Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng. Qua thẩm định, ngân hàng có thể giải quyết được 3 vấn đề:
- Nguồn tài chính, khả năng chịu đựng rủi ro của doanh nghiệp. Nếu kế hoạch đầu tư, kinh doanh đề xuất bị thất bại, liệu doanh nghiệp có đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng hay không?
- Thẩm định lại những cam kết của doanh nghiệp về nguồn vốn tự tài trợ cho kế hoạch đầu tư, kinh doanh đề xuất.
- Trình độ và năng lực sử dụng vốn của doanh nghiệp:
Phương pháp phân tích tài chính phổ biến là căn cứ vào một hệ thống chỉ tiêu tài chính chọn lọc: tính toán kết quả, so sánh đánh giá. Song phương pháp này có những hạn chế sau:
- Lựa chọn hợp lý một nhóm doanh nghiệp cùng loại với doanh nghiệp đang xem xét là điều không đơn giản.
- Kết quả so sánh từng chỉ tiêu riêng lẻ thường không giống nhau. Đồng thời khó phản ảnh mối quan hệ tác động qua lại đa chiều giữa các chỉ tiêu. Việc sử dụng phương pháp hệ thống chỉ số hoạc phương pháp hồi qui tương quan cũng chỉ khắc phục được phần nào nhược điểm trên, song thường là khá phức tạp, khó vận dụng trong thực tế.
Một phương pháp khác cũng được các ngân hàng áp dụng là “ mô hình điểm số”. Phương pháp này dựa vào các chỉ tiêu tài chính quan trọng. Tầm quan trọng của từng chỉ tiêu sẽ xác định trọng số của chúng trong mô hình. Tính cho từng DN, mô hình cho một điểm số cụ thể. Và người ta so sánh kết quả với điểm số chuẩn để đánh giá.
Chẳng hạn mô hình phân tích Zeta của Altman, Haldeman và Navagaman. Y = 0,012 X1 + 0,014 X2 + 0,033 X3 + 0,006 X4 + 0,999 X5
Trong đó:
X1: Tài sản lưu động ròng/ Tổng tài sản X2: Lãi chưa phân phối / Tổng tài sản
X3: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay / Tổng tài sản
X4: Giá thị trường vốn chủ sở hữu / Giá trị sổ sách cuả tổng nợ X5: Doanh thu / tài sản
Nếu Y < 1,81: Tình hình tài chính không tốt 1,81 ( Y ( 2,99: Chưa thể đánh giá.
Y > 2,99: Tình hình tài chính tốt.