chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của Manchester United với tỉ lệ nắm giữ cổ phiếu đạt 28%[2.1] Nếu đạt mốc 30%, gia đình Glazer phải đưa ra lời đề nghị mua lại câu lạc bộ theo luật pháp Anh. Lúc này gia đình Glazer sử dụng chiến lược “lời đề nghị nhã nhặn” nhằm mua lại cổ phần của các cổ đông lớn còn lại của câu lạc bộ. Ngày 12/05/2005 đánh dấu bước ngoặt trong thương vụ khi gia đình Glazer đạt được thỏa thuận mua lại 28% cổ phần câu lạc bộ do

Cubic Expression nắm giữ.[2.1] Ngay sau đó đến lượt công ty khai thác mỏ Scottland Harry Dobson bán toàn bộ cổ phần tại Manchester United với tỉ lệ 5,1% cho gia đình Glazer[2.1]. Ngày 16/05/2005 Gia đình Glazer chính thức nắm giữ 75% cổ phần câu lạc bộ[2.1], điều kiện đủ để đưa câu lạc bộ rút niêm yết tại Sở gia dịch chứng khoán London (LSE) theo luật công ty cổ phần công chúng của Anh (PLC- Public Limited Company).

Ngày 28/06/2005 gia đình Glazer thành công khi nắm giữ 98% Manchester United[2.1], có thể bắt buộc các cổ đông phải bán lại toàn bộ cổ phần còn lại theo luật pháp Anh, qua đó chính thức tiếp quản hoàn toàn câu lạc bộ. Toàn bộ chi phí thâu tóm theo Financial Times là 812 triệu bảng Anh (khoảng 1,5 tỉ USD theo tỉ giá quy đổi tại thời điểm ngày 12/11/2005).[2.1]

6.2. Volkswagen thâu tóm toàn bộ Hãng Porsche

Tập đoàn Volkswagen (viết tắt là VW) là hãng sản xuất xe hơi của Đức, một trong những công ty sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới. Thị trường chủ yếu của hãng là châu Âu, những thương hiệu nổi tiếng trực thuộc của hãng bao gồm Audi, Bentley, Volkswagen… Chiếc xe Volkswagen đầu tiên được Ferdinand Porsche chế tạo đầu tiên vào năm 1934 do yêu cầu của Hitler. Sau đó, VW đã được thành lập vào năm 1937 bởi Hiệp hội xe hơi Đức.[3.34]

Porsche Automobil Holding SE, thường được rút gọn là Porsche SE, là một nhà sản xuất ô tô hạng sang của Đức, sở hữu bởi Louise Piëch và gia đình Porsche. Sau thành công với mẫu xe Volkswagen huyền thoại, ông Porsche đã thành lập công ty riêng mang họ của mình. Porsche SE nổi tiếng với việc sản xuất những chiếc xe thể thao tính năng vận hành cao và tốc độ ấn tượng. Tuy nhiên, sau đó gia đình Porche muốn sở hữu luôn cả tập đoàn VW.[3.35]

Sự việc xảy ra vào đầu những thập niên 90, khi sự suy thoái kinh tế đã tác động mạnh mẽ đến Porsche và công ty đang đứng trên bờ vực. Năm 1993, ông Wendelin Wiedeking được bổ nhiệm vào vị trí giám đốc điều hành Porsche. Cùng với giám đốc tài chính Holger Haerter, ông đã gây dựng được lòng tin bằng việc xoay chuyển tình thế công ty. Lúc này Haerter đã dùng tiền mặt của Porsche để đầu tư vào thị trường tài chính. Và cuối cùng Haerter đã quyết định thâu tóm Volkswagen bởi vì Volkswagen

đang sở hữu cơ sở hạ tầng sản xuất xe lớn, các công nghệ và nguồn tài chính hùng mạnh.

