Dự báo phương pháp san bằng hàm số mũ

Một phần của tài liệu Dự báo và hoạch định nhu cầu vật tư tại công ty cổ phần Hàng Da Dụng Quốc Tế - LV Đại Học Bách Khoa (Trang 42 - 79)

2.

4.2.3Dự báo phương pháp san bằng hàm số mũ

Bảng 4.5 Minh họa phương pháp san bằng hàm số mũ

Tháng(2010) Nhu cầu 2010 Dự báo Độ lệch tuyệt đối MAD 1 101055 85,450 15,605 2 73450 88,450 15,000 3 122660 78569 44,091 4 154770 94224 60,546 5 90101 123456 33,355 6 165400 133241 32,159 7 122330 125991 3,661 8 223456 134925 88,531 9 123000 168,236 45,236 10 175000 162584 12,416 11 167800 184933 17133 12 154094 33,430 Jan-11 154094 Feb-11 154094

Với phương pháp dự báo thì để có con số dự báo cho tháng 12/2010 thì chúng ta phải có 2 số liệu đó là con số dự báo tháng 11 và số thực tế bán hàng tháng 11.

Áp dụng công thức ta có:

F12= F11+α (A11-F11) với 0< α <1

Chúng ta tính độ lệch cho các tháng còn trước trong năm từ tháng 1 đến tháng 11. Chúng ta cho α chay từ 0.1->0.9 từ đó sẽ chọn ra một giá trị α với độ lệch dự báo bé nhất và đó là α=0.8 ( số liệu dự báo trong bảng 4.5). Tương tự chúng ta dự báo cho tháng 1 và tháng 2/2011 với giả thiết giá trị dự báo tháng 12/2010 là giá trị thực.

Đối với phương pháp này mà dùng để dự báo cho tháng 12/2010 thật sự giống như phương pháp trung bình dịch chuyển, chúng ta thấy là số dự báo cho tháng 12/2010 của 3 phương pháp tới thời điểm này tương đối số lượng phản ánh đúng tình hình của tháng. Và tương tự không thể dùng phương pháp này để dự báo cho hai tháng 1 và 2/2011.

Đối với công ty nếu sử dụng phương pháp này để dự báo thì số α= ? không quá quan trọng. Khi hiệu (A11-F11) càng nhỏ và dần về 0 khi đó α không còn tác động. Nếu hiệu (A11-F11) là số âm khi đó số lượng dự báo tháng 12 sẽ nhỏ hơn tháng 11, ki đó tùy vào mức kì vọng của công ty mà chọn α lớn hay nhỏ, nếu α nhỏ thì dự báo tháng 12 thấp hơn nhiều so với tháng 11 và ngược lại ( tùy thuộc vào hiệu A11-F11).

36

4.2.3 Phương pháp tỉ lệ phần trăm

Bảng 4.6 Minh họa phương pháp tỉ lệ phần trăm

Tháng Nhu cầu 2008(1) Nhu cầu 2009(2) TB các tháng cùng tên(3) TB tất cả các tháng(4) Trọng số(5) Dự báo 2010(6) 1 44220 88050 66135 177734 0.37 44719 2 88440 72046 80243 177734 0.45 54259 3 167809 116191 142000 177734 0.80 96017 4 133300 206375 169838 177734 0.96 114841 5 167430 177660 172545 177734 0.97 116671 6 156000 210000 183000 177734 1.03 123741 7 198000 248321 223161 177734 1.26 150897 8 140135 358381 249258 177734 1.40 168543 9 145000 291038 218019 177734 1.23 147420 10 235000 337584 286292 177734 1.61 193585 11 195450 155654 175552 177734 0.99 118705 12 213510 120030 166770 177734 0.94 112766

Tổng số lượng dự báo năm

2010 1442161 120180

Dựa vào cơ sở lí thuyết của phương pháp chúng ta cũng tính các cột:

