Xây dựng mô hình hoàn thiện

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống cung cấp điện trên sa bàn điện ôtô (Trang 33 - 69)

- B1 : chuẩn bị panel

- B2 : lắp máy phát điện hoàn chỉnh trên panel

- B3 : Lắp panel hệ thống khởi động lên mô hình

Hình 2.15. Các hệ thống trên mô hình

Hình 2.21.Hình chiếu cạnh mô hình hoàn chỉnh

Sau khi đã chọn được các chi tiết phục vụ cho việc lắp ráp mô hình một cách chính xác và khoa học đảm bảo tính thẩm mỹ giúp người học dễ dàng quan sát và thực hành trên mô hình đề tài đã tiến hành gá lắp các chi tiết lên mô hình.

Trên đây là một số hình ảnh của mô hình sau khi đã gá lắp các cơ cấu, chi tiết của các hệ thống.

Mô hình này gồm có các hệ thống lần lượt từ trên xuống đó là : + Hệ thống chiếu sáng

+ Hệ thống khởi động + Hệ thống đánh lửa + Hệ thống cung cấp điện.

Trên mô hình các bộ phận, các chi tiết được bố trí một cách khoa học. Đối với hệ thống chiếu sáng ở phía trên cùng của mô hình với 2 cụm đèn pha 2 bên, đèn sương mù bên cạnh và các đèn xi nhan, đèn hậu ở phía dưới, khi mà nhìn vào có thể liên tưởng đến hệ thống trên xe thực tế.Với 3 hệ thống còn lại được bố trí phía dưới để đảm bảo độ an toàn, tính thẩm mỹ, giúp quan sát, kiểm tra và vận hành một cách dễ dàng hơn. Để chế tạo ra một mô hình đáp ứng đầy đủ tất cả các mục tiêu và yêu cầu của đề tài thật sự là rất khó nhưng với mô hình này từ mục đích, yêu cầu cho đào tạo sẽ là khả quan nhất bởi vì cách bố trí mô hình và các hệ thống trên mô hình đã được thể hiện rất rõ ràng khái quát lên gần như là đầy đủ về hệ thống điện trên ô tô giúp người

Chương 3: HƯ HỎNG, NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ

PHƯƠNG PHÁP BẢO DƯỠNG VÀ KIỂM NGHIỆM,TẠO PANLE 3.1. Nhưng hư hỏng chung làm ngừng hoạt động của hệ thống cung cấp

điện

- Các thiết bị điện dùng chung trên ôtô bao gồm phần cơ khí và phần điện nên các dạng hư hỏng cũng có hai phần:

+ Các dạng hư hỏng về cơ khí: nứt vỡ thân, nắp máy phát điện, mòn hỏng các ổ đỡ, khớp nối, cong các trụ...những hư hỏng gãy vỡ thường dẫn đến ngừng làm việc ngay và dễ phát hiện.

+ Các hư hỏng về điện: các dạng phá hỏng tính chất dưỡng điện ở nơi tiếp xúc, mối bắt nối( tiếp điểm, chổi than, vành cách điện), giảm cách điện giữa các phần tử với nhau, phá hỏng đặc tính từ điện.

- Các hư hỏng trên có thể do nguyên nhân tính ngẫu nhiên hoặc tính chất hệ thống hoặc do sử dụng, bảo dưỡng không đúng kỹ thuật đặc tính từ điện

- Các hư hỏng trên có thể do nguyên nhân tính ngẫu nhiên hoặc tính chất hệ thống hoặc do sử dụng, bảo dưỡng không đúng kỹ thuật.

3.2. Nhưng hư hỏng làm biến xấu tình trạng kỹ thuật của hệ thống

- Các chi tiết lắp ghép bị rơ, rão gây tiếng kêu, làm rát cốt phần lõi và vỏ, các dây dẫn điện, các tính hiệu điện tử, bán dẫn bị ẩm mốc giảm cách điện, các cặp tiếp điểm tiếp xúc không tốt, khe hở không đúng tiêu chuẩn...,đều ảnh hưởng đến tình trạng kỹ thuật của hệ thống

3.3. Những dạnh hư hỏng của hệ thống cung cấp điện trên ô tô

- Các đèn báo và các hệ thống không làm việc(đèn không sáng), một số phụ tải bị cháy, cầu chì cháy, còi có tiếng kêu không đanh nguyên nhân có thể do ắc quy yếu điện hoặc máy phát không phát ra điện.

- Động cơ không khởi động được, hoặc khó khởi động, khi làm việc có tiếng kêu phát ra từ máy phát. Nguyên nhân có thể do hệ thống không cung cấp được lượng điện cần thiết, quá trình làm việc của máy phát không ổn định, trục trặc về cơ khí...

