Cơ chế định tuyến

Một phần của tài liệu tìm hiểu phương pháp nâng cao hiệu năng của giao thức zrp với bl và sd trong mạng manet (Trang 38 - 41)

5. Cấu trúc của luận văn

2.1.3 Cơ chế định tuyến

Một nút khi có gói tin muốn gửi, trước hết nó kiểm tra xem nút đích có nằm trong vùng định tuyến của nó hay không bằng cách sử dụng thông tin do IARP cung cấp. Nếu nút đích nằm trong vùng định tuyến của nút nguồn thì gói tin được định tuyến chủ động theo thông tin định tuyến của IARP. Ngược lại, nếu nút đích không nằm trong vùng định tuyến của nút nguồn thì định tuyến bị động sẽ được sử dụng.

Tiến trình định tuyến bị động được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn yêu cầu tuyến đường và giai đoạn trả lời tuyến đường. Trong giai đoạn yêu cầu tuyến đường, nút nguồn gửi 1 gói tin yêu cầu tuyến đường đến các nút biên của nó bằng cách sử dụng BRP. Nếu nút tiếp nhận gói tin yêu cầu biết nút đích thì nó trả lời bằng cách gửi tuyến đường ngược trở lại cho nút nguồn. Ngược lại, nó tiếp tục tiến trình truy vấn bằng cách quảng bá biên gói tin. Theo cách này, yêu cầu tuyến đường được truyền khắp mạng. Nếu một nút nhận được nhiều bản sao của cùng một yêu cầu tuyến đường, thì các bản sao này được xem là dư thừa và bị loại bỏ.

Câu trả lời cho yêu cầu tuyến đường được gửi bởi bất kỳ nút nào có thể cung cấp một tuyến đường đến nút đích. Để có thể gửi câu trả lời trở về nút nguồn, thông tin định tuyến phải được tích lũy khi gói tin yêu cầu được gửi qua mạng. Thông tin định tuyến được ghi lại cả trong gói tin yêu cầu và địa chỉ hops tiếp theo trong các nút dọc theo đường đi. Như vậy, nút nguồn có thể

nhận tuyến đường đầy đủ đến nút đích và các nút dọc theo đường đi đến nút đích ghi địa chỉ của nút tiếp theo trong bảng định tuyến của mỗi nút.

Hình 2.3 Cơ chế định tuyến ZRP

Trong ZRP, bán kính vùng là một đặc trưng quan trọng cho quá trình hoạt động của ZRP. Nếu bán kính vùng là 1, thì quá trình định tuyến hoàn toàn là bị động và quảng bá biên gói tin yêu cầu tuyến đường trở thành quảng bá đến toàn mạng. Nếu bán kính vùng là vô cùng thì định tuyến là chủ động. Việc lựa chọn bán kính là sự cân bằng giữa hiệu suất của định tuyến chủ động và lưu lượng tăng dần cho việc duy trì của vùng.

Hình 2.4. Sơ đồ thuật toán của giao thức ZRP

Bắt đầu

Nút nguồn A gởi dữ liệu đến nút đích S

IARP kiểm tra thông tin

của nút S?

Gởi gói tin ROUTE REPLY đến A Có

IARP yêu cầu truy vấn đến IERP

IERP sử dụng BRP chuyển gói tin đến nút biên

Các nút biên dùng IARP

kiểm tra thông tin của

nút S?

Không Kết thúc

Một phần của tài liệu tìm hiểu phương pháp nâng cao hiệu năng của giao thức zrp với bl và sd trong mạng manet (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w