5. Cấu trúc của luận văn
3.4.1 Sự tác động của số lượng nút mạng đến hiệu năng của giao thức ZRP
- Khu vực mô phỏng 10000m x 10000m
- Vận tốc di chuyển của các nút được cố định: v = 5
- Số lượng nút mạng N lần lượt nhận các giá trị 50, 100, 150. - Bán kính vùng định tuyến r lần lượt nhận các giá trị: 1, 3, 5 Kết quả mô phỏng:
Bảng 3.1 Kết quả mô phỏng về sự tác động của số lượng nút mạng đến hiệu năng của giao thức ZRP
R
N 1 3 5
50 18.50% 47.25% 66.87%
100 12.04% 43.67% 74.95%
150 9.28% 42.67% 75.09%
(a) Tỷ lệ gói tin gởi thành công(%)
R N 1 3 5 50 0.022 0.0009 0.00027 100 0.067 0.044 0.00023 150 0.086 0.07 0.00023
(b) Thời gian trễ(giây)
Kết quả mô phỏng cho thấy, trong cả ba trường hợp, tỷ lệ gói tin gửi thành công thấp nhất khi bán kính vùng định tuyến là 1. Khi bán kính r = 1, giao thức ZRP hoạt động như một giao thức định tuyến bị động, khi đó bất cứ truy vấn đường đi nào cũng phải khởi động quá trình khám phá tuyến đường bị động. Sự cân bằng lưu lượng gói tin điểu khiển hẳn về phía các gói tin điều khiển bị động. Điều này làm cho giao thức kém hiệu quả, tỷ lệ gói tin gửi thành công rất thấp, lần lượt là 18.50%, 12.04% và 9.28%. Đồng thời, do đặc điểm của cơ chế định tuyến bị động, thời gian trễ khi bán kính r = 1 lần lượt
là 0.022s, 0.067s, 0.086s rất lớn so với các trường hợp bán kính lớn hơn. Chẳng hạn như khi r=3 thì thời gian trễ lần lượt là 0.0009s, 0.044s và 0.070s tương ứng với N lần lượt là 50, 100, và 150.
Hình 3.3 Biểu đồ kết quả mô phỏng về sự tác động của số lượng nút mạng đến hiệu năng của giao thức ZRP
Khi bán kính r tăng lên, hoạt động của giao thức có sự phối hợp giữa cơ chế định tuyến bị động và chủ động. Điều này làm hiệu năng của giao thức tăng lên. Khi bán kính r đạt giá trị thích hợp, giao thức sẽ có hiệu năng tốt nhất. Lúc này nếu tiếp tục tăng r thì hiệu năng sẽ giảm xuống. Nguyên nhân là do lúc đó cơ chế định tuyến chủ động hoạt động nhiều hơn gây mất cân đối trong sự phối hợp hoạt động với cơ chế định tuyến bị động.
Ngoài ra, khi bán kính r càng nhỏ, thời gian trễ càng lớn. Nguyên nhân chủ yếu là khi r nhỏ, cơ chế định tuyến bị động hoạt động nhiều hơn. Khi r tăng, cơ chế định tuyến chủ động dần chiếm ưu thế nên thời gian trễ giảm. Và khi r đạt đến giá trị nhất định (r=5) thì thời gian trễ sẽ ổn định ở giá trị 0.00023s.
Như vậy, với giao thức ZRP với vùng định tuyến lớn phù hợp với mạng có số lượng nút mạng lớn.