- Xe không tăng tốc được hoặc không phát huy hết công suất, khí xả có màu xám. Nguyên nhân có thể do yếu điện nên đánh lửa kém.

- Khi bật công tắc điện nhưng đèn báo vẫn sáng có thể do chạm chập trong hệ thống hoặc nối tắt làm khoá điện mất tác dụng.

3.4. Những hư hỏng,nguyên nhân ,hậu quả của máy phát điện

3.4.1 Những hư hỏng và nguyên nhân

+ Máy phát không phát ra điện có thể do dầu, nước rơi vào trong máy phát, do hỏng điôt nắn dòng, chạm mát cực dương làm các cuộn dây máy bị cháy.

+ Có thể do đứt chập các dây dẫn ở đầu ra của phần cứng, do tụt đầu dây hoặc nối cực( +) kích từ với mát.

+Công suất máy phát bị giảm hoặc không ổn định - Cuộn dây kích thích: bị đứt, Chạm mát, bị chập Nguyên nhân

+ Do máy phát bị rung động trong quá trình làm việc.

+ Máy phát bị quá tải, làm việc với dòng điện lớn, nhiệt độ máy phát cao. + Bị sát cốt do ổ bi đỡ bị mòn, lệch.

+ Chổi tham mòn do ma sát với cổ góp, tiếp xúc giữa chổi than và cổ góp không đảm bảo sẽ phát sinh tia lửa làm cháy cổ góp.

- Cuộn dây Stato

+ Bị đứt: nếu đứt một pha thì hai pha còn lại sẽ mắc nối tiếp làm điện trở trong cuộn dây tăng điện áp máy phát tăng dần đến có thể làm hỏng điôt, nếu đứt hai pha thì mạch điện bị ngắt và mày không phát ra điện.

+ Trường hợp cuộn dây bị chạm mát, chập sẽ làm ảnh hưởng đến công suất của máy phát.

- Chổi than và vòng bi

+ Vòng tiếp xúc mòn hỏng do ma sát, bị oxi hoá hoặc dính dầu mỡ làm tăng điện trở mạch kích thích, cường độ dòng điện kích thích giảm, công suất máy phát giảm.

+ Vòng bi mòn, rơ hỏng do làm việc lâu ngày. - Tiết chế

+ Điện áp phát ra của máy phát tăng theo tốc độ quay của động cơ.

+Điện áp phát ra của máy phát luôn thấp khi tốc độ quay của máy phát cao + Điện áp của máy phát điện bằng 0 kể cả khi tốc độ quay của máy phát cao - Mạch chỉnh lưu

+ Điôt bị thủng làm cho dòng điện đi qua cả hai chiều

3.4.2. Những hậu quả

+ Tất cả những hư hỏng trên làm cho công suất của máy phát bị giảm hoặc không ổn định, ngoài những hư hỏng trên còn có nguyên nhân làm máy phát quá nóng, nếu không kịp phát hiện có thể làm cháy máy( Cong rôto, sát cốt, đứt, chập chờn một số lối dây, quá tải thường xuyên).

3.4.2.1. Khi cuộn dây Rotor bị đứt

Khi máy phát quay, nếu cuộn dây Rotor bị đứt thì máy phát không phát ra điện và điện áp ở cực P = 0.

Khi mạch M.IC xác định được tình trạng này này mở Transistor Tr2 để bật đèn báo nạp cho biết hiện tượng không bình thường này.

Hình 3.1. Khi Rotor bị đứt

3.4.2.2. Khi cuộn dây Rotor bị chập (ngắn mạch)

Hình 3.2. Khi Rotor bị ngắn mạch

Khi máy phát quay nếu cuộn dây rotor bị chập điện áp ở cực B được đặt trực tiếp vào cực F và dòng điện trong mạch sẽ rất lớn. Khi mạch M.IC xác định đựơc tình trạng này nó sẽ đóng Transistor Tr1 để bảo vệ và đồng thời mở Transistor Tr2 để bật đèn báo nạp để cảnh báo vì tình trạng không bình thường này.

3.4.2.3. Khi cực S bị ngắt

Khi máy phát quay, nếu cực S ở tình trạng bị hở mạch thì mạch M.IC sẽ xác định khi không có tín hiệu đầu vào từ cực S do đó mở Transistor Tr2 để bật đèn báo nạp. Đồng thời trong mạch M.IC, cực B sẽ làm việc thay thế cho cực S để điều chỉnh

Transistor Tr1 do đó điện áp ở cực B đựơc điều chỉnh để ngăn chặn sự tăng điện áp không bình thường ở cực B.

Hình 3.3. Khi cực S bị ngắt

3.4.2.4. Khi cực B bị ngắt

Khi máy phát quay, nếu cực B ở tình trạng bị hở mạch, thì ắc qui sẽ không được nạp và điện áp ắc qui (điện áp ở cựcS) sẽ giảm dần.

