0
Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Các bước tiến hành

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CAN THIỆP QUA DA Ở BỆNH NHÂN (Trang 27 -29 )

* Bước 1chuẩn bị bệnh nhân

Các bệnh nhân chuẩn bị chụp ĐMV qua da đều được hỏi kỹ tiền sử lâm sàng, khám lâm sàng theo mẫu bệnh án thống nhất, làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết như: Glucose máu, ure, creatinin, men tim, lipid máu, điện giải đồ. Làm điện tim đồ, siêu âm tim. Chẩn đoán trước can thiệp.

Các bệnh nhân được đánh giá nguy cơ bệnh mạch vành theo thang điểm TIMI đối với cơn đau thắt ngực không ổn định và NMCT không có đoạn ST chờnh lên (TIMI Score for Unstable Anginia and Non-ST elevation MI ):[18]

Cỏch tính điểm: trong 7 tiêu chuẩn sau, mỗi tiêu chuẩn nếu có cho 1 điểm: + Tuổi ≥ 65

+ Có ≥ 3 yếu tố trong các yếu tố nguy cơ bị bệnh mạch vành (tiền sử gia đình bị bệnh mạch vành, tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, đái tháo đường, hút thuốc lá ).

+ Tiền sử bị hẹp đáng kể động mạch vành ( > 50% ) + Dùng Aspirin trong vòng 7 ngày trở lại đây

+ Có ≥ 2 cơn đau thắt ngực nặng trong vòng 24h trước đó + Tăng các men tim trong huyết thanh (CK-MB, Troponin )

+ Biến đổi đoạn ST ( chênh lờn thoáng qua, chờnh lờn hay chênh xuống kéo dài ≥ 0,05mV )

Phân nhóm nguy cơ như sau:

Nhóm nguy thấp: điểm TIMI 0 - 2 điểm Nhóm nguy vừa: điểm TIMI 3 - 4 điểm Nhóm nguy cao: điểm TIMI 5 - 7 điểm

Các bệnh nhân đều được điều trị nội khoa trước và sau can thiệp tùy vào chuẩn đoán, theo phác đồ chung tại viện tim mạch.

* Bước 2 chụp và can thiệp ĐMV

Đánh giá tưới máu ĐMV theo phân độ TIMI ( Coronary Artery Perfusion-TIMI Grades) trước và ngay sau can thiệp.

+ Độ 0: Không có tưới máu

+ Độ 1: Có thấm thuốc cản quang song không rõ tưới máu + Độ 2: Tưới máu 1 phần

+ Độ 3: Tưới máu hoàn toàn

Đánh giá tổn thương ĐMV phân loại các type A, B, và C theo AHA/ACC 1988, theo bảng điểm SYNTAX…

Sau khi chụp và can thiệp ĐMV các bệnh nhân như tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân được đưa vào nhóm nghiên cứu, và nhóm chứng, loại trừ các bệnh nhân theo tiêu chuẩn loại trừ.

* Bước 3 đỏnh giá bệnh nhân sau can thiệp

Đánh giá kết quả sau can thiệp, tình trạng tưới máu, tình trạng lâm sàng, một số thông số cận lâm sàng, các tai biến trong thời gian còn nằm viện.

* Bước 4 theo dõi bệnh nhân trong 3 tháng sau can thiệp

Các bệnh nhân nhóm nghiên cứu và nhóm chứng tiếp tục được theo dõi trong thời gian nằm viện, và trong khoóng thời gian 3 tháng sau can thiệp. Đánh giá tình trạng lâm sàng, một số thông số cận lâm sàng, đánh giá mức độ tái hẹp ĐMV nếu có chụp mạch lại trong vòng 3 tháng. Theo dõi các biến cố tim mạch chính gồm: tử vong, tái nhồi máu cơ tim, phải can thiệp lại tổn thương (tái hẹp), phải nhập viện vì cơn đau thắt ngực, suy tim nặng, TBMN, chảy máu nặng phải truyền máu.

* Bước 5 thu thập và sử lí số liệu

Thu thập số liệu theo mẫu bệnh án nghiên cứu, sử lý số liệu trên máy vi tính, dùng phần mềm thống kê SPSS 16, dựng các thuật toán thích hợp.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CAN THIỆP QUA DA Ở BỆNH NHÂN (Trang 27 -29 )

×