4.3.1 Giá trị của siêu âm đ−ờng âm đạo
100% bệnh nhân CNTC đ−ợc siêu âm đầu dò âm đạo, chỉ có 71,57% phát hiện có khối cạnh tử cung. Thứ tự các dấu hiệu nghi ngờ CNTC trên siêu âm : không có túi ối trong tử cung> khối cạnh tử cung> dịch cùng đồ Bảng 4.2: So sánh giữa các tác giả Tác giả Độ nhạy Độ đặc hiệu GTTĐDT GTTĐAT Phạm T.Thanh Hiền 78,3% 65% 94,3% 42,3% Nguyễn Hồng Châu 71,95% 100% 100% 54,9% V−ơng Tiến Hoà 80% 66,7% 93% 33,3%
Có sự khác biệt giữa các tác giả, đặc biệt với Nguyễn Hồng Châu.
4.3.2. Nồng độ β hCG huyết thanh
Nhóm CNTC (n=401): nồng độ trung bình 1953,64 ± 4018,79 IU/l (20- 50434,9IU/l), theo V−ơng Tiến Hoà nồng độ trung bình : 2807,5
± 4813,1 IU/l (78,84 - 23040,0 IU/l), sự khác nhau có ý nghĩa thống kê. So với De Cherney [82] nồng độ hCG thấp nhất trong nghiên cứu là 25 IU/l.
Nhóm KCNTC (n=49): nồng độ trung bình: 1367,14 ± 2050,0IU/l (26- 11586,9 IU/l). So với V−ơng Tiến Hoà [36]: 1794,9±1639,7 IU/l (126,2 - 6167,0IU/l). Khi khối thai nằm ở sừng tử cung hay đoạn kẽ thì nồng độ hCG cao hơn vị trí khác, sự khác biệt có ý nghĩa với p <0,05.
Ng−ỡng βhCG <1500 IU/l có giá trị chẩn đoán CNTC với độ nhạy:75,56%; độ đặc hiệu: 20,40%, GTTĐDT: 88,6%; GTTĐAT: 9,26%, Không có sự khác nhau giữa 2 nhóm. Theo nghiên cứu của V−ơng Tiến Hoà [36] lấy ng−ỡng β hCG > 700IU/l thì giá trị chẩn đoán CNTC: 53%; 75%; 91,3%; 24,1%, với ng−ỡng này có lẽ thấp, tuy trong y văn có nói đến ở nồng độ β hCG này siêu âm có thể thấy túi thai. Nh−ng đa số các tác giả chọn ng−ỡng 1000-1500 IU/l là ng−ỡng siêu âm đ−ờng âm đạo phải nhìn thấy túi thai. Nghiên cứu của Kohn và cộng sự [101] thấy rằng khi β hCG <1500 IU/l thì độ nhạy: 42%; độ đặc hiệu: 81%. Tác giả cho rằng phụ nữ có dấu hiệu đau bụng hoặc ra máu âm đạo và có β hCG huyết thanh <1500 IU/l thì nguy cơ CNTC tăng. Do vậy nếu chỉ dựa vào β hCG thì xác định có thai chứ không biết thai nằm ở đâu và sẽ định l−ợng lần 2 sau 48 giờ.