KHẠC HUYẾT.

Một phần của tài liệu Huyết chứng luận (Trang 36 - 38)

Khạc huyết là trong đàm có dây máu, gọi là huyết ti (dây máu), người xưa nói rằng khạc huyết là bệnh ra từ tâm, là bảo rằng tâm chủ huyết mạch, khạc ra huyết hình như huyết mạch vậy.

Lại nói rằng: Khạc huyết, bệnh ra từ thận, vì thận chủ 5 thứ dịch, hư hỏa bốc lên, thời thủy dịch trào lên, đọng lại thành đàm, song chỉ thổ đàm mà thôi, tại sao lại lẫn huyết ti. Vì rằng: Thận khí đi xuống thì nước ra Bàng Quang, nay khí của

thận kinh không hóa ở Bàng quang, mà lại đem thủy củaBàng quang đi lên để làm đàm, Bàng quang là nhà của Bào cung, thủy của Bàng quang theo hỏa trào lên, dẫn động huyết của bào cung cũng theo mà lên, đó là thủy bệnh mà kiêm huyết bệnh vậy.

Xem như người con gái trước phát ra thủy thủng rồi, sau dứt kinh gọi là thủy phận. Đó là một chứng có: Thủy bệnh mà cập lụy đến bào huyết (xem lại Thương Hàn Luận). Nhiệt kết ở Bàng quang thì huyết tự xuống. Vậy nhiệt kết ở Bàng quang thì huyết tự xuống. Vậy nhiệt kết ở Bàng quang là thủy bệnh mà lại dấy động huyết của Bào cung theo đường tiểu tiện mà xuống, đó là một chứng cớ của thủy bệnh mà kiêm dấy động đến bào huyết.

Căn cứ vào đó thì biết rằng thủy trào lên làm đàm mà cũng dẫn động bào huyết lên, người xưa chỉ nói khạc huyết ra từ thận mà chưa phát minh, đến những kẻ dốt nát lại bảo huyết ra từ thận là không phải vậy.

Nói rằng: Huyết ra từ thận, là vì thận khí không hóa ở Bàng quang trào lên làm đàm mà dấy động bào huyết vậy. Lời bàn này từ xưa đến nay chưa ai nói đến, mà tôi (Đường Tôn Hải) theo Thương Hàn Luận mà hiểu ra.

Y giả biết thế thì biết phép trị khạc huyết mà cũng biết luôn cả nguồn gốc của đàm. Dùng bài Trư linh thang hóa thủy của Bàng quang mà kiêm tư dưỡng huyết rất là hợp pháp, gia Đan bì, Bồ hoàng để thanh huyết phận.

Phàm nguồn của đàm gốc của huyết, thoạt dùng Lục vị thang gia Phúc hoa, Ngũ vị, Thiên môn, Mạch môn, Bồ hoàng.

Nếu hỏa mạnh quá thì dùng Đại bổ âm gia Hải phấn, Ngưu tất, Lục linh, Đan bì, Cáp giới. Mấy phương này đều chủ về lợi đàm.

Thận thủy hỏa ở Bàng quang, cho nên tả Bàng quang, tức là tả thận, bàng quang với huyết thất cùng ở chung một chổ, thủy của Bàng quang không trào lên thì không động huyết của huyết thất. Mấy phương này trị Bàng quang kiêm trị huyết thất cho nên có hiệu nghiệm.

Đàm thì chủ ở thận, mà huyết thì chủ ở tâm, mà thủy hỏa bắt rễ với nhau. Thận bệnh thì cập lụy đến tâm, tâm bệnh cũng cập lụy đến thận. Nếu người tâm

kinh hỏa vượng, huyết mạch không được an tĩnh, nhân đó mà khạc ra huyết ti, ho hắng họng đau. Dùng Đạo xích tán gia Hoàng liên, Đan bì, Huyết thư, Bồ hoàng, Thiên môn, Mạch môn, Bối mẫu, Phục linh hay địa cốt bì tán gia phục linh, Sa sâm, Xạ can, Phúc hoa, ngưu tất, Thái bình hoàn. Mấy phương trên đây là phép trị của câu: “khạc huyết bệnh xuất xứ tử tâm”.

Tâm chủ huyết mạch, bộ vị ở lưng trung gần với phế, khi phế khí ho hắng dễ dấy động huyết của tâm, cho nên ho đàm thường thường lẫn huyết ti (sợi huyết).

Trị huyết ti lấy tâm làm chủ, phế là nguồn trên của thủy, thủy không thanh thì đọng làm đàm, đàm không xuống thì dấy động huyết, trị đàm của phế lại là phép trị khạc huyết nhanh vì đàm huyết mà đon, tuy từ tâm và thận mà điều quan hệ đến phế vậy, Thái bình hoàn là bài thuốc thông trường trị phế. Tử uyển tán, Bảo hòa thang cũng trừ phế đàm rất hay vừa bổ vừa tả.

Tham khảo các môn khái huyết, thóa huyết thì biết đủ được mọi phép chữa.

Một phần của tài liệu Huyết chứng luận (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)