Khi điện áp ở cực S giảm, bộ tiết chế vi mạch làm tăng dòng kích từ để tăng dòng điện tạo ra. Kết quả là điện áp ở cực B tăng lên.

Tuy nhiên mạch M.IC điều chỉnh dòng kích từ sao cho điện áp ở cực B không vượt quá 20 V để bảo vệ máy phát và bộ tiết chế vi mạch.

Khi điện áp ở cực S thấp (11 tới 13 V) mạch M.IC sẽ điều chỉnh để bật đèn báo nạp và điều chỉnh dòng kích từ sao cho điện áp ở cực B giảm đồng thời bảo vệ máy phát và bộ tiết chế vi mạch.

Hình 3.4. Khi cực B bị ngắt

3.4.2.5. Khi có sự ngắn mạch giữa cực F và cực E

Khi máy phát quay, nếu có sự ngắn mạch giữa cực F và cực E thì điện áp ở cực B sẽ được nối thông với mát từ cực E qua cuộn dây rotor mà không qua cực transistor

khiển bởi transistor, điện áp ở cực S sẽ vượt điện áp điều chỉnh. Mạch M.IC xác định được cực này và mở transistor Tr2 để bật đèn báo nạp để chỉ ra sự không bình thường này.

Hình 3.5. Khi chân F nối mát

3.5.Quy trình tháo lắp máy phát điện trực tiếp trên sa bàn điện

Stt Nguyên công Sơ đồ nguyên công Dụng cụ Chú ý

1 -Tháo rắc nối giữa máy phát với các hệ thống khác - Tháo rắc nối với tiết chế Dùng tay tháo rắc nối Ngắt âm ra khổi Ắc quy

2 Tháo máy phát ra khỏi sa bàn điện Dùng T10 tháo bulông 3 - Tháo lắp sau máy phát điện. - Tháo đai ốc và ống cách điện chân cực của bộ nắn dòng. - Tháo 3 đai ốc và nắp sau máy phát điện. Dùng tay vặn 8 -Để nắp máy cẩn thận sau khi tháo ra, tránh bị rơi. - Để đai ốc gọn gang. 4 - Tháo giá đỡ chổi than tiết chế IC. - Tháo hai vít, giá đỡ chổi than và nắp ra. - Tháo ba vít, lấy tiết chế ra.

Dùng tuôcnơvit - Các chi tiết được tháo ra gọn gang

5 - Tháo giá đỡ bộ phận nắn dòng. - Tháo 4 vít - Dùng kìm uốn thẳng lại các đầu dây điện - Lấy giá đỡ bộ nắn dòng - Dùng tuôcnơvit 4 cạnh - Kìm uốn - Để tiết chế cẩn thận 6 Tháo nắp trước máy phát Tháo u đai ốc Dùng van SST tháo nắp trước máy phát điện ra. Mô men clê, mỏ lết, tuốc nơ vít dẹt, khẩu. Để các thiết bị gọn gàng 7 Tháo rô to ra khỏi nắp trước (đầu có bánh đai dẫn động) máy phát điện. 3.6.Kiểm tra

3.6.1. Kiểm tra sơ bộ trước

- Trong lúc động cơ đang vận hành dẫn động máy phát quay, ta dùng tuốcnơvít kẹp 2 miếng thép mỏng đặt tại vòng bi sau để xem vòng bi sau có bị từ hoá không

- Nếu bị từ hoá chứng tỏ vòng bi sau vẫn tốt. + Bộ điều chỉnh điện áp hoạt động tốt. + Các chổi than, rôto tiếp điện tốt. + Phần cảm ứng rô to có sinh từ trường.

- Nếu vòng bi sau không được từ hoá tốt chứng tỏ một trong các vấn đề hỏng sau đây.

+ Bộ điều chỉnh điện áp không hoạt động. + Hai chổi than tiếp điện bị mòn kẹt hay dơ. +Phần cảm ứng rô to bị hỏng.

3.6.2. Kiểm tra mức sụt áp của hệ thống nạp điện

- Để cho hệ thống nạp điện hoạt động ổn định, cần lưu ý 2 yếu tố kỹ thuật sau đây. + Mối nối dây dương ắc quy vào cọc phát điện của máy phát phải hoàn toàn tốt. + Máy phát điện phải tiếp mát tốt. Nếu có điện trở lớn ở các nơi nối điện này có nghĩa là có sự sụt áp đáng kể thì ắc quy sẽ không được nạp điện đầy đủ.

3.6.3.Kiểm tra dây đai dẫn động

- Kiểm tra bằng mắt thường xem dây đai có bị nứt sợi, quá mòn hay rách không - Kiểm tra độ căng của dây đai bằng cách ấn một lực 10kg lên lưng đai rồi dùng đồng hồ để xác định độ trùng của dây đai.

