THÓA HUYẾT.

Một phần của tài liệu Huyết chứng luận (Trang 38 - 40)

Tỳ chủ vận hóa thủy cốc và hóa sinh tân dịch, khi tân dịch ứa lên san sẽ ra các nơi, trong miệng trong mắt như sương như móc. Cho nên cả ngày không uống mà miệng không khát, cũng suốt ngày ngậm miệng mà không nhổ bọt, chỉ có tân dịch của tỳ không thanh hòa, sau sẽ ra nên mới đọng lại thành bọt, vậy thò bọt ấy là vì tỳ không nhiếp tân dịch vậy mà ra.

Biết được tỳ không nhiếp tân mà nhổ bọt thời biết rằng không nhiếp huyết mà nhổ huyết vậy.

Nhổ bọt là thường, mà nhổ huyết là bệnh vậy, vì tân dịch là âm dịch của khí phận, gốc ở vị trung (dạ dày), tân dịch để thành nhổ bọt thì căn bệnh ở gần mà không thương nhiều, đến như nhổ huyết thì bệnh phát ra từ âm phận. Nội kinh nói: “Tỳ là chí âmở trong âm”. Vì ngũ tạng đều thuộc âm kinh, mà riêng một tỳ gọi là thái âm, vì tỳ làm chủ ngũ tạng, mà để giữ cho âm kinh, tỳ khí thâu lên tâm phế đạt xuống can phận ra ngoài thấm vào bốn bên đầy dẫy da thịt, nên nói rằng: “Ở trung ương mà dấy lên, bốn phương là như thế. Huyết bèn theo đó vận hành không ngừng. Nói rằng tỳ thống nhiếp huyết cũng là như thế. Các thầy thường không biết nghĩa thống huyết hầu chỉ tỳ làm vật đựng huyết, há chẳng kém thay”.

Tỳ hay thống huyết, thời huyết chảy theo kinh mà không động càn, nay huyết chảy ra vị mà nhổ ra, đó là âm phận của tỳ mắc bệnh mà mất việc thống huyết vậy.

Xét rằng tỳ kinh hỏa nhiều, môi miệng khô ráo, đại tiện bí kết, mạch thấy hoạt thực, nên dùng Tả tâm thang gia Đương quy, Sinh địa, Bạch thược, Hoa phấn, Mạch đông, Chỉ xác, Bồ hoàng, Cam thảo.

Nếu tỳ kinh âm hư, mạch tế sác, tân dịch khô khan, huyết không được yên. Dùng mạch đông dưỡng vinh thang gia Bồ hoàng, A giao. Giáp kỷ hóa thổ thang gia Sinh địa, Hoa phấn, Nhân sâm, Mạch đông, Ngẫu tiết, Trắc bách diệp, Chỉ xác, La bặc trấp đều là thuốc tư lợi tỳ âm.

Nếu thất tình uất trệ, tỳ kinh tư lự thương huyết mà hóa ra thóa huyết. Vì tỳ chủ tư lự, cho nên hễ nhân tư lự mà thương tỳ âm, mà ngủ không yên, hồi hộp đánh trống ngực, mệt mỏi, ăn uống không khỏe. Nên dùng Quy tỳ thang để bổ Tâm tỳ, gia A giao, Sài hồ, Sơn chi, Tông lư khôi (tro bẹ móc). Huyết dư không để giải uất hỏa, thanh huyết phận, đây là trị tỳ kiêm trị tâm, tâm tỳ vì lo lắng mà thương thì rất hay.

Phàm tỳ kinh ưu uất, thời khí của can mộc nén trong, tỳ thổ không điều đạt lên được, cho nên khí thanh dương không thăng, uất lại làm nội nhiệt chữa không cần thanh nhiệt mà chỉ giải uất, vì uất lên thời hỏa không nén xuống, vậy chủ yếu dùng Tiêu dao tán.

Tỳ thổ thuộc âm mà vận dụng được bởi dương, tỳ kinh âm hư hỏa uất thì phép trên đã nói đủ.

Lại có chứng dương khí của tỳ không vượng không thể thống vận âm huyết, tim đập mạch nhược, tứ chi mát mẽ, ăn uống không mạnh tự hãn mình nóng. Dùng Quy tỳ thang bổ tỳ dương để sinh huyết, Nhân sâm dưỡng vinh thang, Chính nguyên đan cũng trị được.

Cũng có chứng sớm ngày thóa huyết, cứ ban sáng mới tỉnh dậy, máu chảy đầy mồm, nhổ hết thì thôi, sáng hôm sau lại như thế, đó là sau khi năm huyết không về kinh, trào ra miệng.

Nếu chứng thực thì do can không tàng huyết. Chứng thể hiện nhức đầu, miệng khát, tiện bế dùng Đương quy lô hội hoàn.

Nếu hư chứng là bởi tỳ không thống huyết, hiện ra chứng hồi hộp đánh trống ngực, rạo rực mất ngủ. Dùng Quy tỳ thang gia Đan bì, Sơn chi, Tông lư khôi, Ngũ vị. Chứng này cùng với chứng thận hư, chứng chảy máu chân răng giống nhau, nên tham khán.

Ông Cao Sỹ Tông nói rằng: ngẫu nhiên thóa huyết, một lần nhổ ra ngay không phải thuốc cũng khỏi. Đây là nói huyết gần với vị, giống như trước ra huyết ra phân là huyết cho nên không dùng thuốc. Tôi cho rằng cũng nên dùng thuốc mát, nên uống Giáp kỷ hóa thổ thng gia Ngân hoa, Trúc nhự, La bặc trấp.

Ông Đan Khê nói: “Thóa huyết thuộc thận”, đấy là lẫn lộn thóa, khạc là một chứng mà do thận huyết là ở rất sâu, là chứng rất nặng, dùng Bảo mệnh sinh địa tán. Tôi cho rằng trước nhổ đàm dãi, nhổ lâu rồi sau nhổ huyết, đó là huyết đến từ xa, là bệnh sâu, nên dùng phép của ông Đan Khê. Song cũng có chứng mà phép của Đan Khê không trị được, đến như tôi định các phương cũng không thể trị được, phải xem thổ khái, các môn tự nhiên có phép trị, chớ bảo tôi nói không đủ.

Một phần của tài liệu Huyết chứng luận (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)