CẤU TẠO BÃI CHÔN LẤP

Một phần của tài liệu đồ án thu gom xử lý chất thải rắn tại tp nha trang (Trang 46 - 49)

III. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP

1.CẤU TẠO BÃI CHÔN LẤP

Cấu tạo của lớp lót đáy

Mục đích: để đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường, tránh nguồn nước rỉ rác xâm nhập gây ô nhiễm môi trường đất, nước ngầm, do vậy lớp lót phải đảm bảo cách ly được nước rác bên trong bãi chôn lấp và môi trường bên ngoài.

Hình 1: Cấu tạo của lớp lót đáy

Cấu tạo lớp phủ trên cùng

Mục đích:

- Ngăn chặn bốc mùi, gây ô nhiễm.

- Ngăn chặn nước mưa thấm vào bãi rác làm tăng lượng nước rác.

- Thu gom lượng khí phát sinh.

- Khôi phục lại cảnh quan ban đầu.

Hình 2: Cấu tạo lớp phủ trên cùng

Hệ thống thu gom nước rác

Nước rác là nước bao gồm: lượng nước có sẵn ban đầu trong rác thải, từ các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong bãi chôn lấp, nước mưa thấm vào...

Do vậy phải có hệ thống thu gom nước rác, hệ thống thu gom đặt trong bãi chôn lấp và nằm phía trên hệ thống lớp lót đáy.

Khi thiết kế hệ thống thu gom nước rác cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Hệ thống thu gom phải đủ lớn để thu gom hết lượng nước rác phát sinh.

- Hệ thống thu gom lắp đặt sao cho hạn chế lượng nước đọng ở đáy, độ

đốc tối thiểu 1%

- Ống thu gom nhẵn, đường kính từ 15-20 cm.

Hệ thống thu gom khí

Sau khi rác được chôn lấp vào bãi sẽ xảy ra hàng loạt phản ứng sinh hóa (bao gồm cả hiếu khí và yếm khí) trong bãi rác phát sinh các khí thải: CO2, CH4, NOX, SOX... Nếu ô chôn lấp kín tạo ra áp suất lớn ảnh hưởng có hại đến bãi chôn lấp.

Hình 4:Hệ thống thu gom khí

Một phần của tài liệu đồ án thu gom xử lý chất thải rắn tại tp nha trang (Trang 46 - 49)