ẨU HUYẾT (ói ra máu).

Một phần của tài liệu Huyết chứng luận (Trang 34 - 36)

Thổ huyết là huyết ra đường miệng, huyết ra không có tiếng, còn ẩu huyết là huyết ra co tiếng, bệnh nặng thì tiếng như ếch kêu, còn bệnh nhẹ thì chỉ nấc ngược lên hơi không được thư sướng mà thôi. Cùng là bệnh huyết ra từ miệng, còn phép chữa cùng với thổ huyết không khác nhau, chỉ khác ở điểm là thổ huyết không có tiếng, còn ẩu huyết thì có tiếng, chứng đã hơi khác nhau mà phép trị không rõ ràng thì không thể đâu vào đó được.

Căn cứ vào nặng nhẹ mà nói thì thổ huyết thì nhẹ, còn ẩu huyết là nặng, khi thổ thì khí còn thuận, ẩu huyết thì khí càng nghịch thêm lên.

Cứ lấy tạng phủ mà nói, thổ huyết là bệnh ở vị, còn ẩu huyết là bệnh thuộc can. Tại sao như thế?. Vì khí của can mộc chủ sơ tiết tỳ thổ, mà khí của thiếu dương lại gởi ở Thị đề thang trong thanh giáng trọc làm cái máy chuyển thông cho vinh vệ, cho0 nên trong Thương Hàn Luận, chứng thiếu dương có chứng can ẩu. Chứng ẩu thổ không ngưng, đó là sự chuyển thâu của kinh thiếu dương không được thuận lợi, thanh khí nén xuống mà không thăng, trọc khí ngược lên mà không giáng.

Sách Kim Quỹ có chép: “Chứng ẩu thổ bọt dãi, nhức đầu, tức ngực chủ dùng Ngô thù du thang. Lấy Ngô thù du giáng trọc khí của can, can một khi đã giáng thì ẩu thổ phải ngừng”. Đó là can mộc mất sơ tiết bình thường mà ngược lên kinh tỳ thổ, cho nên thành chứng ẩu nghịch, chủ dùng Ngô thù du giáng trọc khí của can, can khí không nghịch lên thì ẩu thổ tự ngừng.

Xem thế cho ta biết rằng: Chứng ẩu đều thuộc ở can đởm, mà huyết là do can thống lĩnh, nay thấy ẩu huyết cần phải điều can làm chủ. Các nhà điều nói ẩu

huyết do ở can nhưng chưa nói rõ ràng lắm, nên ông Đường Tôn Hải dẫn sách Thương Hàn và Kim Quỹ để chứng minh.

Nhưng bệnh ẩu của Thương Hàn và Kim Quỹ là bệnh ẩu thuộc tạp bệnh, thuộc khí phận vậy. Chứng ẩu của bệnh thất huyết thì chuyên chủ về huyết phận nên phép chữa không giống nhau.

Trước ụa khan rồi sau ói ra huyết, ói ra huyết rồi lại ụa khan, đều là khí nghịch của thiếu dương. Phải dùng bài Sài hồ thang gia Bồ hoàng, Đan bì, Đào nhân, Đương quy.

Khi ẩu huyết đã dứt rồi thì uống Tiểu sài hồ thang để điều hòa vinh vệ, chuyển thâu biểu lý thượng tiêu được thông, tân dịch được xuống, vị khí nhân ấy mà hòa, ụa hợn tự hết, huyết được an tĩnh, mà không trào lên vậy. Song can đởm cùng liền với nhau, bệnh đởm thường vào đến can nên dùng Đan chi tiêu dao tán.

Chỉ ẩu không thể thuộc thiếu dương, ẩu thổ cùng có thuốc can kinh. Can khí hay giận, can hỏa rất ngang ngược, xem như Thương Hàn Luận can khí khinh (khinh nhờn) phế gọi là Tung thích huyệt Kỳ môn, Can khí khinh (khinh nhờn) tỳ gọi là hoành (thích huyệt Kỳ môn), đều lấy phép thích để tả can khí, thì biết rằng: Can khí nộ nghịch mà làm chứng ẩu nghịch càng nên dẹp trừ can hỏa không nên tha giặc làm hại.

Nay theo ý phép thích của ông Trọng Cảnh biến ra làm thuốc uống nên dùngĐương quy lô hội hoàn gia Đan bì, Bồ hoàng.

