chọn chương trình.
Trong các trường hợp này, tất cả các video vận hành như thể chúng được phát bởi một máy chủ chuyên dụng. Một cơ cấu kiến trúc được đề xuất, có tên là dịch vụ Video theo yêu cầu-VoDaaS có chức năng mô hình hóa các dịch vụ đám mây theo yêu cầu dành cho IPTV, giúp khách hàng có thể nhận được các chương trình TV hay các dòng video từ bất cứ đâu.
3.3.1.
3.3.1. Tại sao lại sử dụng điện toán đám mây?Tại sao lại sử dụng điện toán đám mây?
Nhu cầu cung cấp dữ liệu đa phương tiện ngày càng tăng cùng với sự phụ thuộc vào mạng lưới truyền dẫn tốc độ cao đã làm tăng sự quan tâm dành cho các giải pháp vận chuyển hiệu quả đối với các luồng đa phương tiện. Đặc biệt là luồng tín hiệu video không chấp nhận việc trễ hay mất gói tin xảy ra. Không giống như việc truyền các khối dữ liệu lớn, việc truyền nội dung video đòi hỏi một băng thông đủ lớn và liên tục để đảm bảo chất lượng hình ảnh theo yêu cầu.
Mặc dù đã có nhiều điều kiện để bùng nổ IPTV như thiết bị đầu cuối rẻ, quy chế truyền hình trả tiền đã ban hành… nhưng dịch vụ IPTV vẫn nhận được không ít lời than phiền về nội dung nghèo nàn hay chất lượng hình ảnh vẫn chưa thực sự tốt. Theo dự đoán của nhóm nghiên cứu Multimedia Research Group, đến năm 2012 số thuê bao IPTV trên
toàn thế giới sẽ đạt 92,8 triệu với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 31%, trong khi năm 2008 con số này chỉ là 24 triệu. Trong đó, số lượng thuê bao của khu vực châu Á sẽ đạt gần 40 triệu thuê bao vào năm 2012 (bằng với số lượng của châu Âu), con số này vào cuối năm 2008 là khoảng 8 triệu thuê bao.
Với tình hình như vậy, Telco đã đầu tư và nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện có, tuy nhiên làm thế nào để hiện thực hóa dịch vụ này để khách hàng có thể chi trả một chi phí cao hơn một chút? Thay vào đó, người tiêu dùng có thể sẽ thích việc cá nhân hóa dịch vụ đa phương tiện ở bất kì lúc nào, bất kì nơi đâu và trên bất kì thiết bị nào. Nếu trường hợp này xảy ra thì các nhà cung cấp dịch vụ cố định và di động phải giải quyết việc nâng cấp các cơ sở hạ tầng mạng đang triển khai để cung cấp các khả năng này trong một phương thức có thể thích ứng cao với QoS từ thiết bị đầu tới thiết bị cuối được đảm bảo. Trong trường hợp này, việc thiết kế một cấu trúc phân phối các dịch vụ IPTV theo yêu cầu khả thi là cần thiết đối với một nhà cung cấp dịch vụ.
Với việc chúng ta muốn một thư viện nội dung và băng thông lớn bao nhiêu là các vấn đề triển khai quan trọng mà nhà cung cấp phải đối mặt. Hiện nay, các nhà cung cấp dịch vụ sử dụng cấu trúc tập trung cho việc cung cấp video theo yêu cầu, với một lượng lớn băng thông thừa. Nhưng đây không phải là một giải pháp khả thi đối với thư viện nội dung lớn bởi vì nó có thể gây ra nghẽn vận hành, trì hoãn trong thời gian dài và kinh nghiêm xấu cho khách hàng bởi vì họ có thể thấy rằng ứng dụng này không thú vị. Điện toán đám mây là một giải pháp nổi tiếng đối với chi phí IT ngày càng tăng, các vấn đề bảo mật và độ phức tạp ngày càng tăng của việc quản lí mạng.
Vấn đề tăng hiệu năng đồng thời giảm mức tiêu thụ năng lượng, đặc biệt là khi được nhân lên bởi hàng triệu người dùng. Vì các công ty ngày càng muốn tìm ra phương pháp sử dụng cơ sở hạ tầng hiệu quả, đặc biệt trong giai đoạn suy thoái kinh tế hiện nay, sự thay đổi về nhận thức này đã đặt ra nhiều thách thức cho các kết cấu cung cấp video theo kiểu client-server hiện nay nhằm đạt được các công nghệ mới để cung cấp cho các ứng dụng đa phương tiện đang nổi lên (thời gian thực/lưu trữ dữ liệu). Vậy công nghệ này có thể phát triển đến đâu thì chúng ta hãy theo dõi tiếp các giải pháp đề xuất sau đây.
3.3.2.
Hinh 3.3: Kiến trúc tổng quát dịch vụ IPTV trên đám mây
Hình 3.3 thể hiện một kiến trúc đám mây cơ bản cho việc cung cấp những dịch vụ theo yêu cầu. Mỗi dịch vụ có một tổ hợp linh động các nguồn lực, bao gồm máy tính, mạng lưới, và kho lưu trữ - những thứ được phân phối bởi các nhà cung cấp. Ý tưởng cốt lõi của kiến trúc này là quảng bá tất cả các dịch vụ IPTV trong khi tối thiểu hóa tổng nguồn lực cần thiết, bằng cách thực hiện các dịch vụ cá nhân ứng với một khối lượng thực thi thời gian thực.
Mẫu khối lượng công việc của mỗi dịch vụ (Service workload model): Với mỗi dịch vụ, sẽ thiết lập một mẫu khối lượng công việc (workload model), cái mà có thể đoán trước được dung lượng của các yêu cầu đến theo thời gian. Do đó nguồn lực được huy động tại thời điểm thích hợp đúng lúc để thỏa mãn những yêu cầu của dịch vụ. Việc này có thể dựa trên việc phân tích các dữ liệu trong quá khứ, những sự kiện gợi ý ngoài lề... Ngoài những mô hình thông thường được áp dụng cho tất cả các dịch vụ của IPTV, LiveTV ICC có một lượng lớn những yêu cầu tương quan đến một cách định kì.
Cơ chế kiểm soát dịch vụ (Service control mechanisms): cho phép mỗi dịch vụ thiết lập một tập hợp các cơ chế kiểm soát nhằm thay đổi những yêu cầu về nguồn lực mà không phải hi sinh chất lượng dịch vụ. Ví dụ, một dịch vụ VoD có thể tăng tốc độ truyền nội dung cho những phiên liên tục, và thời gian cần thiết để duy trì băng thông đó sẽ giảm đi. Điều này giúp giải phóng tài nguyên để dùng cho các dịch vụ khác, ví dụ như để phục vụ những dự đoán về một dòng ồ ạt của yêu cầu LiveTV ICC. Ảo hóa cho phép có được nhiều cơ chế kiểm soát (control mechanisms) đó. Ví dụ, sau khi tăng tốc truyền nội dung
cho VoD, chúng ta chỉ đơn giản tạm dừng VMs cho VoD, và tự động phân phối VMs để tải khối lượng công việc của LiveTV ICC.
Điều hành dịch vụ (Service orchestrator): Là bộ điều hành dịch vụ có nhiệm vụ lấy các mẫu khối lượng công việc từ service workload models của tất cả các dịch vụ. Bộ điều hành sẽ hoạt động hiệu quả như một giám sát khi: