Đun nóng và làm lạnh

Một phần của tài liệu Xây dựng một số bài thực hành hóa hữu cơ đại cương (Trang 31 - 32)

1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI

1.2.3. Đun nóng và làm lạnh

1.2.3.1. Đun nóng

Đun nóng để xúc tiến phản ứng, để tách và tinh chế các chất cũng như khi xác định các hằng số vật lí.

Trong phòng thí nghiệm, các dụng cụ thường dùng để đun nóng đó là: Đèn cồn, đèn khí, bếp điện, bếp cách thủy, bếp cách cát, bếp cách dầu, hơi nước, tủ sấy, lò nung,...

- Khi đun nóng bằng ngọn lửa, không đun nóng một chỗ của bình mà phải hơ đều thành bình. Phương pháp này chỉ dùng cho các dụng cụ chịu nhiệt.

- Nếu cần đun nóng ở nhiệt độ thấp hơn 1000C thì dùng bếp cách thủy hay bếp cách không khí, nếu cao hơn 1000C thì dùng bếp điện trần có lưới amiăng hay dùng bếp cách cát, cách dầu, bếp glycerol, hay parafine tùy thuộc vào nhiệt độ cần đun. Ở nhiệt độ 2000C dùng bếp parafine hay glycerol, ở 2200C dùng bếp cách dầu, từ 250 – 3000C dùng acid H2SO4 đậm đặc, ở 400 – 5000C dùng bếp cách muối như hỗn hợp NaNO3 (48,7%) và KNO3 (51,3%).

- Khi đun nóng bằng bếp cách chất lỏng, phải cho mức chất lỏng ở ngoài cao hơn chất lỏng trong bình và giữ nhiệt độ của bếp cao hơn nhiệt độ phản ứng

4 2

1

khoảng 30 – 400C.

- Nếu đun nóng ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ sôi thì phải thêm đá bọt hay ống mao quản hàn kín một đầu đầu hở nhúng vào trong chất lỏng. Chú ý không cho đá bọt vào bình trong lúc đang sôi vì sẽ làm cho chất lỏng trong bình sôi trào lên, chỉ cho lúc bình đang nguội.

1.2.3.2. Làm lạnh

Khi tiến hành các phản ứng phát nhiệt mà lượng nhiệt làm thay đổi hướng phản ứng, hoặc muốn làm nguội bớt bình hay tiến hành các phản ứng ở nhiệt độ thấp thì tiến hành làm lạnh. Tùy theo khoảng nhiệt độ cần làm lạnh mà sử dụng các chất làm lạnh khác nhau.

- Nếu làm lạnh trong khoảng nhiệt độ không thấp lắm thì sử dụng nước đá lạnh hoặc đá lạnh.

- Nếu muốn làm lạnh ở nhiệt độ thấp hơn 00C thì dùng nước đá nghiền nhỏ trộn với muối vô cơ.

- Muốn làm lạnh ở nhiệt độ thấp hơn nữa thì dùng không khí lỏng hay nitơ lỏng,... có thể làm lạnh đến -1800C.

- Trong phòng thí nghiệm, thường dùng tủ lạnh để giữ nhiệt độ đến -50C hoặc các thiết bị làm lạnh riêng khác.

Một phần của tài liệu Xây dựng một số bài thực hành hóa hữu cơ đại cương (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)