Thời điểm giao kết hợp đồng

Một phần của tài liệu Pháp luật về việc thực hiện và ký kết hợp đồng nhập khẩu tại Trung tâm XNK thuộc Tổng công ty cơ khí xây dựng (Trang 25 - 34)

Về nguyên tắc, hợp đồng mua bán được giao kết vào thời điểm các bên đạt được sự thoả thuận. Luật Thương mại 2005 không quy định cụ thể về thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế cũng như hợp đồng mua bán hàng hoá nói chung, vì vậy áp dụng Điều 404 Bộ luật dân sự 2005 có các trường hợp sau:

- Với hợp đồng giao kết trực tiếp bằng văn bản, thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên cùng ký vào văn bản;

- Với hợp đồng giao kết gián tiếp bằng văn bản, thời điểm giao kết là khi bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng;

Hợp đồng giao kết bằng lời nói không áp dụng cho hợp đồng nhập khẩu vì theo quy định của Điều 27 Luật Thương mại 2005 “Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”.

Thời điểm giao kết hợp đồng cũng được coi là thời điểm hợp đồng có hiệu lực, trừ phi các bên thoả thuận một thời điểm khác hoặc vào một thời điểm mà một điều kiện của hợp đồng được thực hiện như thời điểm mở L/C khi thoả thuận thanh toán bằng tín dụng thư, hay thời điểm có quota khi hàng hoá theo quy định phải được cấp hạn ngạch.

Luật thương mại 2005 không quy định bắt buộc các bên phải thoả thuận những nội dung cụ thể nào trong hợp đồng nhập khẩu cũng như trong hợp đồng mua bán hàng hoá nói chung. Điều 402 Bộ Luật Dân sự 2005 đưa ra các nội dung chủ yếu của hợp đồng mang tính “khuyến nghị”, “định hướng” của pháp luật giúp hạn chế những rủi ro pháp lý những tranh chấp trong hoạt động mua bán hàng hoá đặc biệt là hoạt động nhập khẩu hàng hoá.4

2.3. Thực hiện hợp đồng

2.3.1. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng

Sau khi hợp đồng có hiệu lực pháp lý, các bên phải thực hiện đúng nghĩa vụ mà mình đã cam kết trong hợp đồng. Bên cạnh các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại tại (Mục 2 Điều 10-15 Luật Thương mại 2005), nguyên tắc thực hiện hợp đồng dân sự (Điều 412 Bộ Luật Dân sự 2005), hợp đồng phải được thực hiện một cách trung thực trên tinh thần cùng có lợi.

Hợp đồng nhập khẩu có những thủ tục là điều kiện để hợp đồng có giá trị pháp lý mà các bên phải hoàn thành trước khi đi vào thực hiện như: Xin phép nhập khẩu hoặc quota; mở thư tín dụng (nếu cần thiết).

Sau khi các điều kiện trên đã hoàn thành thì các bên thực hiện các nghĩa vụ cụ thể khác đã thoả thuận trong hợp đồng như: Thuê tàu, mua bảo hiểm hàng hoá; Giao hoặc nhận hàng; Làm thủ tục hải quan; Kiểm tra hàng hoá; Thanh toán hợp đồng; Thông báo cho đối tác và các nghĩa vụ khác khi có yêu cầu. Việc thực hiện các nghĩa vụ trên là thuộc nghĩa vụ của bên nào còn phụ thuộc vào điều kiện giao hàng mà các bên đã lựa chọn trong hợp đồng. 2.3.2. Quyền, nghĩa vụ của người bán

Nghĩa vụ của người bán: Người bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan. Người bán phải giao hàng đúng những thoả thuận trong hợp đồng, bao gồm: đúng về số lượng, chất lượng, quy cách, bao bì, đúng thời hạn và địa điểm đã thoả thuận trong hợp đồng (Điều 34 đến Điều 49 Luật Thương mại 2005). Người bán cũng có nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu cho người mua đối với hàng hoá. Ngoài ra, tuỳ theo những điều kiện quốc tế mà các bên đã thoả thuận lựa chọn, nghĩa vụ của người bán có thể có những quy định khác nữa, vì vậy người bán cần hiểu rõ nội dung điều kiện thương mại quốc tế mà mình lựa chọn.

