5. Cấu trúc của luận văn
2.1.4.1 Cơ chế phát hiện truy vấn (Query Dectection)
Truy vấn dư thừa xảy ra khi một gói tin truy vấn xuất hiện trở lại trong vùng định tuyến của nút đã quảng bá biên truy vấn. Việc ngăn chặn sự chồng chéo truy vấn phụ thuộc vào khả năng nhận biết hoạt động chuyển tiếp truy vấn trong vùng của các nút. Rõ ràng, nút quảng bá biên biết được rằng vùng định tuyến của đó đã được truy vấn hay chưa. Nếu gói tin truy vấn được chuyển tiếp từ một nút quảng bá biên đến các nút biên của nó thông qua địa chỉ IP, truy vấn sẽ đi qua vùng định tuyến mà không bị ZRP phát hiện. Bằng cách sử dụng BRP để hướng dẫn truy vấn, từng bước theo các cây quảng bá biên, mọi nút chuyển tiếp trong cây có thể phát hiện truy vấn (QD1). Trong mạng đơn kênh, có khả năng các truy vấn được phát hiện bởi bất kỳ nút nào trong phạm vi phủ sóng của một nút chuyên tiếp (QD2).
Hình 2.6 Cơ chế phát hiện truy vấn (QD1/QD2)
Hình 2.5 minh họa cả 2 cách phát hiện truy vấn. Trong ví dụ này, nút Y quảng bá biên đến các nút biên từ nút A đến nút E. Các nút chuyển tiếp trung gian (J, K, L và X) có thể phát hiện truy vấn thông qua QD1. Bằng cách sử dụng “nghe trộm” QD2, nút N có thể phát hiện việc truyền truy vấn của nút J, mặc dù nút N không thuộc cây quảng bá biên của nút Y. QD2 là cách phát hiện truy vấn ở mức độ cao, nhưng nó không đảm bảo toàn bộ vùng định tuyến sẽ được thông báo. Trong ví dụ này, nút M không nghe thấy gói tin truy vấn và vì thế mà nó không biến vùng định tuyến của nút Y đã được truy vấn bao phủ.
Ở mức độ tối thiểu, chương trình phát hiện truy vấn cần phải ghi lại địa chỉ của nút nguồn truy vấn và ID truy vấn trong bảng phát hiện truy vấn. Cặp {nút nguồn, ID truy vấn} này là đủ để nhận diện tất cả các truy vấn trong mạng. Các cơ chế điều khiển truy vấn khác có thể yêu cầu QD để ghi lại các
A L C B K E D X M Y J
Chuyển tiếp quảng bá biên (QD1)
“Nghe trộm” (QD2) N
thông tin bổ sung chứa trong gói tin truy vấn tuyến đường. Đặc biệt quan trọng là ID của nút quảng bá biên truy vấn gần nhất.