(3) Trung bình các tháng cùng tên trong bảng dữ liệu của hai năm 2008 va 2009, trong trường hợp này vì do số liệu chỉ có được 2 năm nếu chúng ta có được số liệu nhiều năm thì càng chính xác hơn

(4) Trung bình tất cả các tháng trong hai năm 2008 và 2009 (5) Trọng số chúng ta chia tương ứng cột (4) cho (5)

(6) Chúng ta lấy cột (5) nhân trung bình dự báo của cả năm 2010 (con số này được tính bằng cách chia số tổng dự báo cả năm cho 12)

chúng ta dự báo cho tháng 1 và 2/2011 tương tự như chúng ta chia tổng số dự báo của Năm 2011 cho 12 rồi nhân hệ số của tháng tương ứng.

Giả sử dự báo cả năm 2011 của công ty cho sản phẩm này là: 1,700,000 khi đố con số dự báo của tháng:

Tháng 1= 1700000/12 * 0.37= 52,400 Tháng 2= 1700000/12* 0.45 = 63,400

Rõ ràng phương pháp này sẽ dự báo sản lượng cho tháng 12/2010 thấp hơn so với các phương pháp trung bình dịch chuyển và san bằng hàm số mũ, nhưng ngược lại dự báo cho tháng 1, 2/2011 thì thể hiện đúng tình hình của công ty hơn tuy chưa thật sự chính xác. Vì công ty mới bắt đầu sản xuất báo bì dầu gội 180g cuối năm 2007 nên số liệu chỉ có 2, 3

37

năm nên độ chính xác chưa thật sự cao nhưng nằm đủ đáp ứng độ chính xác dự báo là 70 %.

Chúng ta tính độ lệch của phương pháp trong bảng sau:

Tháng Nhu cầu 2010 Dự báo 2010 Độ lệch tuyệt đối MAD

1 101055 44719 56336 2 73450 54259 19191 3 122660 96017 26643 4 154770 114841 39929 5 90101 116671 26570 6 165400 123741 41659 7 122330 150897 28567 8 223456 168543 54913 9 123000 147420 24420 10 175000 193585 18585 11 167800 118705 49095 12 112766 35083

Độ lệch trung bình theo phương pháp này chưa thấp nhất nhưng thể hiện sự phù hợp đối với công ty vì phản ánh được tình hình sản xuất của công ty các năm qua là cuối năm sản nhiều và đầu năm tiếp theo sản xuất rất ít.

4.3 Nhận định các phương pháp dự báo:

4.3.1 Lựa chọn mô hình dự báo:

Trong đề tài chỉ chọn mô hình dự báo theo chuỗi thời gian bởi vì hiện tại công ty đang mới bắt đầu xây dựng các dự báo từ đó không thể nào lựa chọn mô hình quá phức tạp. Thứ hai yêu cầu độ chính xác dự báo của công ty đang áp dụng chỉ là 70%. Thứ 3 các sản phẩm dầu gội của công ty ít ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vị vì thế mô hình phân tích tuyến tính chưa thật sự cần thiết vì mô hình này rất là nhiều biến và đi tìm ảnh hưởng của từng yếu tố đến nhu cầu). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3.2 Chọn phương pháp dự báo cho công ty:

Dựa vào bảng minh họa con số dự báo tác giả nhận ra rằng nếu sử dụng các pháp trung bình dịch chuyển và san bẳng hàm số mũ để dự báo cho tháng đầu năm thì không hợp lí vì những tháng đầu năm luôn có nhu cầu rất thấp nếu chúng ta dùng những phương pháp này thì con số dự báo sẽ rất là cao, vì thế tác giả rút ra rằng nên sử dụng trung bình và san bẳng hàm số mũ cho các tháng quý 3 và 4. Chính xác hơn trong bảng số liệu thì phương pháp san bằng hàm mũ có độ lệch nhỏ hơn vì thế nên chọn phương pháp này để dự báo cho các tháng trong các quý này.

