Các nguyên tắc phân tích tín dụng

Một phần của tài liệu Phân tích tín dụng và cho vay (Trang 27 - 29)

Một ngân hàng chắc chắn khó có thể có được sự hiểu biết đầy đủ về một khách hàng, đặc biệt là sự hiểu biết về tương lai mang tính tiên lượng. Qua thực tiễn, người ta đúc kết được một số nguyên tắc

mà cán bộ tín dụng nên tuân thủ khi thẩm định. Những nguyên tắc này không nên quá cứng nhắc, cần được vận dụng một cách mềm dẻo trong quá trình phân tích tín dụng:

- Chất lượng tín dụng quan trọng hơn việc tìm kiếm những cơ hội mới. Các ngân hàng thường mong muốn mở rộng tín dụng luôn đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng. Thế nhưng trong thực tế, vào những thời gian ngân hàng mở rộng cho vay, thường xuyên người ta lại dễ bỏ qua những quy chế liên quan đến kiểm soát rủi ro. Nên thấy rằng trong mọi trường hợp chất lượng tín dụng phảiluôn được quan tâm, bởi các lý do:

+ Bất kỳ một khoản cho vay nào, dẫu trong điều kiện thuận lợi nhất, cũng đều hàm chứa khả năng rủi ro nhất định.

+ Không thể có mức lãi suất cao nào có thể đủ để bù đắp những tổn thất của khoản cho vay có rủi ro.

- Mọi khoản cho vay nên có 2 nguồn thu nợ ngay từ đầu, nếu không chí ít phải có phương án dự phòng.

- Hãy từ chối những khách hàng vay mà NH nghi ngờ phẩm chất của họ. - Nếu không hiểu rõ doanh nghiệp thì không nên cho vay.

- Cho vay, trước hết là quyết định của cán bộ tín dụng và cán bộ tín dụng phải cảm thấy hài lòng với khả năng phán xét của mình.

- Để có được sự thật, cán bộ tín dụng không nhất thiết là người quá thật thà. - Không thể bỏ qua các điều kiện kinh doanh bên trong DN và cả bên ngoài. - Dù khó thực hiện, song việc đánh giá chất lượng quản lý DN là rất quan trọng. - Tài sản đảm bảo không phải là vật thay thế cho việc trả nợ.

- Cho vay với những doanh nghiệp nhỏ, khả năng rủi ro cao hơn cho vay đối với những doanh nghiệp lớn.

- Cần cẩn trọng xem xét đến từng chi tiết.

- Những ngân hàng địa phương nên chú trọng cho vay những doanh nghiệp trên địa bàn. - Nên trả lời “ không” đối với những khách hàng thúc ép muốn có một câu trả lời nhanh.

- Nếu khoản vay được bảo lãnh phải chắc chắn rằng lợi ích của người bảo lãnh tương đồng với lợi ích của người vay.

- Hãy xác định chính xác tiền của ngân hàng được khách hàng chi tiêu vào đâu.

• - Phải luôn nghĩ đến những tổn thất của ngân hàng mình nếu khả năng rủi ro tăng lên khi những nguyên tắc bị vi phạm.

1.5.4. Những vấn đề cần xem xét trước khi phân tích tín dụng

• Trước khi tiến hành phân tích chi tiết, ngân hàng cần thẩm tra sơ bộ đề nghị vay vốn của khách hàng.

• Mục đích của thẩm tra nhằm đảm bảo dự án hoặc phương án hoạt động trong khuôn khổ các chính sách về thể chế, các tiêu chí quản lý hạn mức tín dụng, phù hợp với chính sách tín dụng mà ngân hàng đã hoạch định.

• Điều này giúp ngân hàng không mất thời gian thẩm định những nhu cầu vay vốn mà ngân hàng có thể sẽ không chấp nhận tài trợ. Những vấn đề cần xem xét khi kiểm tra:

- Mục đích vay vốn của khách hàng: Hợp pháp không?, Thuận lợi hay khó khăn?, Có nằm trong phạm vi tài trợ của chính sách cho vay?, Có nằm trong phạm vi những chương trình đặc biệt? Chẳng hạn như trong phạm vi các lĩnh vực ưu tiên, các nhóm mục tiêu, Liệu ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn của mình để tài trợ cho loại nhu cầu này hay không?

- Tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ đề nghị vay vốn

- Đảm bảo nguyên tắt phân tán rủi ro trong cho vay, không quá tập trung vốn cho vay vào một lĩnh vực, một vùng, một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng liên quan bao gồm: Những khách hàng có liên quan đến sơ hữu vốn và tài sản, Những khách hàng có nguồn thu nhập tương tưỹ nhau, Những khách hàng có quan hệ liên đới về sản phẩm. Sản phẩm đầu ra của khách hàng này là nguyên liệu của khách hàng kia và ngược lại.

- Có cần thiết phải đưa ra thảo luận trước hoặc xin ý kiến của cấp quản lý cao hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích tín dụng và cho vay (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w