1 Lập dự toán chi Ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên cho giáo dục thpt trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 42 - 61)

2. 2 Thực trạng về tình hình giáo dục THPT tại thành phố Hải Phòng

2.4.1 Lập dự toán chi Ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học

thông ở thành phố Hải Phòng

Đây là khâu đầu tiên của chu trình quản lý, nó là nền tảng, cơ sở cho các khâu tiếp theo. Nếu khâu dự toán được thực hiện chính xác và có cơ sở khoa học thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các khâu tiếp theo thực hiện có hiệu quả, đặc biệt là khâu chấp hành dự toán.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, nhiệm vụ của năm kế hoạch; Căn cứ vào định mức, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của nhà nước quy định; kết quả thu sự nghiệp và chi hoạt động thường xuyên của năm trước liền kề được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đơn vị sự nghiệp lập dự toán thu, chi năm kế hoạch bao gồm:

• Dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên: Để làm căn cứ xác định mức bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên và mức kinh phí NSNN hỗ trợ hoạt động thường xuyên.

• Dự toán kinh phí đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà Nước, cấp Bộ, ngành; chương trình mục tiêu quốc gia; kinh phí thực hiện tinh giản biên chế; vốn đầu tư mua sắm trang thiết bị .. đơn vị lập dự toán theo quy định hiện hành.

Khi giao dự toán:

Căn cứ vào dự toán thu, chi NSNN được cấp có thẩm quyền giao; căn cứ vào dự toán thu, chi do đơn vị lập; cơ quan chủ quản thẩm tra xem xét trình Chủ tịch UBND thành phố.

Chủ tịch UBND thành phố căn cứ vào đề nghị của Sở giáo dục và đào tạo và Sở Tài chính để ra dự toán thu chi NSNN cho các trường THPT, trong đó có mức chi NSNN bảo đảm cho hoạt động thường xuyên.

Dự toán 2 năm tiếp theo thời kì ổn định:

Bộ Tài Chính thông báo mức NSNN được Thủ Tướng Chính phủ quyết định tăng thêm hàng năm đối với từng lĩnh vực. Căn cứ vào mức NSNN được tăng và dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên được UBND thành phố giao năm đầu, các năm tiếp theo đơn vị lập dự toán thu, chi theo nhiệm vụ và tiến độ hoạt động hàng năm gửi Sở Tài chính và KBNN nơi giao dịch để theo dõi, kiểm soát chi theo dự toán của đơn vị. Cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính không duyệt lại dự toán 2 năm tiếp theo thời kỳ ổn định.

- Dự toán kinh phí đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà Nước, cấp Bộ, ngành; chương trình mục tiêu quốc gia; kinh phí tinh giản biên chế; vốn đầu tư, mua sắm trang thiết bị... hàng năm đơn vị lập dự toán theo tiến độ hoạt động và quy định hiện hành.

Việc thực hiện công tác này trên địa bàn thành phố Hải Phòng nhìn chung thu được một số kết quả khả quan như

• Việc lập dự toán chi NSNN cho giáo dục THPT ở thành phố Hải Phòng đã đảm bảo đúng các quy định của Nhà Nước, đúng mục tiêu và có sự kết hợp nhiệm vụ chi và nhiệm vụ phát triển giáo dục của ngành.

• Các trường THPT đều đã chủ động trong khâu lập kế hoạch, do đó kế hoạch được lập sát đúng với yêu cầu, nhiệm vụ chi của từng trường. Tạo điều kiện tốt cho việc chấp hành và thực hiện quyết toán sau này. • Việc lập dự toán chi NSNN cho giáo dục THPT dựa trên hướng dẫn

của cơ quan cấp trên, đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong khâu lập kế hoạch, kết hợp được sự quản lý theo ngành, vùng lãnh thổ, đáp ứng được nhu cầu thực tế của các trường và bảo đảm được sự cân đối chi ngân sách toàn thành phố.

Tuy nhiên việc lập dự toán còn tồn tại một số mặt chưa được cần khắc phục

• Các đơn vị dự toán thường có xu hướng lập dự toán cao hơn so với thực tế cần sử dụng nhằm mục đích khi cơ quan Tài Chính, cơ quan chủ quản cấp trên xem xét cắt giảm đi là vừa.

• Một số trường công tác lập kế hoạch còn mang tính ước lệ. Dự toán chưa thực sự sát sao với nhiệm vụ chi thực tế của từng trường, dự toán chưa được lập chi tiết đến từng nhóm chi cụ thể. Vì vậy trong quá trình thực hiện thường phải điều chỉnh dự toán gây mất thời gian, lãng phí, gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực.

• Do năm ngân sách không trùng với năm học, vào thời điểm lập dự toán các trường chưa bắt đầu năm học mới nên cơ sở để xây dựng dự toán như: số học sinh, số giáo viên có thể biến động vào đầu năm học.

2.4.2 - Chấp hành dự toán chi Ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông ở thành phố Hải Phòng

Đây là khâu quan trọng nhất trong chu trình quản lý ngân sách giáo dục THPT, là khâu quyết định đến việc biến các chỉ tiêu trong dự toán ngân sách kế hoạch thành hiện thực, việc tổ chức thực hiện dự toán bao gồm các công việc: phân phối, cấp phát vốn NSNN cho các đơn vị đồng thời kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng kinh phí của hệ thống giáo dục trong toàn thành phố.

Các trường THPT sau khi UBND thành phố giao kế hoạch ngân sách năm, căn cứ vào số kế hoạch giao về, các trường tiến hành phân bổ ngân sách bảo đảm đúng với dự toán cả về tổng mức và chi tiết. Gửi kết quả phân bổ cho Sở Tài chính, đồng gửi KBNN nơi giao dịch. Sở Tài chính sẽ xem xét và kiểm tra nếu có vấn đề không phù hợp thì yêu cầu điều chỉnh lại và gửi lại cho các đơn vị.

Căn cứ vào dự toán được giao, các trường THPT lập dự toán chi hàng quý (chia theo từng tháng) gửi Sở Tài chính. Cơ quan tài chính xem xét, căn cứ vài dự toán ngân sách đã được duyệt cho các trường THPT gửi Thông báo hạn mức cho các đơn vị, đồng gửi KBNN nơi giao dịch.

Căn cứ vào hạn mức chi được phân phối, hiệu trưởng trường THPT ra lệnh chuẩn chi kèm theo hồ sơ thanh toán gửi KBNN nơi giao dịch. KBNN nơi giao dịch căn cứ vào thông báo hạn mức chi được Sở Tài chính phân phối cho các trường THPT kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ thanh toán, các điều kiện chi và lệnh chuẩn chi của hiệu trưởng, thực hiện cấp phát và thanh toán.

Sở Tài chính phối hợp cùng với KBNN tăng cường kiểm tra giám sát việc chấp hành chế độ chi tiêu thông qua việc kiểm tra xét duyệt hàng tháng, quý để kịp thời điều chỉnh những sai lệch, thiếu sót phát sinh trong quá trình sử dụng kinh phí nhằm đảm bảo cho các khoản chi là đúng mục đích, chế độ và hiệu quả.

Nhìn chung, việc cấp phát kinh phí theo hạn mức như vậy đã đạt được những kết quả như tạo điều kiện thuận lợi, kịp thời, linh hoạt, hạn chế được các tiêu cực trong quá trình cấp phát như cơ chế cũ, đảm bảo được tính đầy đủ, đúng mục đích, đúng đối tượng và theo đúng dự toán đã được duyệt. Các khoản chi được phân bổ đến từng nội dung chi theo mục lục ngân sách và được kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ theo đúng quy định của Luật NSNN hiện hành.

Bên cạnh đó thì vẫn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục đó là

• Do áp dụng cấp phát theo hạn mức kinh phí nên có khó khăn trong việc kiểm tra giám sát quá trình sử dụng kinh phí của các trường THPT. Cấp phát theo hạn mức kinh phí dễ làm phân tán nguồn vốn, phát sinh tình trạng chi tiêu dồn dập vào cuối năm.

• Công tác kiểm tra giám sát mang tính thường xuyên chưa cao, chỉ mới kiểm tra ở những thời điểm nhất định và ở khâu quyết toán nên không đánh giá chính xác việc sử dụng nguồn kinh phí đã được cấp phát.

2.4.3 - Quyết toán chi Ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông ở thành phố Hải Phòng:

Đây là khâu cuối cùng của quá trình quản lý ngân sách. Căn cứ vào báo cáo quyết toán giúp cho cơ quan tài chính và cơ quan chủ quản cấp trên thuận lợi trong việc xem xét, kiểm tra, trên cơ sở đó tăng cường kỷ luật tài chính, ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm chính sách chế độ kế toán, đồng thời giúp cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan tài chính tổng hợp quyết toán NSNN hàng năm được đầy đủ và chính xác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để theo dõi và đánh giá việc sử dụng kinh phí đã cấp phát, vào ngày 15 cuối quý, Sở giáo dục và đào tạo phối hợp với Sở Tài chính kiểm tra tình hình

thực hiện trong quý. Khi kết thúc năm ngân sách đơn các trường có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán chi gửi Sở Tài chính và đồng gửi Sở giáo dục và đào tạo.

Phải thực hiện lập báo cáo quyết toán năm theo đúng biểu mẫu báo cáo kế toán để làm cơ sở giúp cơ quan cấp trên kiểm tra, nội dung của công tác quyết toán bao gồm các công việc sau:

• Kiểm tra việc chấp hành các chính sách chế độ, định mức chi của Nhà nước. Kiểm tra tính khoa học và thực tiễn của định mức chi, tính hợp pháp của các khoản chi.

• Kiểm tra các trường về cách tính toán của các trường xem có chính xác và kiểm tra tính hợp pháp khi so với chính sách, chế độ.

Nhìn chung, quả trình quyết toán NSNN được thực hiện theo đúng quy định, đúng trình tự công việc, thời gian và đã phát huy được hiệu quả. Bên cạnh đó vẫn có các mặt yếu kém đó là ở một số trường còn chưa nộp báo cáo quyết toán đúng kỳ hạn làm cho công tác quyết toán diễn ra chậm, ngoài ra có nơi đội ngũ kế toán còn yếu về mặt chuyên môn nên công tác kế toán còn nhiều sai phạm. Do đó Sở giáo dục - đào tạo cần chủ trì phối hợp với Sở Tài chính thành lập tổ chức bộ máy tài chính kế toán ở các trường, sao cho gọn nhẹ, tuyển chọn những cán bộ có nghiệp vụ tài chính - kế toán, nhằm quản lý ngân sách giáo dục chặt chẽ, có hiệu quả. Sở Tài chính phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo tổ chức huấn luyện nghiệp vụ cho bộ máy kế toán của các trường.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1 - Chủ trương phát triển giáo dục Trung học phổ thông thành phố Hải Phòng trong thời gian tới

Giáo dục được xác định là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát triển hiệu quả. Phương hướng chung phát triển giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đào tạo nên những con người có đủ trí – dũng - thể - mỹ, có đủ năng lực và nhân cách để đưa đất nước phát triển ngày càng đi lên, bên cạnh đó khắc phục những mặt còn tồn tại của giáo dục. Phương hướng phát triển giáo dục đào tạo đã được Đảng và Nhà nước ta cụ thể hoá trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX trên những khía cạnh sau:

- Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện "chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá".

- Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh và sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề. Thực hiện phương châm học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với đời sống xã hội.

- Đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng nhiều hình thức chính quy và không chính quy, thực hiện "giáo dục cho mọi người", "Cả nước trở thành một xã hội học tập".

- Tăng NSNN cho Giáo dục-Đào tạo theo nhịp độ tăng trưởng nền kinh tế - Trong nhưng năm trước mắt, nhanh chóng giải quyết dứt điểm những vấn đề bức xúc, sửa chương trình đào tạo, cải tiến chế độ thi cử, khắc phục khuynh hướng " Thương mại hoá" giáo dục.

Để thực hiện tốt các mục tiêu mà nhà nước đặt ra cho sự nghiệp giáo dục của cả nước, ngành giáo dục thành phố Hải Phòng đã đưa ra nhiều kế hoạch phát triển cho sự nghiệp GD thành phố nói chung và cho từng cấp bậc nói riêng, nhằm đưa chất lượng GD của thành phố ngày càng được nâng lên. Kế hoạch phát triển giáo dục THPT thành phố Hải Phòng trong thời gian tới đã đề ra các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể sau:

Về nhận thức: Cần tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức cá nhân hiểu được tầm quan trọng của giáo dục, đặc biệt là đội ngũ giáo viên nâng cao nhận thức và có trách nhiệm chăm lo phát triển cho sự nghiệp giáo dục-đào tạo nói chung và giáo dục THPT nói riêng.

Về tăng cường cơ sở vật chất cho các trường THPT: Đây là điều kiện quan trọng không thể thiếu được cho phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Tiếp tục củng cố, xây dựng mới và hiện đại hoá hệ thống trường lớp, theo phương châm Nhà Nước và nhân dân cùng làm. Tăng cường thêm trang thiết bị, đồ dùng dậy học và thí nghiệm cho tất cả các trường, đặc biệt là trang bị hệ thống máy vi tính và phòng học ngoại ngữ cho các trường THPT. Đến năm 2008 tất cả các trường cần phải có thư viện và các đồ dùng dậy học thiết yếu, các trường đều phải có sân chơi, bãi tập cho học sinh.

Về hoạt động giảng dạy và học tập:

o Tiếp tục tăng cường kỷ cương, nề nếp, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, nghiêm túc thực hiện các quy định về giảng dạy và quản lý trong nhà trường đặc biệt là khâu kiểm tra đánh giá thi cử.

o Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhất là chất lượng đạo đức của học sinh, tiếp tục duy trì và phát triển những thành tích đạt được. Đổi mới phương pháp dạy học. Đặc biệt chú ý đến việc thí điểm dạy học theo phòng từng bộ môn.

o Rà soát lại đội ngũ giáo viên, nắm chắc số lượng giáo viên thừa thiếu nói chung. Sắp xếp phân công lại giáo viên, đảm bảo đủ tỷ lệ giáo viên phù hợp cơ cấu các môn học vào đầu năm. Quan tâm bồi dưỡng lại đội ngũ giáo viên, đa dạng hoá các loại hình bồi dưỡng, tạo điều kiện cho

hầu hết giáo viên đều được học tập và nâng cao trình độ, tổ chức hội thảo và phổ biến kinh nghiệm các giáo viên giỏi ở các bộ môn cơ bản. Xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi cấp thành phố đến năm 2008 đạt tỷ lệ 5% giáo viên THPT. Triển khai kế hoạch bồi dưỡng chu kỳ 2000-2008 cho giáo viên theo chương trình của Bộ GD-ĐT.

o Thực hiện công bằng trong giáo dục, đẩy mạnh việc phát triển ở địa bàn kinh tế, xã hội còn gặp nhiều khó khăn, phấn đấu giảm bớt chênh lệch giáo dục ở các vùng miền.

Về tăng cường nguồn kinh phí đầu tư cho GD-ĐT:

Để tăng cường công tác đầu tư NSNN cho giáo dục cần: Hàng năm thành phố phải cấp đủ nguồn kinh phí thường xuyên cho GD-ĐT theo kế hoạch phân bổ hàng năm của TƯ. Thành phố cần nâng cao tỷ lệ đầu tư NS cho xây dưng cơ bản. Ngoài ra trong những năm tới cần huy động học sinh, nhân dân và các cơ quan đoàn thể, các đơn vị KT-XH trong và ngoài quốc doanh đóng góp xây dựng nhằm hỗ trợ để giảm học phí cho học sinh hệ bán công dân lập, tăng cường tranh thủ các nguồn viện trợ, các nguồn kinh phí của Bộ, TƯ và các tổ chức nước ngoài.

Về mở rộng xã hội hoá GD- ĐT:

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên cho giáo dục thpt trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 42 - 61)