38

Qua bảng cho ta thấy rằng tháng 12 có nhu cầu thấp hơn so với hai tháng trong quý quý 4 điều này xảy ra là nguyên nhân công ty thường đổi bao bì mới vào dịp cuối năm để tháng 12 là tháng cuối năm cũ và đầu năm mới tung hàng suy ngược lại tháng 11 là tháng để sản xuất hết những nguyên vật liệu cũ. Vì thế dự báo cho 3 tháng 12/2010 và tháng 1, 2/2011 và tương tự đối với các năm tiếp theo thì sử dụng phương pháp tỉ lệ phần trăm thể hiện đúng hơn. Số liệu thể hiện tương đối rõ rằng tháng 10 và 11 là một trong tháng có nhu cầu cao nhất nếu sử dụng phương pháp trung bình dịch chuyển và san bằng hàng số mũ thì dự báo cho tháng 12 cũng phải cao. Vì vậy chúng ta sẽ dự báo cho tháng 12/2010 và tháng 1, 2/2011 bằng phương pháp tỉ lệ phần trăm.

Như thế số liệu dự báo như sau:

 Tháng 12/2010: 112,766 chai

 Tháng 1/2011: 52,400 chai

 Tháng 2/2011: 63,400 chai

4.4 HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU VẬT TƯ

4.4.1 Tình hình hoạch định nguyên vật liệu của công ty:

Quy trình hiện tại công ty:

Chú thích:

SXTT: sản xuất tổng thể NVL: nguyên vật liệu

Diễn giải quy trình:

Dự báo là số liệu đầu vào của số lượng sản xuất cuối cùng của tháng. Sau khi tổng hợp từ các đơn hàng của khách hàng thì bộ phận Bán Hàng sẽ đưa ra con số dự báo bán hàng

Hoạch đinh NVL Dự báo Kế hoạch SXTT Bảng tồn kho Danh mục sản phẩm Quản lí NVL

39

của 3 tháng sắp tới, bộ phận Cung Ứng dựa váo bảng danh sách tồn kho của công ty và đưa ra côn số cần sản xuất, bộ phận Sản Xuất sẽ xem xét vào công suất rồi sẽ trả lời con số đáp ứng được là bao nhiêu. Cuối cùng phòng Cung Ứng sẽ tổng hợp con số thành kế hoạch sản xuất tổng thể cho 3 tháng tiếp theo, nhưng chủ yếu là tháng tiếp theo, mục đích của việc lập kế hoạch sản xuất tổng thể trong 3 tháng đó là để đặt hàng cho các nguyên vật liệu có thời gian đặt hàng dài. Dựa vào số lượng sản xuất trên kế hoạch tổng thể và danh mục nguyên vật liệu bộ phận kế hoạch sẽ xây dựng một kế hoạch đặt hàng cho hợp lí và cuối cùng là quản lí nguyên vật liệu tại kho.

Phận loại nguyên vật liệu:

Vật tư độc lập:

đầu tiên xác định đó là thành phẩm công ty thứ hai đó là thiết bị phục vụ cho sản xuất như thùng, xô, thiết bị bảo trì,... phục vụ cho pha chế và các dụng cụ dành để vệ sinh.

Vật tư phụ thuộc:

Nguyên vật liệu: gồm những chất hóa học cấu thành dầu gội như nước, axits, sút, chất bảo quản... Nguyên tắc sản xuất dầu gội của công ty là pha chế dịch 4 tấn rồi chiết ra tương ứng với các loại chai như 180g, 380g, 650g. Vì thế khi sản xuất dầu gội 180g thì ứng với 4 tấn dịch chung ta sẽ được 22,110 chai loại 180g, trong 4 tấn dịch đó các thành phần nguyên liệu chiếm tỉ lệ cố định.

Bao bì: các loại bao bì chính để sản xuất dầu gội đó là chai, nắp, nhãn, thùng, tem chống

giả, băng keo có logo công ty. Ứng với một mẽ dầu gội 4 tấn thì chúng ta cần:

22,110 chai, 22,110 nắp, 22110 nhãn, 922 thùng đựng (1 thùng đựng 24 chai), 22110 tem chống nhãn và 1 cuộn băng keo để dán thùng.

Công tác hoạch định nguyên vật liệu:

Hiện tại bộ phận kế hoạch sẽ thực hiện công tác hoạch định nguyên liệu, như đã thông tin ở trên sau khi đã xây dựng kế hoạch sản xuất tổng thể trong 3 tháng tới trong 3 tháng này thì tháng đầu tiên xem như đã cố định và hai tháng tiếp theo đó sẽ được xem xét lại vào thời điểm cuối tháng đầu. Đầu tiên kế hoạch sẽ tính toán tất cả các nguyên liệu cần đặt hàng là bao nhiêu, sau đó sẽ trừ đi những đơn hàng nhà cung cấp sẽ giao trong quá trình sản xuất số lượng còn lại là phải đặt hàng thêm từ nhà cung cấp. Việc lựa chọn mô hình đặt hàng cho nguyên vật liệu tại công ty và số lượng cụ thể Như sau:

 Những sản phẩm ít sản xuất 4 tháng sản xuất 1 lần: bao bì và nguyên liệu sẽ đặt theo mô hình câng lô hàng thì cung ứng lô đó. Như Dầu gội Boss 180g 4 tháng mới sản xuất số lượng 50000 chai.(Lot for Lot)

40 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Công tác đặt hàng hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thống, khi có nhu cầu sản xuất tổng thể 3 tháng tới thì kế hoạch sẽ đưa số lượng sản xuất lên hệ thống có thời gian sản xuất cụ thể, từ đó hệ thống tự báo thời điểm đặt hàng.

Ví dụ: chai 200ml nhu cầu tháng 1/2010 là 80000 chai và Lead time là 25 ngày và thời điểm sản xuất của tháng: 3/1/2010 là 40000 và thời điểm thứ 2 là 20/1/2010 thì hệ thống sẽ báo thời điểm đặt hàng sẽ là 8/12/2009 tương ứng số lượng là 40000 và 25/12/2009 thì hàng sẽ về theo đúng lịch sản xuất trên hệ

thống.

Hầu hết tất cả bao bì đặt hàng theo mô hình POQ vì L< 30 ngày, và số lượng hàng mới về sẽ sản xuất khi lô hàng cũ sản xuất hết. đa số các nhà cung cấp bao bì cho công ty đều là ở trong nước với giá cả hợp lí và chi phí để lưu trữ tương đối thấp.

Đối với nguyên liệu thì công tác đặt hàng phức tạp hơn vì hầu hết các nguyên liệu chính đều đặt mua từ nước ngoài và L > 60 ngày, vì thế chi phí cho việc đặt hàng rất cao đặc biệt là giá và chi phi tồn trữ. Hiện tại để tránh rỉu ro thiếu hàng sản xuất do thời gian chờ nhập khẩu thì công ty phải tiêu tốn nhiều tiền để thuê kho ngoại quan để lưu trữ số lượng lớn hàng này, thường số lượng mua hàng được hoạch định cho nhu cầu sản xuất trong 6 tháng và nhu cầu này được tính từ số lượng dự báo cho cả năm của công ty.

4.4.2 Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu theo số dự báo:

 Kế hoạch sản xuất tổng thể : sau khi có được con số dự báo từ bộ phận bán hàng thì bộ phận kế hoạch sẽ xây dựng kế hoạch sản xuất tổng thể bao sản lượng cần sản xuất trong 3 tháng tới của tất cả các sản phẩm của công ty

Minh họa kế hoạch sản xuất tổng thể: Tên sản phẩm Tồn kho cuối

tháng 11/2010 Dự báo 3 tháng tới Số lượng sản xuất DG 180 25,000 250000 225000 DG 380 10,000 150000 130000 Lăn khử mìu 20,000 250000 230000 Gel vuốt tóc 8000 90000 81000 ... ... ... ...