Quyền của người bán: nhận tiền bán hàng. Nếu người bán không nhận được hoặc nhận được chậm tiền hàng do lỗi của người mua thì có quyền áp dụng các biện pháp theo luật định để bảo vệ lợi ích của mình như: ngừng giao

hàng, buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và huỷ hợp đồng (Điều 67, Điều 292 Luật Thương mại 2005).

2.3.3. Quyền nghĩa vụ của người mua

Nghĩa vụ: người mua có nghĩa vụ tiếp nhận hàng và trả tiền (Điều 52 và Điều 56 Luật thương mại). Người mua vẫn có các nghĩa vụ trên trong trường hợp mất mát hư hỏng xảy ra sau thời điểm quyền sở hữu hàng hoá được chuyển từ người bán sang người mua, trừ trường hợp do lỗi của người bán gây ra (Điều 71).

Quyền: Người mua có quyền nhận hàng theo thoả thuận. Trong trường hợp người mua phát hiện bên bán lừa dối, hàng không phù hợp với hợp đồng, hoặc hàng hoá đang là đối tượng của tranh chấp thì có quyền ngừng thanh toán tiền hàng theo Điều 51 LTM 2005 hoặc áp dụng các biện pháp quản lý trong trường hợp khẩn cấp (Điều 72).

Quyền, nghĩa vụ của người bán và người mua còn phụ thuộc vào những điều kiện thương mại àm các bên đã thoả thuận lựa chọn. Vì vậy các bên cần hiểu rõ về các điều kiện thương mại quốc tế mà mình đã lựa chọn.

2.3.4. Các vấn đề chủ yếu trong qúa trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu

Giấy phép nhập khẩu: Khi doanh nghiệp muốn nhập khẩu hàng hoá thì cần phải có giấy phép nhập khẩu theo năm hoặc theo chuyến. Đây là một hình thức quản lý hoạt động nhập khẩu của Nhà nước.

Mở LC: Thanh toán là một nội dung rất quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế. Do tính chất của hợp đồng thương mại quốc tế luôn chứa đựng nhiều rủi ro, nên các bên trong hợp đồng thương mại quốc tế luôn tìm cách thanh toán an toàn nhất. Thanh toán bằng tín dụng chứng từ (LC) đáp ứng được yêu cầu này. Đây là phương thức thanh toán mà ngân hàng (ngân hàng mở tín dụng) theo yêu cầu của người xin mở tín dụng trả tiền cho bên thứ ba khi xuất tình đầy đủ các chứng từ và mọi điều kiện đặt ra đều được thực hiện đầy đủ.

Để mở LC thì chủ thể cần gửi đơn đến ngân hàng mà mình muốn mở thư tín dụng, đồng thời gửi hai uỷ nhiệm chi để trả phí mở LC và trả cho việc ký quỹ mở LC.

Thuê tàu: Tuỳ thuộc vào các điều kiện mà các bên thoả thuận với nhau, nghĩa vụ vận chuyển hàng sẽ thuộc về bên mua hoặc bên bán. Căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng Incoterm của hợp đồng thương mại quốc tế:

+ Nếu điều kiện giao hàng là CFR, CIF, DES, DEQ, DDU, DDP thì bên xuất khẩu phải thuê phương tiện vận tải.

+ Nếu điều kiện giao hàng là EXW, CIP, CIP, FAS, FOB thì bên nhập khẩu phải tiến hành việc thuê phương tiện vận tải.

Tuỳ thuộc vào nhu cầu và để đáp ứng tối đa hoá lợi ích, các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế có thể thuê tàu theo nhiếu phương thức như là thuê tàu chợ, thuê tàu chuyến hoặc thuê tàu hạn định.