Phàm chứng nổi giận mà ói ra máu, cùng là can khí hoành nghịch, chứng hiện ra thấy ghép nghe tiếng người, muốn chết không muốn sống, muốn cầm dao giết người, cùng là chửi mắng, không thể thân sơ đều là hỏa vô hình của can kinh, không dùng thuốc mạnh này không thể trừ được, nếu lúc đó chần chừ kéo dài lâu ngày, bệnh khí chưa suy mà chính khí đã suy nhược, thành ra trong hư có thực, không công sẽ không khỏi, muốn công cũng không được.

Xét rằng bệnh bởi nhẹ, chỉ cần mát huyết, điều vị khí thì chứng ói ra máu tự nhiên hết. Dùng Tô giác địa hoàng thang gia Sài hồ, Chỉ xác uống cho chỉ huyết rồi thì dùng Tiêu dao tán gia A giao, Mẫu lệ, Hương phụ để thu công.

Có bệnh lúc thường nôn chua, ụa đắng đến sau khi thất huyết rồi lại thường nôn chua ói đắng.

Nôn chua là do thấp nhiệt, xem như về mùa hè, nước để cách đêm biến thành vị chua, thì biết rằng nôn chua là do thấp nhiệt.

Uïa đắng là tướng hỏa, đảm thì gởi tướng hỏa, nước mật đắng, cho nên vị của tướng hỏa có thể biến biến vị tân thành đắng. Nên dùng Tả kim hoàn gia thuốc

huyết phận để trị huyết phận là phải vì 2 vị thuốc này cay đắng, giáng tiết (Tả kim hoàn, Ngô thù, Hoàng liên). Ơû thuốc trị huyết dùng làm dẫn đạo thời càng hay.

Chứng nôn ra huyết đã hết rồi, nếu can đảm hỏa vượng, huyết hư phiền táo, má đỏ mồ hôi trộm, mơ mộng không yên, đó là tướng hỏa đốt ở trong, muốn làm bệnh cốt chưng lao trái, nên dùng Sài hồ thanh cốt tán.

Nếu có ho, trong cổ họng ngứa là khí của can phế không hòa hợp nên dùng Tứ nghịch tán, Hương tô ẩm gia Hạnh nhân, Chỉ xác, Khô cầm, Tri mẫu, Đương quy, Bạch thựơc.

Như trong họng thường xuyên có nghẹn hột me, hay ợ hơi, nấc cụt là khí của can tâm không dấy lên, dùng Hương tô ẩm gia Sài hồ, Bạc hà, Xạ can, Ngưu bàng, Bối mẫu, Đương quy, Toàn phúc hoa.

Tiêu dao tán là thuốc cần thiết để trị can kinh, gia giảm hợp nghi thì khỏi ngay.

Bệnh ói tuy thuộc can đởm, nhưng củng quan hệ đến vị phủ, khi vị khí nghịch lên, cách chữa đã nói rõ ở phần thổ huyết, nay lại nói thêm rằng bệnh huyết mà có kèm bệnh ẩu thì chỉ trị huyết. Bệnh huyết đã hết thì bệnh ẩu cũng hết.

Phàm chứng ói kèm máu như bệnh (ăn vào ói ra) ói rồi lại thấy huyết thủy đó là vị nghịch huyết khô. Chứng rất khó chữa dùng Đại hán tha thang, Mạch môn đông thang, Ngọc nữ tiễn gia Bồ hoàng, Ma nhân. Tứ vật thang gia mạch đông, cam thảo, Chỉ xác, Phục linh, Ngẫu trấp, La bặc trấp, Sinh khương đều là thuốc thanh lợi vị khí dưỡng huyết, chỉ ẩu.

Thiên này bàn riêng chứng ẩu huyết, song chứng thất huyết thường không chỉ thấy một chứng mà thấy cả mọi chứng vì muốn rõ từng điều mục, nên phân ra từng môn mà bàn luận.

Đến khi dùng thuốc thì nên tham khảo mọi chứng để mà biến hóa, nếu cân chấp một môn để tìm một phương thuốc để trị liệu tức là cái hạng người dốt nát chấp nhất bất thông.

Một phần của tài liệu Huyết chứng luận (Trang 34 - 36)