MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI ABBANK CẦN THƠ

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng, đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình – chi nhánh Cần Thơ.pdf (Trang 34 - 36)

QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI ABBANK CẦN THƠ 4.1. Một số biện pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng:

4.1.1. Tiếp tục xúc tiến nhiều sản phẩm tín dụng mới.

ABBANK mới hình thành nên chủ yếu là các sản phẩm tín dụng quen thuộc như: cho vay, cấp tín dụng... Do đó cần phát triển thêm nhiều sản phẩm mới như: cho thuê tài chính, ...

Với việc mở rộng các sản phẩm và dịch vụ thì sẽ có một lượng lớn khách hàng có nhu cầu về các sản phẩm này, từ đó chi nhánh có thể dễ dàng mở rộng hoạt động tín dụng.

4.1.2. Tạo sự thông thoáng, linh hoạt hơn cho các phòng giao dịch trực thuộc.

ABBANK Cần thơ là chi nhánh có nhiều phòng giao dịch bao trùm cả Đồng bằng sông Cửu Long, do đó có sự khác biệt tương đối về điều kiện kinh tế-xã hội, tự nhiên,... Do đó, ABBANK Cần Thơ cần tạo sự thông thoáng nhiều hơn cho các phòng giao dịch trực thuộc như: nâng cao mức tín dụng mà các PGD trực thuộc có thể cho vay không thông qua chi nhánh, có thể tự quản bá hình ảnh, khuyến mãi trong điều kiện cho phép... Với biện pháp này các PGD sẽ phát huy tối đa những hiểu biết về thị trường của chính mình, với việc cấp nhiều quyền hạn thì các PGD cũng sẽ có trách nhiệm cao hơn đối với chi nhánh. Từ đó, chi nhánh có thể sẽ tập trung hơn trong việc phát triển chi nhánh cũng như định ra chiến lượt kinh doanh cho cả khu vực một cách tối ưu. Bên cạnh đó các PGD cũng sẽ thuận lợi hơn trong việc mở rộng thị phần.

4.1.3. Tăng cường khả năng huy động vốn – tránh sự phụ thuộc nhiều vào hội sở. sở.

Như chúng ta biết ABBANK Cần Thơ mới thành lập hơn 1 năm nhưng lại có nguồn vốn điều lệ dồi dào từ hội sở. Đây là một thuận lợi lớn cho ABBANK Cần Thơ trong việc mở rộng thị phần.

Nhưng với thị phần tương đối so với các ngân hàng khác như hiện nay vấn đề đảm bảo nguồn vốn cho vay là cần thiết. Tuy nhiên, hội sở ngày càng mở rộng mạng lưới các chi nhánh khắp cả nước nên có thể thắt chặt chính sách tín dụng. Nếu đảm bảo được nguồn vốn huy động ổn định ở mức cao có thể đảm bảo được nghiệp vụ cấp tín dụng thì chi nhánh có thể dễ dàng hơn trong việc mở rộng thị trường trong tương lai.

4.2. Một số biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng. 4.2.1. Nâng cao kiểm tra kiểm soát nội bộ. 4.2.1. Nâng cao kiểm tra kiểm soát nội bộ.

ABBANK Cần Thơ có mạng lưới rộng khắp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đây là một thuận lợi lớn để phát triển hệ thống đồng bộ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là chất lượng tín dụng có thể sẽ giảm sút, các khoản nợ xấu sẽ gia tăng nếu công tác kiểm tra giám sát các PGD không được thực hiện tốt.

Để nâng cao khả năng kiểm tra kiểm soát cần phải có một phòng kiểm soát nội bộ với trình độ nhân viên có năng lực. Do đó, cần đào tạo thường xuyên, chuyển một số nhân viên tín dụng có trình độ và kinh nghiệm hoạt động tại phòng này...

4.2.2. Nâng cao chất lượng phòng quản lý rủi ro tín dụng.

Đây là một phòng mới thành lập của ABBANK Cần Thơ với nhiệm vụ quản lý tất cả các thông tin về tín dụng nhằm đưa ra những giải pháp giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng. Đây là một phòng ban rất quan trọng giúp ABBANK Cần Thơ quản lý tốt chất lượng sản phẩm tín dụng của mình. Đồng thời, sự có mặt của phòng này làm cho chi nhánh có thể tập trung phát triển chi nhánh nhiều hơn do các PGD có thể linh hoạt hơn trong việc cấp tín dụng mà chi nhánh vẫn có thể theo dõi một cách chặt chẽ.

Bên cạnh đó việc nâng cao chất lượng nhân viên trong tất cả các phòng, các PGD cũng cần được chú trọng đúng mức. Vì như thế vừa tạo được hình ảnh tốt cho chi nhánh có thể dễ dàng mở rộng hoạt động tín dụng vừa có thể nâng cao chất lượng tín dụng một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng, đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình – chi nhánh Cần Thơ.pdf (Trang 34 - 36)