Đám mây cũng giúp dễ dàng phối hợp chặt chẽ trong suốt quá trình sản xuất và phân phối nội dung. Sơ đồ quy trình làm việc trong hình 2.9 minh họa các biên tập nội dung tại nhiều điểm khác nhau có thể tham gia hiệu quả, làm việc đồng thời và song song để thực hiện một dự án. Trong trường hợp này, có thể gia tăng tối đa giá trị và hiệu quả làm việc của nhân viên bằng cách áp dụng các công cụ phù hợp với từng công việc. Việc theo dõi
tâm đến địa điểm, giúp đảm bảo nội dung được hoàn tất và đưa vào phát sóng đúng thời hạn. Đối với đám mây đây không phải là khả năng duy nhất, nhưng có thể khó đạt được đối với phần mềm truyền thống.
2.6 KẾT LUẬN2.6 KẾT LUẬN 2.6 KẾT LUẬN
Chương II đã trình bày khái niệm về truyền thông đa phương tiện (multimedia) và khung làm việc của điện toán đám mây cho các ứng dụng đa phương tiện. Chúng ta hiểu được điện toán đám mây cho các ứng dụng đa phương tiện thông qua việc tìm hiểu đám mây truyền thông (media cloud) và truyền thông đám mây (cloud media).
Đám mây truyền thông cần phải có các chức năng như các điều khoản QoS để hỗ trợ nhiều kiểu dịch vụ với các yêu cầu về QoS khác nhau. Các QoS của truyền thông đa phương tiện phải thích ứng các thiết bị và băng thông khác nhau của mạng. Đồng thời phải phân tán và song song với việc xử lý đa phương tiện. Vì vậy đám mây truyền thông biên-MEC đã ra đời nhằm mục đích giải quyết các vấn đề về QoS và vấn đề xử lý truyền thông đa phương tiện. Việc đặt các đám mây ngoài biên để cung cấp điện toán đa phương tiện sẽ làm giảm lượng truy cập trên mỗi đám mây và giảm độ trễ. Giữa các MEC áp dụng công nghệ P2P (point-to-point) để phân phối dữ liệu truyền thông cho việc lưu trữ và tính toán. Với kiến trúc này mỗi đám mây MEC có độ quan trọng như nhau vì thế có thể mở rộng dễ dàng và mức độ sẵn sàng cao. Việc xây dựng đám mây phân tán và xử lý song song sẽ giải quyết được vấn đề cùng một lúc có hàng triệu người truy nhập thông tin vào đám mây.
Truyền thông đám mây bao gồm các dịch vụ về ứng dụng, dịch vụ về lưu trữ và chia sẻ, dịch vụ tạo mới và chỉnh sửa, việc thích ứng và phân phối và vấn đề trình diễn. Với việc truyền thông đám mây hỗ trợ nhiều dịch vụ và tính năng như vậy sẽ cung cấp cho người dùng nhiều tiện ích, truy nhập bằng nhiều phương pháp khác nhau như trên PC, trên điện thoại hay trên máy tính bảng…Vì thế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng xử lý và tối ưu hóa công việc của mình.
Ngoài những tiện ích mà điện toán đám mây cung cấp cho con người bên cạnh đó nó còn đặt ra rất nhiều thách thức lớn như sự không đồng nhất giữa các dịch vụ và truyền thông đa phương tiện (do tồn tại nhiều nhiều loại hình dịch vụ khác nhau như VoIP, truyền hình hội nghị…). Chất lượng dịch vụ, mạng lưới và các thiết bị không đồng nhất cũng đặt ra một khó khăn rất lớn cho điện toán đám mây đa phương tiện.
CHƯƠNG IIICHƯƠNG III CHƯƠNG III
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY CHO DỊCH VỤCHO DỊCH VỤ IPTV IPTV
IPTV
Truyền hình kỹ thuật số là tiến bộ quan trọng nhất trong công nghệ truyền hình từ khi phương tiện này được tạo ra trong thế kỷ trước. Truyền hình kỹ thuật số đưa ra cho khách hàng nhiều sự lựa chọn và tạo ra nhiều tương tác hơn. Hệ thống truyền hình quảng bá tương tự đã được sử dụng rất tốt trong hơn 60 năm qua. Trong giai đoạn đó, người xem phải trải qua sự chuyển tiếp từ truyền hình đen trắng sang truyền hình màu đã yêu cầu người xem phải mua các Tivi màu mới, và các kênh quảng bá phải có các máy phát mới, các thiết bị sản xuất chương trình mới. Ngày nay, với sự phát triển của ngành công nghiệp truyền hình sẽ đưa truyền hình thông thường sang thời đại của truyền hình kỹ thuật số. Hầu hết các hoạt động của truyền hình phải được nâng cấp và triển khai dựa trên kỹ thuật số để đưa tới cho khách hàng các dịch vụ kỹ thuật số tinh vi hơn. Một kỹ thuật mới được gọi là truyền hình dựa trên giao thức Internet IPTV (Internet Protocol – based Television). Như tên gọi, IPTV được miêu tả như là một cơ chế để truyền tải luồng nội dung truyền hình dựa trên nền tảng là một mạng sử dụng giao thức IP. Lợi ích của cơ chế này là khả năng phân phối nhiều loại tín hiệu truyền hình khác nhau, tăng các tính năng tương tác và cải tiến để tương thích với các mạng thuê bao đang tồn tại
3.1.
3.1. KHÁI NIỆMKHÁI NIỆM3.1.1. 3.1.1.
3.1.1. Lịch sử phát triển của IPTVLịch sử phát triển của IPTV
Năm 1994, World News Now của ABC đã có buổi trình chiếu truyền hình quảng bá qua mạng Internet đầu tiên, sử dụng phần mềm CU-SeeMe videoconferencing.
Tổ chức liên quan đến IPTV đầu tiên xuất hiện là vào năm 1995, với sự thành lập Precept Software bởi Judith Estrin và Bill Carrico. Họ đã thiết kế và xây dựng một sản phầm internet video gọi là "IP/TV". IP/TV là một MBONE tương thích với các ứng dụng trên Windows và Unix, thực hiện truyền âm thanh, hình ảnh thông qua cả giao thức unicast và IP multicast RTP/RTCP. Phần mềm này được viết bởi Steve Casner, Karl Auerbach, và Cha Chee Kuan. Hệ thống này đã được Cisco Systems mua vào năm 1998
AudioNet bắt đầu tiến hành nghiên cứu live webcasts với WFAA-TV trong tháng năm 1998, và KCTU-LP vào mùng 10 tháng 1 năm 1998.
Kingston Communications, một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông ở UK, triển khai KIT (Kingston Interactive Television), và IPTV qua mạng băng rộng DSL vào tháng 9 năm 1999 sau khi thử nghiệm dịch vụ TV và VoD. Nhà cung cấp này đã thêm dịch vụ VoD vào hệ thống trong tháng 10 năm 2001 với hệ thống Yes TV. Kingston là một trong những công ty đầu tiên trên thế giới triển khai IPTV và IP VoD qua mạng ADSL.
Hiện nay, IPTV đã phát triển hầu khắp các nơi trên thế giớ, từ châu Mỹ, châu Âu, châu Á. Nhất là tại châu Á, với các thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và cả Việt Nam, một trong những nước đang đi đầu đã có nhiều công ty khai thác công nghệ IPTV, dịch vụ này ngày càng phát triển với lượng thuê bao ngày càng tăng.
Hiện Việt Nam đã có bốn nhà cung cấp lớn là FPT Telecom, VNPT, VTC và Viettel tham gia thị trường IPTV. Trong đó, FPT Telecom được xem là người tiên phong khi tiến hành thương mại hóa dịch vụ IPTV với thương hiệu iTivi, nay đổi thành OneTV, ở thời điểm năm 2006 – được xem là khá sớm khi mà băng thông rộng vẫn chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam. Không muốn chậm chân, Tập đoàn Bưu chính- Viễn thông Việt Nam (VNPT) cũng vào cuộc với lợi thế có hệ thống hạ tầng băng thông rộng phủ khắp cả nước. Công ty Phần mềm và Truyền thông (VASC), một doanh nghiệp trực thuộc VNPT, đã thử nghiệm IPTV từ năm 2008 và chính thức cung cấp dịch vụ trên toàn quốc một năm sau đó với thương hiệu MyTV. Tiếp đó là VTC Digicom chính thức đưa dịch vụ IPTV cung cấp cho một số tỉnh thành vào ngày 12/5/2009. Dịch vụ VTC IPTV bao gồm các dịch vụ truyền hình độ nét cao (HD), truyền hình theo yêu cầu (VOD) trên mạng viễn thông. Song song với xu hướng hội tụ, xu hướng HD hóa các kênh truyền hình cũng ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Tiếp bước thành công trong việc đưa các kênh truyền hình độ nét cao HD phát sóng trên vệ tinh theo tiêu chuẩn DVB-S2, VTC tiếp tục đưa các kênh truyền hình độ nét cao này vào phát trên hệ thống IPTV. Gương mặt mới nhất là Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), mới chỉ thương mại hóa IPTV NetTV vào đầu năm 2011 sau khi thử nghiệm dịch vụ từ năm 2010. Số lượng thuê bao cho đến nay đã đạt khoảng 15.000 thuê bao và mục tiêu sẽ đạt 300.000 thuê bao trong một vài năm tới.
Với sự bùng nổ về công nghệ thông tin và thị trường băng thông rộng như hiện nay, dịch vụ IPTV trên thế giới cũng như tại Việt Nam hứa hẹn sẽ còn phát triển rực rỡ trong vòng vài năm tới.
3.1.2.
3.1.2. Định nghĩaĐịnh nghĩa
ảnh hưởng của nó đối với người xem truyền hình như thế nào?
Hình 3.1: Dịch vụ IPTV
Khi mới bắt đầu IPTV được gọi là Truyền hình giao thức Internet (Internet Protocol Television) hay Telco TV hoặc Truyền hình băng rộng (Broadband Television). Thực chất tất cả các tên đều được sử dụng để nói đến việc phân phối truyền hình băng rộng chất lượng cao hoặc nội dung âm thanh và hình ảnh theo yêu cầu trên một mạng băng rộng. IPTV là một định nghĩa chung cho việc áp dụng để phân phối các kênh truyền hình truyền thống, phim truyện, và nội dung video theo yêu cầu trên một mạng riêng. Từ góc nhìn của người sử dụng thì IPTV chỉ hoạt động như một chuẩn dịch vụ truyền hình trả tiền. Từ góc nhìn của nhà cung cấp thì IPTV bao gồm việc thu nhận, xử lý và phân phối chính xác nội dung truyền hình tới thuê bao thông qua một hạ tầng mạng sử dụng IP. Theo định nghĩa được đưa ra bởi hiệp hội viễn thông quốc tế tập trung vào nhóm IPTV thì IPTV là các dịch vụ đa phương tiện (ví dụ như dữ liệu truyền hình, video, âm thanh, văn bản, đồ họa) được phân phối trên một mạng IP có sự quản lý để cung cấp các mức yêu cầu về chất lượng của dịch vụ, an toàn, có tính tương tác và tin cậy.
IPTV có một số điểm đặc trưng sau: