2 Đánh giá cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp Giáo

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên cho giáo dục thpt trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 32 - 41)

2. 2 Thực trạng về tình hình giáo dục THPT tại thành phố Hải Phòng

2.3. 2 Đánh giá cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp Giáo

Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Nhìn chung, các khoản chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục THPT trên địa bàn thành phố đã phát huy được hiệu quả ở một mức độ nhất định, thể hiện ở những thành tựu to lớn mà giáo dục THPT đạt được trong những năm qua. Xét theo tính chất các khoản chi NSNN cho giáo dục thì nội dung chi NSNN cho giáo dục THPT bao gồm 4 nhóm nội dung chi chính đó là:

• Chi cho con người

• Chi nghiệp vụ chuyên môn

• Chi mua sắm, sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ • Chi quản lý hành chính

Mỗi nhóm mục chi ở trên đều có ảnh hưởng nhất định tới vấn đề quản lý chi NSNN cho giáo THPT ở mỗi thời điểm. Trong mỗi nhóm chi lại có từng đối tượng riêng biệt để tính toán, xây dựng định mức cụ thể, nên yêu cầu về cách thức quản lý của mỗi nhóm chi cũng rất khác nhau. Để có thể đưa ra được nhận xét chính xác về những tác động này việc cần thiết là phải phân tích được tình hình thực hiện các nhóm chi đó trong số chi NSNN cho giáo THPT trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Từ đó thấy được khoản chi nào hợp lý và khoản chi nào bất hợp lý để có biện pháp quản lý phù hợp, phát huy hiệu quả của việc sử dụng NSNN là cao nhất.

Về cơ cấu chi NSN cho giáo dục THPT tại Hải Phòng, có thể tham khảo bảng số liệu dưới đây:

Bảng 8: Cơ cấu chi NSNN cho giáo dục THPT ở thành phố Hải Phòng (đơn vị: triệu đồng - nguồn: phòng Văn - xã Sở Tài chính Hải Phòng)

2005 2006 2007 2008 Tổng chi giáo dục THPT

57.666 72.494 90.252 109.415

Chi cho con người 44.976 57.995 74.229 92.075

Chi NVCM 5.113 5.928 6.754 7.762

Chi mua sắm sửa chữa

5.042 4.785 5.137 5.075

Chi quản lý hành chính

2.535 3.786 4.132 4.503

Theo số liệu về cơ cấu chi, tổng số chi cho giáo dục THPT từ năm 2005 đến năm 2008 đã tăng lên một cách đáng kể là 51.749 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 189%, điều này thể hiện được sự quan tâm tới đầu tư vào giáo dục THPT của thành phố. Từ sự thay đổi của từng nhóm chi ta có thể rút ra một số nhận xét:

Nhóm chi cho con người tăng nhiều nhất từ 44.976 triệu đồng năm 2005 lên 92.075 triệu đồng năm 2008 (tăng 47.099 triệu đồng). Nguyên nhân chủ yếu là do số lượng giáo viên tăng làm cho số chi lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội và phúc lợi... tăng làm tổng số chi cho con người tăng lên.

Số chi cho nghiệp vụ chuyên môn đạt mức 7.762 triệu đồng vào năm 2008 so với 5.113 triệu đồng ở năm 2005 (tăng 2.649 triệu đồng) mức tăng này phản ánh việc chi thêm tiền để đầu tư mua sách giáo khoa, tài liệu dùng cho ngành, các dụng cụ giảng dạy, thiết bị thí nghiệm... khoản chi này giúp trang bị thêm phương tiện dạy và học, giúp cho việc học tập gắn liền giữa lý thuyết với thực tế, nó có tác động trực tiếp đến kết quả giảng dạy và học tập hay nói cách khác là làm nâng cao chất lượng đào tạo.

Chi mua sắm, sửa chữa nhìn chung qua các năm đều tương đối ổn định dao động quanh mức trên dưới 5.000 triệu đồng (cụ thể năm 2005 là 5.042 triệu đồng, năm 2006 là 4.785 triệu đồng, năm 2007 là 5.137 triệu đồng và năm 2008 là 5.075 triệu đồng)

Chi phí quản lý hành chính tăng dần qua các năm từ 2.535 triệu đồng năm 2005 lên 3.786 triệu đồng năm 2006, đạt 4.132 triệu đồng vào năm 2007 và năm 2008 là 4.146 triệu đồng). Điều này một phần là do việc các trường mở rộng thêm về quy mô đào tạo cũng như cơ sở hạ tầng, nhưng xét lại thì cũng là do việc quản lý, thực hành tiết kiệm chưa được tốt. Trong những năm tới đây, cần phải xây dựng định mức chi hợp lý hơn, cắt giảm những khoản không cần thiết để dành nguồn chi cho các khoản khác quan trọng hơn.

Những nhận xét trên chỉ mang tính chất tổng hợp chưa đi vào cụ thể của từng nhóm chi. Để có thể thấy rõ được tình hình thực tế của từng nhóm, tìm hiểu rõ được những mặt được, những mặt hạn chế và nguyên nhân đồng thời định hướng để giải quyết những mặt hạn chế đó chúng ta cần phải xem xét, phân tích số chi cụ thể của từng nhóm chi.

Nhóm chi cho con người:

Chi cho con người khoản chi lớn nhất trong cơ cấu chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục THPT, thực tế chiếm tới hơn 70% tổng số chi NSNN cho giáo dục THPT. Nội dung của khoản chi này bao gồm: Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp khác. Nhóm chi này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của đội ngũ giáo viên, học

sinh mà họ là những người quyết định đến chất lượng giáo dục. Do vậy để nâng cao chất lượng giáo dục thì trước hết phải nâng cao đời sống của giáo viên, đảm bảo cho họ cuộc sống ổn định cả về vật chất lẫn tinh thần, từ đó họ sẽ chuyên tâm công tác, đem hết khả năng tâm huyết của mình ra để truyền thụ kiến thức cho học sinh. Cụ thể tình hình chi NSNN giáo dục THPT, nhóm mục chi cho con người được thể hiện trong bảng:

Bảng 9: Chi tiết nhóm chi cho con người trong chi NSNN bậc giáo dục THPT

(đơn vị: triệu đồng - nguồn: phòng Văn - xã Sở Tài chính Hải Phòng)

2005 2006 2007 2008 Tổng chi 44.976 57.995 74.229 92.075 Chi lương 22.811 29.117 37.209 47.275 Chi phụ cấp 11.900 15.044 19.201 26.299 Thưởng 404 510 646 818 Phúc lợi 224 287 369 475 Các khoản đóng góp khác 9.637 13.040 16.804 17.208

Dựa vào số liệu trong bảng, có thể thấy rằng số chi cho con người nhìn chung là tăng đáng kể; năm 2006 so với năm 2005 tăng tăng 13.019 triệu đồng (tương ứng 28.9%) năm 2007 so với năm 2006 thì tăng 16.234 triệu đồng (tương ứng 27.9%), và năm 2008 thì tăng 24.52% (18.203 triệu đồng). Sở dĩ có được sự tăng mạnh về số chi cho con người giữa ác năm là do Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và có những chính sách đúng đắn đến đời sống của giáo viên trong những năm qua. Trong tổng số chi cho con người thì phần chi tiền lương chiếm tỷ trọng lớn nhất trên 50% và đều giữa được mức tăng ổn định qua các năm, cụ thể từ năm 2005 đến năm 2006 tăng 6.306 triệu đồng, năm 2008 chi lương tăng 10.066 triệu đồng so với năm 2007. Một trong những nguyên nhân chính tác động số tăng trên là do việc đội ngũ cán bộ giáo viên được tăng thêm ở các trường và cùng với việc nhà nước tiến hành nâng

mức lương cơ bản cho người lao động lên 450.000 đồng kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2006.

Khoản chi thứ 2 trong nhóm chi cho con người đó là chi phụ cấp lương, bao gồm: phụ cấp chức vụ, phụ cấp độc hại, phụ cấp giảng dạy tại vùng III, vùng đặc biệt khó khăn... Các khoản phụ cấp cũng tăng đều cùng với tốc độ tăng lương, năm 2005 là 11.900 triệu đồng, đến năm 2008 đã tăng lên 26.299 triệu đồng (tăng 14.399 triệu đồng) khoản phụ cấp lương cũng chiếm tỷ trọng khá cao (chỉ sau chi tiền lương) vào khoảng 25% trong tổng số chi cho con người. Điều này phản ánh đúng bởi vì tiền lương bình quân của giáo viên chưa đủ để đảm bảo đời sống cho họ thì số phụ cấp tăng lên sẽ góp phần hỗ trợ đời sống của giáo viên. Mặt khác, chế độ phụ cấp cao còn nhằm để thu hút giáo viên lên công tác, giảng dạy ở các vùng khó khăn góp phần xã hội hóa giáo dục. Tuy nhiên, việc tăng phụ cấp lương không phải là một giải pháp ổn định lâu dài, thì cần phải có những chính sách tăng lương, hỗ trợ cho giáo viên để đảm bảo đời sống của họ.

Phần chi cho tiền thưởng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong nhóm chi cho con người, ổn định ở mức khoảng 0,8%. Tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng khoản chi này cũng có tác dụng tích cực, khuyến khích, tạo động lực cho đội ngũ giáo viên hoàn thành tốt công tác giảng dạy của mình.

Chi cho phúc lợi là khoản chi dùng để trợ cấp cho những cán bộ, giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là những giáo viên ở những vùng nghèo không có điều kiện vật chất đầy đủ, tạo điều kiện cho họ ổn định yên tâm công tác. Chi cho phúc lợi chiếm tỷ trọng khá nhỏ, chỉ khoảng xấp xỉ 0.5% trong tổng chi cho con người.

Các khoản đóng góp khác trong nhóm chi cho con người, tăng đều qua các năm từ 9.637 triệu đồng năm 2005 lên 17.208 năm 2008, và giữ ổn định trong khoảng trên dưới 20% trong tổng số chi cho con người.

Nhìn chung, qua xem xét cụ thể tình hình chi cho từng nội dung của nhóm mục chi cho con người, có thể thấy khoản chi cho con người đã phần nào đáp ứng được những nhu cầu của đội ngũ cán bộ, giáo viên. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy và học tập cần thì phải tăng cường

đầu tư thêm cho chi cho con người trong những năm tới, đặc biệt là chú trọng tăng thêm các khoản chi về phúc lợi, thưởng để góp phần khuyến khích đội ngũ giáo viên.

Nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn

Chi nghiệp vụ chuyên môn là khoản chi lớn thứ 2 sau nhóm khoản chi cho con người. Nội dung của chi nghiệp vụ chuyên môn bao gồm việc mua sắm trang thiết bị, đồ dùng giảng dạy, đồ dùng phục vụ thí nghiệm... giúp cho việc dạy và học được thiết thực hơn giữa lý thuyết và thực hành nâng, tạo điều kiện cao chất lượng giáo dục. Trong những năm qua thì quy mô về số lượng học sinh và đội ngũ giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Hải Phòng không ngừng tăng lên, làm tăng nhu cầu về các khoản chi cho nghiệp vụ chuyên môn. Thực tế về tình hình của những nội dung chi cho nghiệp vụ chuyên môn có thể xem qua bảng số liệu sau:

Bảng 10: Chi tiết nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn bậc giáo dục THPT (đơn vị: triệu đồng - nguồn: phòng Văn - xã Sở Tài chính Hải Phòng)

2005 2006 2007 2008 Tổng chi 5.113 5.928 6.754 7.762

Mua vật tư 501 840 1.316 1.508 Mua trang thiết bị 310 352 373 438 Mua sách, tài liệu chuyên môn 838 936 977 1.214

Chi khác 3.464 3.800 4.088 4.602

Theo số liệu thống kê trong bảng, ta thấy chi cho nghiệp vụ chuyên môn năm 2008 là 7.762 triệu đồng tăng 51.8% so với năm 2005 (năm 2005 là 5.113 triệu đồng). Đây là mức tăng khá lớn, thể hiện mức độ đầu tư nâng cao cho chất lượng giáo dục đã được quan tâm thích đáng.

Khoản chi mua sắm vật tư năm 2008 đạt 1.508 triệu đồng chiếm 19.4% tăng lên nhẹ so với số của năm 2007 (tăng 14.58%) và các năm trước. Mặc dù số chi cho mua vật tư có tăng lên, song tỷ trọng chi cho mua vật tư trong nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn vẫn chưa phải là cao. Trên thực tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các trường THPT trên địa bàn thành phố, đặc biệt

là những trường ở khu vực nghèo, còn thiếu nhiều cơ sở vật chất. Điều này đòi hỏi trong những năm tới cần phải có sự quan tâm hơn nữa vào nội dung chi dành cho mua sắm vật tư ở những nơi như vậy.

Nội dung chi thứ 2 nằm trong khoản chi nghiệp vụ chuyên môn đó là chi mua sắm trang thiết bị kỹ thuật. Đây là khoản chi có vai trò lớn trong việc thực hiện công tác chuyên môn của ngành. Giúp trang bị các thiết bị, đồ dùng dùng trong giảng dạy và học tập như giáo cụ, thiết bị thí nghiệm, máy vi tính, … những thứ này có tác dụng rất lớn trong công tác giảng dạy giúp đạt hiệu quả cao, phục vụ tốt cho chuyên môn. Tuy tỉ trọng chi cho nội dung này còn thấp, mặc dù về số tuyệt đối thì vẫn tăng qua các năm nhưng tỷ trọng thì lại giảm dần. Năm 2005 chiếm 6% đến năm 2006 giảm còn 5.9% và năm 2008 thì chỉ chiếm 5.6%. Rõ ràng, một vấn đề đặt ra ở đây là cần có sự quan tâm hơn nữa tới việc đầu tư mua sắm trang thiết bị giảng dạy.