Mua bảo hiểm hàng hoá: Tuỳ thuộc vào loại hàng hoá, loại phương tiện vận chuyển và điều kiện giao hàng doanh nghiệp kinh doanh quốc tế phải phân tích nhu cầu bảo hiểm cho hàng hoá và lựa chọn loại hình bảo hiểm cho phù hợp. Theo pháp luật Việt Nam có 3 loại điều kiện bảo hiểm là: Điều kiện A (bảo hiểm mọi rủi ro); Điều kiện B (bảo hiểm có tổn thất riêng): Điều kiện C (bảo hiểm mọi tổn thất) được sắp xếp theo mức giảm dần của phạm vi bảo hiểm.

Thanh toán: Hiện nay có nhiều phương thức thanh toán quốc tế khác nhau như: Thanh toán bằng LC, thanh toán bằng cách ghi sổ; thanh toán bằng phương thức nhờ thu, phương thức chuyển tiền, bằng thư uỷ thác mua, thư bảo đảm trả tiền. Tuỳ vào quan hệ giữa các doanh nghiệp và điều kiện riêng của các doanh nghiệp, có thể lựa chọn một trong các phương thức thanh toán trên.

Làm thủ tục hải quan: Là các thủ tục cần thiết mà các daonh nghiệp nhập khẩu phải làm với cơ quan Hải quan để:

+ Khai báo với hải quan cửa khẩu về tình hình hàng hoá xuất nhập khẩu và nộp các giấy tờ do hải quan yêu cầu.

+ Xuất trình hàng hoá nhập khẩu đến địa điểm quy định để hải quan kiểm tra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chấp hành quyết định của hải quan cho hàng hoá được hay không được xuất nhập khẩu.

Bộ hồ sơ hải quan mà bao gồm: Tờ khai hải quan, hợp đông thương mại, bản kê chi tiết hàng hoá, hoá đơn thương mại, vận đơn (bản sao), các giấy tờ khác (với hàng hoá kinh doanh có điều kiện hoặc có quy định riêng).

Sau khi kiểm tra giấy tờ và hàng hoá, hải quan sẽ đưa ra một trong các quyết định sau:

- Cho phép hàng hoá qua biên giới

- Cho phép hàng hoá qua biên giới nhưng với điều kiện phải sửa chữa, khắc phục lại, phải nộp thuế xuất nhập khẩu

- Không được phép xuất nhập khẩu

Trách nhiệm của chủ hàng là phải nghiêm chỉnh thực hiện quyết định mà cơ quan Hải quan đã đưa ra.

Giao hàng và nhận hàng: Khi hàng hoá chuyển từ nước người bán sang nước ngưòi mua, các bên tuỳ theo nghĩa vụ của mình mà thực hiện việc giao nhận hàng theo đúng các quy định đã thoả thuận trong hợp đồng. trong quá trình giao nhận cần có sự kiểm tra kỹ lưỡng hàng hoá, tránh những rủi ro về giao hàng không phù hợp với hợp đồng, giao hàng thừa, thiếu hoặc không đúng quy cách phẩm chất…

3. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu một bên có hành vi vi phạm sẽ phát sinh hậu quả pháp lý là họ sẽ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về tài sản, đó chính là trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng, bao gồm: buộc thực hiện đúng hợp đồng; phạt vi phạm; buộc bồi thường thiệt hại; tạm ngừng thực hiện hợp đồng; đình chỉ thực hiện hợp đồng; huỷ bỏ hợp đồng; và các biện pháp khác mà các bên thoả thuận áp dụng phù hợp pháp luật.

3.1. Yếu tố cấu thành trách nhiệm pháp lý:

- Có hành vi không thực hiện hay thực hiện không đúng hợp đồng đã giao kết;

- Bên vi phạm hợp đồng có lỗi; - Thiệt hại;

- Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra với hành vi trái pháp luật của bên vi phạm hợp đồng.

