Giải quyết tranh chấp theo thủ tục Trọng tài

Một phần của tài liệu Pháp luật về việc thực hiện và ký kết hợp đồng nhập khẩu tại Trung tâm XNK thuộc Tổng công ty cơ khí xây dựng (Trang 35 - 38)

Để tranh chấp được đưa ra giải quyết bằng con đường trọng tài thì phải có sự thoả thuận của các bên. Thoả thuận này có thể là một điều khoản

trọng tài trong hợp đồng hoặc là một thoả thuận trọng tài riêng biệt được lập sau khi tranh chấp phát sinh. Điều khoản thoả thuận trọng tài dù có được ghi ngay trong hợp đồng chính hay là một thoả thuận riêng biệt thì nó vẫn luôn độc lập với các điều khoản khác của hợp đồng chính. Vì vậy, ngay cả khi hợp đồng chính đã kết thúc hay bị vô hiệu thì cũng không làm cho điều khoản thoả thuận trọng tài vô hiệu tương ứng (Điều 11 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003).

Trọng tài viên hoặc hội đồng trọng tài phải tuân theo các quy trình, thủ tục nhất định để ra được phán quyết. Dưới góc độ này trọng tài gần với toà án nhưng giải quyết bằng trọng tài có một số ưu điểm là: Tính phù hợp về chuyên môn và nghiệp vụ kinh doanh của các quyết định trọng tài (do các trọng tài viên thường là các chuyên gia trong các lĩnh vực kỹ thuật, các thương nhân có uy tín, kinh nghiệm…); Tính khách quan, trung lập của trọng tài quốc tế và của quá trình trọng tài được đảm bảo hơn so với việc xét xử tại toà án của một nước sở tại, trong quá trình giải quyết tranh chấp hoàn toàn có thể sử dụng ngôn ngữ, hay pháp luật của nước thứ 3, tùy từng trường hợp cụ thể; Là phương thức giải quyết tranh chấp nhanh chóng, mang tính chung thẩm cao; Quyết định, phán quyết của trọng tài cũng được công nhận rộng rãi do phạm vi Công ước New York 1958 về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài rộng; Đây là phương thức giải quyết không mang nặng tính đối kháng, uy tín, các bí mật kinh doanh của các bên tranh chấp cũng được bảo mật vì phán quyết trọng tài không công khai theo nguyên tắc trọng tài xét xử kín (Điều 38.3 pháp lệnh trọng tài thương mại 2003).

Quyết định và phán quyết của trọng tài có thể được Toà án công nhận và cho thi hành thông qua một thủ tục tư pháp được quy định tại các điều ước quốc tế và pháp luật của các quốc gia. Công ước New York về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài 1958 là văn bản pháp lý nổi bật và quan trọng nhất trong lĩnh vực này. Luật mẫu UNCITRAL, các hiệp định khu

vực và pháp luật các quốc gia…cùng với Công ước New York đã góp phần tạo nên hệ thống quy phạm pháp luật khá hoàn chỉnh để nhằm điều chỉnh việc công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài thương mại quốc tế 7.

Một số cơ quan trọng tài thương mại quốc tế được giới kinh doanh thế giới sử dụng nhiều như:

- Toà án trọng tài thuộc Phòng Thương mại quốc tế (International Court of Arbitration of the International Chamber of Commerce ICC) được thành lập tại Paris năm 1923 giải quyết các tranh chấp thương mại có tính chất quốc tế bằng thủ tục trọng tài phù hợp với quy tắc trọng tài của ICC;

- Trung tâm quốc tế về giải quyết tranh chấp đầu tư (ICSID) thành lập 1965 trên cơ sở Công ước quốc tế giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các nước với kiều dân của các nước khác.

- Tòa án trọng tài quốc tế Luân Đôn (London Court of International Arbitration LCIA) là tổ chức trọng tài thường trực thương mại lâu đời nhất. Chức năng cơ bản của LCIA là chỉ định uỷ ban trọng tài, quyết định khước từ trọng tài viên và kiểm soát chi phí, tuy nhiên LCIA không xem xét kỹ phán quyết trọng tài.

- Trung tâm giải quyết tranh chấp quốc tế của Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ (International Center for Dispute Resolution of the American Arbitration Association) được thành lập năm 1926, cung cấp rất nhiều dịch vụ, kể cả giáo dục và đào tạo.

Thủ tục giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại ở Việt Nam được quy định trong Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003. Thủ tục công nhận và cho thi hành quyết định, bản án của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được quy dịnh trong Pháp lệnh công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về việc thực hiện và ký kết hợp đồng nhập khẩu tại Trung tâm XNK thuộc Tổng công ty cơ khí xây dựng (Trang 35 - 38)

w