Tạo hứng thú học tập và phát huy tính chủ động tích cực của HS trong dạy

Một phần của tài liệu một số biện pháp rèn luyện kĩ năng viết chính tả cho học sinh dân tộc tày trường (Trang 43 - 45)

7. Cấu trúc đề tài

2.5. Tạo hứng thú học tập và phát huy tính chủ động tích cực của HS trong dạy

dạy học chính tả

Trong giờ học chính tả để HS có được hứng thú học tập, khi HS phát biểu đúng, làm đúng các bài tập khó, GV cần động viên, khuyến khích khen thưởng và khích lệ HS.

Phần luyện tập trong viết chính tả cũng rất quan trọng. Để HS làm tốt phần luyện tập GV cần sử dụng những phương pháp dạy học thích hợp gây hứng thú học tập cho HS tùy theo nội dung phần bài tập.

GV có thể cho HS làm bài tập cá nhân, theo cặp nhóm (tổ) nhằm tránh sự nhàm chán cho HS khi các em học phân môn Chính tả.

Formatted: Level 3, Space After: 0 pt, Line

spacing: 1,5 lines, Keep with next

Formatted: Indent: Left: 0 cm, First line: 1

VD: trong bài “Núi non hùng vĩ ” bài tập 3 GV cho HS các tổ thi trả lời câu đố. Trước tiên GV sẽ đọc câu đố và một HS lên bảng ghi điểm cho các nhóm. Nhóm nào giơ tay nhanh nhất sau khi GV đọc xong câu hỏi sẽ giành quyền trả lời, trả lời đúng ghi 10 điểm, sai không có điểm và nhường quyền trả lời cho nhóm bạn, sau khi đã trả lời hết các câu hỏi cả lớp sẽ cùng đếm câu trả lời đúng của các nhóm và cộng điểm, sau cùng cả lớp cùng tuyên dương nhóm xuất sắc nhất.

Hay khi học bài chính tả phân biệt ch/ tr giáo viên có thể đưa ra bài tập dưới dạng trò chơi tiếp sức chia lớp thành 3 nhóm các thành viên trong nhóm lần lượt lên bảng viết tên của các đồ dùng có tên bắt đầu bằng ch vào bảng sau trong 3 phút nhóm nào viết được nhiều nhất sẽ được thưởng

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3

Chổi, chậu,... Chai, chén,... Chiếu, chõng,...

Tạo hứng thú học tập cho HS nhằm giúp HS ham thích học chính tả, HS không những đọc đúng, viết đúng chính tả mà còn mở rộng được một số từ ngữ, mở rộng hiểu biết về cuộc sống.

Dạy học nhất thiết phải phát huy tính chủ động, tích cực của HS. Muốn biến quá trình giáo dục- đào tạo thành quá trình tự giáo dục- đào tạo thì không còn con đường nào tốt hơn là dạy học phải phát huy vai trò tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Có thể nói, chừng nào người dạy chưa phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học thì chừng ấy chất lượng giáo dục- đào tạo còn hạn chế. Bởi vì đó vừa là phương tiện, vừa là yêu cầu, vừa là mục đích của quá trình dạy học.

Trong dạy học chính tả cho HSDT Tày, người giáo viên cần được trang bị đầy đủ và nắm chắc hệ thống chính tả phương ngữ của địa phương mình. Bởi vì đây là nơi thường xảy ra sự cố chính tả. Nắm được hệ thống chính tả phương ngữ của địa phương, học sinh như người lái xe ý thức được đâu là nơi dễ xảy ra nguy hiểm mà cẩn thận khi qua đó. Một chữ có thể mắc lỗi ở một bộ phận, nhưng rất nhiều chữ có thể mắc lỗi cả ba bộ phận : phụ âm đầu, vần, thanh. Nếu chỉ chú ý đến một bộ phận thì lỗi có thể xảy ra ở bộ phận kia. Nắm được hệ

thống chính tả phương ngữ, học sinh sẽ chủ động, tích cực ghi nhớ mẫu chữ đúng, biết tự kiểm tra kết quả bài làm của mình. Đó là cách dạy phát huy vai trò tự giác tích cực học tập của chính tả. Tính tự giác là cơ sở của tính tích cực, tính tích cực phát triển đến mức nào đó thì làm nảy sinh tính độc lập. Tính độc lập đã chứa đựng trong nó tính tự giác và tính tích cực. Có thể đơn cử một ví dụ, trong bài học « Những chữ có phụ âm đầu gi cần ghi nhớ » có từ co giãn, nếu học sinh chỉ chú ý đến phụ âm đầu gi ( vì đây là mục tiêu chính của bài) học sinh có thể viết đúng một bộ phận phụ âm đầu. Nếu học sinh ý thức được vần an là một

khúc ngoặt khá nguy hiểm vì thường nhầm lẫn với vần ang, thì em sẽ chú ý đến bộ phận thứ 2- vần. Nhưng còn thanh ngã cũng là một cái dốc nghiêng dễ lật xe nếu các em không chú ý, em sẽ viết với thanh hỏi. Vấn đề còn lại là ở người thầy ( ở đây bao gồm cả những người xây dựng chương trình , sách giáo khoa và giáo viên đứng lớp) phải xây dựng được bài học như thế nào để học sinh có thể được trang bị đầy đủ hệ thống chính tả phương ngữ đó. Thực hiện điều này chúng ta làm như sau :

Cho học sinh quan sát một tập hợp chữ thuộc yếu tố chính tả như bài Một

số chữ có vần ay cần ghi nhớ giáo viên có thể cung cấp một số ngữ liệu :

- Trâu hay chẳng ngại cày trưa - Ra tay gạo xay ra cám - Ăn cơm với cáy thì ngáy o o Ăn cơm thịt bò thì lo ngay ngáy

Sau đó giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời : Trong ngữ liệu này chữ nào có vần ay ? Phụ âm đầu tr, x ? Chữ nào có thanh hỏi hoặc ngã ?...

Cứ từng bài, từng bài như thế, hình thành trong các em ý thức chú ý đầy đủ cả ba bộ phận chữ có thể mắc lỗi.

Một phần của tài liệu một số biện pháp rèn luyện kĩ năng viết chính tả cho học sinh dân tộc tày trường (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)