3.2. Các hình thức trách nhiệm pháp lý

3.2.1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng (Điều 297 LTM 2005)

Khi một bên trong hợp đồng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ quy định trong hợp đồng thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc áp dụng biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu phí tổn phát sinh.

Nếu bên vi phạm giao thiếu hàng thì phải giao đủ hàng, nếu giao hàng kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá hoặc giao hàng khác thay thế. Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng hoá khác chủng loại thay thế nếu không được sự đồng ý của bên bị vi phạm.

Nếu bên vi phạm không thực hiện theo các quy định trên thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng của người khác để thay thế theo đúng chủng loại hàng hóa trong hợp đồng và bên vi phạm phải thanh toán khoản chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có, có quyền tự sửa chữa khuyết tật của hàng hoá và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý.

3.2.2. Phạt vi phạm

Phạt vi phạm là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng, nếu hợp đồng có thoả thuận (Điều 300 LTM 2005).

Các bên thoả thuận mức phạt vi phạm trong hợp đồng nhưng không được quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm (Điều 301 LTM 2005).

Phạt vi phạm áp dụng khi có hành vi không thực hiện hợp đồng hoặc thực hiện không đúng hợp đồng mà bên vi phạm có lỗi. Nếu người vi phạm không chứng minh được là mình vi phạm hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng, hoặc do chính bên bị vi phạm gây ra, hoặc các trường hợp khác mà pháp luật có quy định thì bị coi là có lỗi và bị chịu phạt.

3.2.3. Bồi thường thiệt hại

Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm (Điều 302 LTM 2005).

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau: có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại thực tế, hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Theo quy định tại Điều 307 thì trường hợp các bên không thoả thuận về chế tài phạt vi phạm thì bên bị thiệt hại chỉ có thể yêu cầu bồi thường. Nhưng nếu trong hợp đồng có điều khoản về phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có thể sử dụng cả 2 chế tài này cùng lúc.

3.2.4. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng (Điều 308, 309 LTM 2005).

Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp: xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiên hợp đồng; một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

Khi hợp đồng tạm ngưng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực và bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. 3.2.5. Đình chỉ thực hiện hợp đồng (Điều 310, 311 LTM 2005) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau: xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng; một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

Khi hợp đồng bị đình chỉ thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo về việc đình chỉ. Các ben không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng và bên bi vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

3.2.6. Huỷ bỏ hợp đồng (Điều 312 đến Điều 315)

Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm huỷ bỏ toàn bộ hoặc huỷ bỏ một phần của hợp đồng. Huỷ bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ toàn bộ việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng. Huỷ bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, phần còn lại vẫn còn hiệu lực. Khi vi phạm xảy ra là điều kiện để huỷ bỏ hợp đồng hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng thì bên bị vi phạm thực hiện quyền huỷ hợp đồng, nhưng phải thông báo ngay cho bên kia biết, nếu bên huỷ hợp đồng vi phạm nghĩa vụ thông báo này dẫn đến thiệt hại cho bên kia thì cũng phải bồi thường.

4. Giải quyết tranh chấp

Tranh chấp trong thương mại quốc tế là những bất đồng xảy ra trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại quốc tế. Tranh chấp là điều khó có thể tránh khỏi vì giữa các bên tham gia hợp đồng nhập khẩu thường có sự cách biệt địa lý, có truyền thống pháp luật, tập quán thương mại, sự thiếu hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, hay bản thân ý thức thực hiện, tuân thủ hợp đồng của các bên… khác nhau 5. Hơn nữa điều kiện ngoại cảnh ở mỗi nước đều có thể gây ra những khó khăn khó lường trước mà đôi khi là bất khả kháng cho mỗi bên khi thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Các tranh chấp xảy ra đỏi

Một phần của tài liệu Pháp luật về việc thực hiện và ký kết hợp đồng nhập khẩu tại Trung tâm XNK thuộc Tổng công ty cơ khí xây dựng (Trang 25 - 34)