Vật liệu và trang thiết bị nghiên cứu

Một phần của tài liệu ÐIỀU TRỊ GÃY LIÊN MẤU CHUYỂN XƯƠNG ÐÙI NGƯỜI GIÀ BẰNG KHUNG CỐ ÐỊNH NGOÀI (Trang 53 - 57)

- Mẫu bệnh án có sẵn (phụ lục kèm theo) dùng để ghi nhận toàn bộ các thông tin, kết quả thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng của các NB nghiên cứu.

- Các loại trang thiết bị như: dụng cụ đo chiều dài và góc; bộ dụng cụ CĐN và các trợ cụ giúp cho việc đặt CĐN.

2.2.1. Dụng cụ đo chiều dài và đo góc

Bộ thước đo góc tiêu chuẩn (Goniometer Standard) của hãng TIGER sản xuất tại Nhật Bản (hình 2.1).

Hình 2.1. Dụng cụ dùng để thu thập số liệu

2.2.2. Dụng cụ thực hiện kỹ thuật

Dụng cụ bao gồm bộ CĐN và các trợ cụ giúp cho việc đặt CĐN (hình 2.2)

Hình 2.2. Dụng cụ đặt CĐN VMCXĐ.

Trong đó:

1. KCĐN Composit.

2. Dụng cụ định hướng 2 kim vào cổ chỏm. 3. Hướng dẫn khoan.

4. Đinh Schanz cổ chỏm kích thước 6,5 mm x 20 cm. 5. Đinh thân xương đùi 5,0 mm x 15cm.

7. Khoan vỏ xương 4,0 mm. 8. Khoan tay

9. Khoan máy

2.2.2.1. Khung kim loại dùng cho các NB bắt đinh xa ổ gãy

Là loại khung được chế tạo từ thép không rỉ 36-L (thép sử dụng trong lĩnh vực y tế), được nhóm nghiên cứu cải tiến từ KCĐN Hoffmann, dựa trên các đặc điểm giải phẫu của xương đùi, cơ sinh học của đầu trên xương đùi và thực tế trong PT KHX. (hình 2.3).

Hình 2.3. KCĐN kim loại

Bộ CĐN bao gồm 1 thanh liên kết bên ngoài, bộ phận liên kết và 4 hoặc 5 đinh dạng Steinmann có răng ở đầu. Các bộ phận đều có thể tháo rời toàn bộ bao gồm:

+ Thanh liên kết bên ngoài là một thanh trơn đơn giản có đường kính 9 mm, dài 20 cm.

+ Bộ kẹp đinh cho 2 đinh xuyên vào cổ xương đùi có đặc điểm khác với kẹp đinh cho các đinh ở thân xương đùi, ngắn hơn và được tạo nhiều rãnh giữ đinh liên tiếp, giúp cho việc lắp đặt 2 đinh cổ vào KCĐN dễ dàng và chắc chắn hơn.

+ Hai đinh cổ chỏm dạng đinh Steinmann có răng phần đầu đinh có kích thước 6,5 mm × 20 cm, chiều dài phần có răng là 20 mm.

+ Hai đinh thân có kích thước 5 mm × 15 cm, chiều dài phần có răng 10 mm chỉ đủ bám vào vỏ xương thứ 2.

2.2.2.2. Khung Composit dùng cho các NB xuyên nhóm đinh thân xương

đùi gần ổ gãy

Nhiều nghiên cứu cho thấy vật liệu Composit có tính độ bền cao, sức đàn hồi chịu mỏi tốt, tính tương đồng về các yếu tố sinh học với cơ thể người và nhẹ hơn nhiều so với các vật liệu khác [1], [13]. Vì vậy, để khắc phục những nhược điểm của KCĐN kim loại như cồng kềnh và nặng, Trung tâm vật liệu mới Hà Nội thiết kế và sản xuất KCĐN bằng vật liệu Composit dùng để điều trị gãy VLMCXĐ.

Hình 2.4. KCĐN Composit

Cấu trúc của khung bao gồm 2 bộ phận, gắn kết với nhau bằng kết cấu khớp lồi và rãnh trượt. Bộ phận giữ 2 đinh xuyên vào cổ xương đùi gồm 2 nữa hình lăng trụ, có 04 rãnh chéo nhau ứng với vị trí đinh được giữ và sử dụng cho cả 2 bên trái phải, nữa trước (so với mặt phẳng trán của xương đùi) của bộ phận này có phần lồi để trượt vào rãnh của bộ phận còn lại, mặt phẳng trượt tạo với mặt phẳng giữ đinh 200, phù hợp với độ ngã trước của cổ xương đùi. Bộ phận giữ nhóm đinh xuyên vào đoạn xa của ổ gãy là một khối hình chữ nhật nhưng được cắt rời thành 2 mảnh để áp lại

giữ đinh ở giữa, đường cắt rời 2 mảnh tạo với mặt phẳng trán 150 tương ứng với độ lồi ra trước của thân xương đùi (hình 2.4).

Các loại khung này chúng tôi đã tiến hành đo thực nghiệm các yếu tố về khả năng chịu lực, độ bền so với KCĐN nhập khẩu (phụ lục 5).

Một phần của tài liệu ÐIỀU TRỊ GÃY LIÊN MẤU CHUYỂN XƯƠNG ÐÙI NGƯỜI GIÀ BẰNG KHUNG CỐ ÐỊNH NGOÀI (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)