Tiếp đến là chi cho mua sách, tài liệu chuyên môn là nội dung có vai trò đặc biệt quan trọng vì sách và tài liệu chuyên môn có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của hoạt động giảng dạy. Cũng giống với nội dung chi mua trang thiết bị, khoản chi dành cho mua sách và tài liệu chuyên môn tuy có tăng lên về số tuyệt đối giữa các năm, song tỉ trọng thực tế trong tổng chi dành cho nghiệp vụ chuyên môn lại giảm. Cụ thể năm 2005 là 838 triệu đồng tương đương 16.4%, thì năm 2006 tăng lên 936 triệu đồng nhưng tỷ trọng lại giảm còn 15.78%, năm 2007 tăng lên 977 triệu đồng trong khi tỷ trọng chỉ là 14.5% trong tổng chi nghiệp vụ chuyên môn, năm 2008 số chi cho mục này đã tăng lên 15.6% (1.214 triệu đồng) nhưng đây vẫn là mức chi còn nhỏ. Trong thời gian tới, sẽ cần phải điều chỉnh lại mức chi này cho phù hợp hơn thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu về sách giáo khoa và tài liệu dùng cho giáo viên và học sinh của các trường.

Cuối cùng là các khoản chi phí khác, các khoản này chiếm tỷ lệ khá lớn so với các nội dung chi kể trên trong nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn. Trung

bình trong giai đoạn 4 năm từ 2005 đến 2008 là trên 60% trong tổng số chi cho nghiệp vụ chuyên môn. Thực tế các khoản chi phí khác thường rất khó kiểm soát vì thế dễ gây ra tình trạng lãng phí, sử dụng bừa bãi, từ năm 2005 đến năm 2008 số chi khác có giảm về tỷ trọng (65% xuống còn hơn 59%) nhưng về số tuyệt đối vẫn tăng khá lớn. Do đó đòi hỏi cần phải thực hiện giảm chi và xác định cụ thể các mục trong khoản chi này để có thể sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả hơn, đồng thời dành nguồn cho các nội dung chi khác thiết thực hơn.

Tổng hợp lại, thì các nội dung chi trong chi nghiệp vụ chuyên môn trong các trường THPT ở thành phố Hải Phòng vẫn còn một số nội dung chưa thực sự hợp lý. Vì vậy cần phải có những điều chỉnh thích hợp, nâng cao tỷ trọng của các khoản chi thiết thực, giảm bớt tỷ trọng của khoản chi khác. Có như vậy thì mới nâng cao được hiệu quả của các khoản chi cho nghiệp vụ chuyên môn.

Chi quản lý hành chính

Nhóm chi quản lý hành chính nhằm bảo đảm nhu cầu vật chất phục vụ công tác giảng dạy của nhà trường, bao gồm: hội nghị sơ kết đầu năm, cuối năm, đại hội công nhân viên chức, hội thảo về giáo dục, công tác phí, phụ cấp đi đường, điện thoại, nước, điện... Đây là nhóm chi không tác động trực tiếp đến chất lượng giáo dục nhưng có vai trò duy trì hoạt động của các trường học. Bên cạnh đó, đây còn là nhóm chi khó định mức được và không cụ thể, do đó cần quản lý chặt chẽ, phải chi đúng, chi đủ, chi kịp thời, tiết kiệm, chống thất thoát lãng phí ở mức tối đa cho NSNN.

Chi quản lý hành chính trong công tác giáo dục THPT tại Hải Phòng tăng một cách ổn định trong thời gian qua. Số chi năm 2008 là 4.503 tăng 371 triệu so với năm 2007, tăng 717 triệu so với năm 2006, tăng 1.950 triệu so với số chi năm 2005, về tương đối tăng xấp xỉ 9%. Sự gia tăng của khoản chi này gây ảnh hưởng không tốt tới sự đầu tư cho việc nâng cao chất lượng chuyên môn trong giảng dạy. Do đó, ngành giáo dục Hải Phòng cần giảm, tiết kiệm triệt để khoản chi này và đề ra một phương pháp thật hiệu quả.

Thực tế tình hình chi ngân sách cho quản lý hành chính ở một số mặt cụ thể như sau:

Chi thanh toán dịch vụ công cộng: Khoản chi này bao gồm tiền điện, nước, vệ sinh môi trường … Do những việc thực hiện tự cơ chế chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp, khoán số điện, nước sử dụng trong các trường học trong những năm gần đây nên các khoản chi này đã được lập cũng như thực hiện khá sát với tình hình thực tiễn tại các đơn vị trường học. Tuy nhiên, do

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên cho giáo dục thpt trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 32 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w