Năm 2005, Porche đã âm thầm mua cổ phiếu của Volkswagen và đã nắm giữ 18,53% sở hữu tập đoàn. Đến tháng 7/2006, Porche đã nâng lên 25% cho đến tháng 9/2008, hãng đã nắm giữ 35,14% cổ phần Volkswagen. Do đó Porche đã tiến gần đến mục tiêu cuối cùng thâu tóm Volkswagen của mình. Để phòng thủ Volkswagen đã sử dụng chiến lược “viên thuốc độc” bằng cách đưa ra luật Volkswagen. Luật này quy định rằng: cần có tỷ lệ 80% sự đồng ý của cổ đông mới có thể thông qua những quyết định quan trọng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chính quyền bang Lower Saxony của Đức, nơi tập đoàn đặt trụ sở, lại nắm giữ 20,1% cố phần, tức là nắm trong tay quyền quyết định. Chính vì thế, dù Porche có tăng tỉ lệ sở hữu lên nữa cũng không có ý nghĩa gì. Nên Porche đã gây áp lực lên Liên minh châu Âu (EU) và chính phủ Đức để bãi bỏ quy định này. Song song với đó, Porche vẫn âm thầm thu mua cổ phiếu của Volkswagen bằng cách sử dụng công cụ tài chính gọi là quyền chọn mua cổ phiếu tương lai (Cash settled call options). Chủ Nhật, ngày 26/10/2008, Porsche thả ra một “quả bom”. Họ tuyên bố đã tăng tỷ lệ sở hữu Volkswagen lên 42,6% và giữ quyền chọn mua cổ phiếu thêm 31,5% tức là tương lai sẽ nắm giữ tới 74,1% cố phiếu Volkswagen. Tuy nhiên, do thiếu ngân quỹ, dẫn đến chiến lược đầu tư mạo hiểm của người đứng đầu hãng thất bại làm cho Porsche chìm trong khoản nợ khổng lồ gần 10 tỷ euro, buộc nó phải cầu cứu sự giúp đỡ từ chính VW - tạo cơ hội cho VW phản công lật ngược thế cờ thâu tóm ngược trở lại hãng xe sở hữu mình và khiến CEO Wendelin Wiedeking phải rút lui.

Trong năm 2009, hãng xe lớn nhất Châu Âu Wolswagen chính thức đạt được thoả thuận mua49,9% cổ phần của Porsche với giá 3,9 tỷ euro và đồng ý mua nốt phần còn lại vào tháng 8/2014. Thực tế cuộc lội ngược dòng của Volkswagen đã gặp khó khăn vì Porsche đã dính phải kiện cáo. Một nhóm các quỹ đầu tư quốc tế đã đệ đơn kiện chống lại Porsche tòa án cấp quận ở Stuttgart, Đức, ngày 31 tháng 12. Các nguyên đơn tìm cách thu hồi khoảng 2 tỷ Euro thiệt hại liên quan đến nỗ lực của nhà sản xuất xe thể thao trên Volkswagen trong năm 2008. Một vụ kiện tương tự đã được nộp tại một tòa án khu vực ở Đức, và công tố viên Đức cũng đang xem xét vấn đề này. Những điều tra đang tiếp tục và thời gian của một kết quả còn chưa chắc chắn. Cuối cùng vào

5/7/2012, các vụ kiến đã được khép lại. "Volkswagen sẽ trả cho các cổ đông của Porsche 5,61 tỷ USD để đổi lấy 50,1% cổ phần mà họ đã không còn nắm giữ." Tập đoàn Volkswagen sẽ hoàn tất việc mua nốt 50,1% cổ phần Porsche với giá 4,46 tỷ euro (tương đương 5,6 tỷ USD). Volkswagen và Porsche đã ra thông cáo chung, cho biết hợp đồng sẽ hoàn tất vào ngày 1/8/2012. Với thương vụ sáp nhập này, lãnh đạo hai bên kì vọng sẽ tạo ra một tập đoàn sản xuất ôtô lớn nhất thế giới vào năm 2018.

Chương 3. CHIẾN LƯỢC THÂU TÓM VÀ CHỐNG THÂU TÓM CÔNG TY TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC THÂU TÓM VÀ CHỐNG THÂU TÓM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNG . ÁP DỤNG ĐỐI VỚI MA (Trang 42 - 49)