3.4.2 Sự tác động của vận tốc di chuyển của nút đến hiệu năng của giao thức ZRP
Cấu hình mạng mô phỏng:
- Số lượng nút mạng được cố định: N=100
- Vận tốc di chuyển của các v lần lượt nhận các giá trị 0m/s, 5m/s, 10m/s, 15m/s
- Bán kính vùng định tuyến r lần lượt nhận các giá trị: 1, 3, 5. Kết quả mô phỏng:
Bảng 3.2 Kết quả mô phỏng về sự tác động của vận tốc di chuyển của nút đến hiệu năng của giao thức ZRP
R v(m/s) 1 3 5 0 11.29% 39.88% 68.87% 5 12.04% 43.67% 74.95% 10 13.06% 48.01% 78.71% 15 15.79% 50.96% 78.74%
Kết quả mô phỏng cho thấy có sự tác động của vận tốc di chuyển đến hiệu năng của giao thức ZRP. Khi vận tốc di chuyển của các nút v tăng lên, hiệu năng mạng sẽ thay đổi tùy thuộc vào cấu hình (bán kính vùng định tuyến
r) của giao thức ZRP. Với một bán kính r xác định, ban đầu khi vận tốc v tăng
lên, hiệu năng của giao thức sẽ tăng lên. Nhưng khi v tăng đến một ngưỡng nào đó tùy thuộc vào bán kính r thì hiệu năng của giao thức ZRP sẽ đạt cực đại, nếu v tiếp tục tăng lên thì hiệu năng của giao thức sẽ bắt đầu giảm.
Hình 3.4. Biểu đồ kết quả mô phỏng về sự tác động của vận tốc di chuyển của nút đến hiệu năng của giao thức ZRP
3.4.3 Sự tác động của số lượng nút mạng đến hiệu năng của giao thức SD- ZRP
Cấu hình mạng mô phỏng:
- Khu vực mô phỏng 10000m x 10000m
- Vận tốc di chuyển của các nút được cố định: v = 5
- Số lượng nút mạng N lần lượt nhận các giá trị 50, 100, 150. - Bán kính vùng định tuyến r lần lượt nhận các giá trị: 1, 3, 5
Kết quả mô phỏng:
Bảng 3.3 Kết quả mô phỏng về sự tác động của số lượng nút mạng đến hiệu năng của giao thức SD-ZRP
R N 1 3 5 50 93.57% 98.90% 98.17% 100 87.57% 95.82% 97.82% 150 84.10% 96.05% 99.80%
Tỷ lệ gói tin gởi thành công(%)
Kết quả mô phỏng cho thấy cũng như kết quả của giao thức ZRP, trong cả ba trường hợp, tỷ lệ gói tin gửi thành công thấp nhất khi bán kính vùng định tuyến là 1.
Hình 3.5 Biểu đồ kết quả mô phỏng về sự tác động của số lượng nút mạng đến hiệu năng của giao thức SD-ZRP
3.4.4 So sánh kết quả mô phỏng giữa giao thức ZRP và SD-ZRP
Cấu hình mạng mô phỏng:
- Khu vực mô phỏng 10000m x 10000m
- Số lượng nút mạng N lần lượt nhận các giá trị 50, 100, 150. - Bán kính vùng định tuyến r lần lượt nhận các giá trị: 1, 3, 5
Kết quả mô phỏng:
Bảng 3.3 Kết quả mô phỏng của giao thức ZRP và SD-ZRP N Giao thức 50 100 150 ZRP 18.50% 12.04% 9.28% SD_ZRP 93.57% 87.57% 84.10% (a) Trường hợp r = 1 N Giao thức 50 100 150 ZRP 47.25% 43.67% 42.67% SD_ZRP 98.90% 95.82% 96.05% (b) Trường hợp r = 3 N Giao thức 50 100 150 ZRP 66.87% 74.95% 75.09% SD_ZRP 98.17% 97.82% 99.80% (c) Trường hợp r = 5
Kết quả mô phỏng cho thấy, giao thức SD-ZRP hoạt động có hiệu quả hơn giao thức ZRP trong mọi trường hợp, bán kính vùng thay đổi r = 1,3,5
(c) Trường hợp r = 5
Hình 3.6 So sánh kết quả mô phỏng của giao thức ZRP và SD-ZRP Khi bán kính vùng được thay đổi, kiến trúc mạng cũng thay đổi. Giao thức ZRP phải tốn nhiều chi phí hơn cho việc duy trì bảng nội vùng. Trong khi giao thức SD-ZRP lồng thông tin dịch vụ vào thông tin định tuyến nên chỉ tốn ít chi phí và năng lượng hơn cho việc cập nhật bảng nội vùng. Do đó, hiệu năng của SD-ZRP tốt hơn so với giao thức ZRP.