Kế hoạch sản xuất tổng thể là kết quả của dự báo nếu dự báo chính xác như thế nào thì công tác hoạch định nguyên vật liệu và điều độ sản xuất càng thuận lợi bấy nhiêu. Thực tế công ty thì độ chính xác của kế hoạch tổng thể tương đối thấp và ngày 10 hàng tháng thì kế hoạch tổng thể tháng sẽ thay đổi lại một lần bằng cách điều chỉnh lại số lượng sản xuất những sản phẩm nào có doanh số bán hàng thấp trong 10 ngày đầu của tháng. Điều này thật sự đối với công ty đang là vấn đề khó khăn vì nếu sản phẩm nào giảm nhu cầu thì bao bì và nguyên liệu tồn kho sẽ tăng lên còn những sản phẩm nào tăng nhu cầu thì bao bì và nguyên liệu sẽ thiếu cho sản xuất. Giải pháp hiện tại của công ty là tăng tồn kho an toàn lên, điều này giúp công ty khai thác được thị trường khi nhu cầu tăng

41

Kế hoạch sản xuất tổng thể tháng là một kế hoạch quan trọng liên quan tới công tác điều độ sản xuất và kế hoạch bán hàng ngắn hạn của công ty.

Minh họa kế hoạch sản xuất tháng:

Kế hoạch sản xuất tháng 12/2010 Tên sản phẩm Tồn kho cuối

tháng 11

Tuần1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4

DG 180 10,500 33000 33000 10000 44000 DG 380 8900 24000 0 24000 12000 DG 650 6500 12000 18600 0 18600 Lăn khử mìu 25ml 15000 20000 15000 0 25000 Lăn khử mìu 50ml 5000 40000 50000 30000 0 ST 180 21000 0 33000 20000 15000 ST 650 6500 11200 0 11200 0 GEL vuốt tóc 7980 0 7980 7980 7980 ... ... ... ... ... ... Đây là kế hoạch dựa vào các đơn hàng từ khách hàng, bộ phận kế hoạch dựa vào đây để điểu độ đơn hàng từ nhà cung cấp về cho hợp lí. Trên nguyên tắc tất cả bao bì và nguyên liệu phải đầy đủ trong hai tuần tính từ thời điểm hiện tại. Thực tế tại nhà máy công ty hiện tại đang sản xuất nhiều loại sản phẩm với những loại nguyên vật liệu có thời hạn giao hàng khác nhau vì thế khó đáp ứng nổi nguyên tắc này vì diện tích kho bãi không thể nào chứa hết. Với tình hình cơ sở vật chất hiện tại thì thời điểm nhu cầu sản xuất cao thì hầu như kho lúc nào cũng đầy tất cả nguyên liệu về phải tận dụng tất cả lối đi, kho thành phẩm để chứa mới đủ cho sản xuất. Vì thế nếu kế hoạch đặt hàng không suy tính kỹ thật sự khó giải quyết khi lịch giao hàng từ nhà cung cấp. Biện pháp hiện tại của công ty là chứa nguyên vật liệu tại trung tâm phân phối và điều hàng về từ từ theo kế hoạch tuần, điều này dẫn tới tăng chi phí vận chuyển cho công ty và công việc quản lí kho càng nặng khi phải theo dõi tình hình sản xuất nhiều nguyên vật liệu.

 Hoạch định nhu cầu vật tư: dựa vào trong danh mục bao bì và nguyên vật liệu sẽ tính được số lượng nguyên vật liệu cần để phục vụ cho sản xuất sau khi cân bằng tồn kho có sẵn, cuối cùng là xây dựng kế hoạch đặt hàng hợp lí. Đối với bao bì thì không có hạn sử dụng vì thế bao bì thật sự dễ dàng cho việc tính toán và đặt hàng

Một phần của tài liệu Dự báo và hoạch định nhu cầu vật tư tại công ty cổ phần Hàng Da Dụng Quốc Tế - LV Đại Học Bách Khoa (Trang 42 - 79)