-Với dây đai mới 5-7mm, dây đai cũ 7-8mm.

-Hoặc dùng dụng cụ chuyên dùng để đo độ căng đai: lực căng dây đai, dây mới 70- 80 kg, dây cũ 30-45 kg .

-Sau khi lắp dây đai vào động cơ phải xem dây đai đã lọt vào đúng các rãnh chưa. -Dùng tay xác định chắc chắn rằng dây đai không bị trượt khỏi rãnh trên bánh đai trục khuỷu.

3.6.4. Kiểm tra các dây dẫn của máy phát điện và phát hiện tiếng ồn khác thường

-Nghe và phân tích sự làm việc của máy phát xem máy phát làm việc có sự va đập khác thường nào không .

-Kiểm tra các dây dẫn của hệ thống xem có bị cháy hay đổi màu không.

3.6.5. Kiểm tra mạch đèn báo không nạp điện

-Nổ máy hâm nóng động cơ sau đó tắt máy. -Tắt hết các phụ tải.

-Bật khoá điện, đèn báo không nạp điện phải tắt.

Trên phải khắc phục hỏng hóc của mạch điện.

3.6.6. Kiểm tra máy phát khi đang hoạt động

- Kiểm tra máy phát điện khi chạy không tải.

+ Tháo dây dẫn khỏi cực B của máy phát điện và đem nối vào cực âm của ampe kế. + Nối đầu dây từ cực dương của Ampe kế vào cực B của máy phát điện

+ Nối mát cực âm của vôn kế. - Cách kiểm tra như sau:

Hình 3.8 Kiểm tra máy phát khi chạy không tải

+ Tăng số vòng quay của động cơ từ.

Không tải lên 2000V/P. Kiểm tra chỉ số vôn kế và ampe kế.

+ Nếu điện áp đo được lớn hơn điện áp tiêu chuẩn thì phải thay tiết chế IC. -Nối tiếp mát cực F, nổ máy và đo điện áp tại cực B

-Nếu điện thế đo được lớn hơn điện áp tiêu chuẩn thay tiết chế IC

-Nếu điện áp đo được nhỏ hơn điện áp tiêu chuẩn phải sửa chữa máy phát điện (cường độ dòng điện tiêu chuẩn dưới 10A, điện áp tiêu chuẩn 13,8-14,8 Vở 250C và 13,3- 14,3 ở 1130C)

Hình 3.10 Đo điện áp máy phát Hình 3.11 Đồng hồ đo điện áp ,cường độ dòng điện

Kiểm tra máy phát điện khi chạy có tải

-Nổ máy ở số vòng quay 200V/P, bật đèn pha, bật quạt sưởi về vị trí HI( quạt mạnh)

-Đọc chỉ số của ampe kế, nếu chỉ số đo được nhỏ hơn 30A phải sửa chữa máy phát điện cường độ dòng điện lớn 30A, nếu bình điện đã được nạp no, chỉ số cho phép nhỏ hơn 30A

-Kiểm tra xem đèn báo nạp có bị cháy không. Nếu nối đốt chân L của giắc thấy đèn báo nạp sáng thì tiết chế hỏng, nếu đèn báo nạp không sáng thì hoặc bóng đèn cháy hoặc dây điện hỏng.

Hình 3.12 Đồng hồ đo

vòng quay,cường độ dòng điện

48

Stt Chi

tiết

Bước

kiểm tra Hình vẽ minh hoạ Nội dung

Tiêu chuẩn

1 Rôto - Kiểm

tra hở mạch

- Dùng Ôm kế kiểm tra sự thông mạch giữa hai dòng tiếp điểm

- Nếu thông mạch phải thay rôto điện trở tiêu chuẩn (nguội 2,8→3 Ω - Kiểm tra trạm mát

- Dùng Ôm kế kiểm tra sự thông mạch giữa vòng tiếp diện và thân rôto R= ∞Ω - Kiểm tra các vòng tiết diện - Quan sát xem các vòng tiết diện có bị cào xước cháy không - Nếu cào xước nhẹ có thể dùng giấy nhàm min đánh lại - Dùng thước cặp đo đường kính vòng tiếp điện - Đường kính tiêu chuẩn: 14,2- 14,4 mm - đường kính tối thiểu 128m m 2 Stato - Kiểm tra hở mạch

- Dùng Ôm kế kiểm tra sự thông mạch giữa các cuộn dây

- Nếu không có sự thông mạch phải thay Stato mới

- Kiểm tra chạm mát

- Dùng ôm kế kiểm tra sự thông mạch giữa cuộn dây Stato và thân máy phát. Nếu có sự thông mạch phải thay

3.6.8. Kiểm tra sự làm việc của máy phát

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống cung cấp điện trên sa bàn điện ôtô (Trang 33 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w