0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Phân tích nợ quá hạn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG, ĐƯA RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH – CHI NHÁNH CẦN THƠ.PDF (Trang 30 -32 )

Những khoản nợ mà khách hàng không thể trả do điều kiện khách quan thì có thể đến ngân hàng xin xem xét gia hạn nợ, điều chỉnh nợ. Nếu không đến gia hạn, điều chỉnh hoặc hết thời gian gian hạn mà khách hàng vẫn không có khả năng trả thì khoản nợ này sẽ được chuyển sang nợ quá hạn, hay còn gọi là nợ xấu. Trong nợ quá hạn có nhiều cấp độ tùy theo thời gian quá hạn và xếp loại. Nợ quá hạn càng lâu thì rủi ro thu hồi được là rất cao. Nợ quá hạn làm ứ đọng vốn của Ngân hàng, giảm hiệu quả hoat động tín dụng vì thế nợ quá hạn luôn là vấn đề được các Ngân hàng đặc biệt quan tâm.

Trong môi trường kinh doanh tiền tệ biến động mạnh như hiện nay thì sẽ có nhiều nguy cơ rủi ro tiềm ẩn mọi lúc mọi nơi. Rủi ro tín dụng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan. Do đó một nhà quản trị giỏi đến đâu cũng không thể khẳng định rằng Ngân hàng mình không có nợ quá hạn. Chính vì thế các Ngân hàng luôn tìm mọi biện pháp để phòng ngừa và hạn chế phát sinh nợ quá hạn đến mức thấp nhất.

Tình hình nợ quá hạn qua các Quý:

Bảng 3.8 Bảng nợ quá hạn

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Quý I Quý II Quý III Quý IV

So sánh Quý II/Quý I So sánh Quý III/Quý II So sánh Quý IV/Quý III ST % ST % ST % Ngắn hạn 65 105 118 99 40 61.5 13 12.4 -19 -16.1 Trung và dài hạn 59 68 74 71 9 15.2 6 8.8 -3 -4.1 Tổng 124 173 192 170 49 39.5 19 11 -22 -11.5 (Nguồn: Bộ phận Tín dụng)

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn, thường là do khách hàng vay sản xuất nông nghiệp có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập không ổn định, sử dụng vốn không đúng mục đích dẫn đến không trả được nợ. Đối với khách hàng vay sản xuất kinh doanh do năng lực chuyên môn và uy tín của người lãnh đạo thấp, khả năng tài chính của doanh nghiệp bị lỗ, công việc kinh doanh không đạt hiệu quả nên không trả được nợ, mặt khác cũng do sự thay đổi chính sách của Nhà nước, thị trường bị biến động lớn, giá cả vật tư tăng vọt nên việc kinh doanh gặp nhiều rủi ro.

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan còn có nguyên nhân chủ quan do phía Ngân hàng luôn muốn chạy theo lợi nhuận, công việc thẩm định thiếu sót, không theo sát tình hình sử dụng vốn và trả nợ của khách hàng nên dẫn đến công tác thu hồi nợ gặp khó khăn.

Tuy vậy, nhìn chung chất lượng tín dụng tại ABBANK Cần Thơ được đánh giá là tốt, trong những năm qua Ngân hàng đã tìm mọi cách để giảm tình trạng nợ quá hạn, hạn chế rủi ro tín dụng nhằm sử dụng vốn có hiệu quả. Có được kết quả khả quan như trên là nhờ vào nổ lực trong việc thu hồi và xử lý nợ quá hạn của nhân viên tín dụng. Bên cạnh đó việc tăng cường công tác thẩm định, kiểm soát trong quá trình cho vay cũng góp phần hạn chế phát sinh nợ quá hạn, công tác thẩm định của nhân viên tín dụng ngày càng được nâng cao. Nhân viên tín dụng sàng lọc, lựa chọn khách hàng có uy tín để cho vay và luôn kiểm tra theo dõi giám sát quá trình khách hàng sử dụng vốn.

Do chỉ mới thành lập trên 1 năm nên các khoản nọ quá hạn chỉ tập trung vào các khoản nợ cần chú ý và nợ dưới tiêu chuẩn, các nhóm còn lại là: nợ nghi ngờ, nợ khó đòi thì không có hoặc rất ít, bên cạnh đó với số dư nợ quá hạn rất thấp nên khó có thể đánh giá một cách khách quan nhất về tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng. Đây cũng chính là hạn chế của đề tài.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG, ĐƯA RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH – CHI NHÁNH CẦN THƠ.PDF (Trang 30 -32 )

×