Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp thôn Tây Hồ (Trang 26 - 30)

nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại

Nhân tố thuộc về ngân hàng

Chính sách tín dụng của ngân hàng

Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, nó trở thành kim chỉ nam hướng dẫn cho cán bộ tín dụng và nhân viên ngân hàng, tăng cường tính chuyên môn hóa trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời.

Mỗi thời kỳ khác nhau, ngân hàng sẽ có những chính sách tín dụng khác nhau nhằm đạt được mục tiêu mà mình đã đề ra. Chính sách tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp tới tính chất cũng như quy mô của khoản tín dụng.

Công nghệ và uy tín của ngân hàng

Có tác động tới chi phí của khoản vay, khả năng mở rộng quy mô dư nợ, công nghệ càng cao ngân hàng càng có khả năng tiết kiệm chi phí và đưa ra các mức lãi suất cạnh tranh. Hệ thống công nghệ lạc hậu, phân tán của một số ngân hàng không cho phép tạo ra sản phẩm mới, hiện đại, phù hợp với tính đa dạng của DNNVV. Lãnh đạo một số ngân hàng cho biết: “một trong những

khó khăn khi thẩm định dự án cho vay đối với các DNNVV Việt Nam là vấn đề lựa chọn công nghệ phù hợp”

Công tác tổ chức hoạt động cho vay của ngân hàng

Công tác tổ chức hoạt động cho vay của ngân hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô của ngân hàng, chính sách

Nhân tố thuộc về DNNVV

Thông tin của DNNVV thường không minh bạch do còn hạn chế về kiến thức kế toán, về thông tin tài chính… nên việc lập kế hoạch tài chính cũng như lập các báo cáo tài chính thường thiếu chính xác, không trung thực. Mặc dù có qui mô nhỏ cả về mặt tài chính, mặt bằng sản xuất, trình độ nhân lực,…nhưng rất nhiều doanh nghiệp nhỏ khi lập dự án đều dựa vào các loại thiết bị, máy móc đắt tiền, trong khi họ có thể lựa chọn các loại máy móc với công nghệ tương tự, giá rẻ hơn để đảm bảo cho hiệu quả của dự án. Một trong những nguyên nhân “tế nhị” khác là, DNNVV thường xây dựng các báo cáo tài chính mang tính chất đối phó với cơ quan thuế.

Chủ yếu các DNNVV không có tài sản đảm bảo để vay vốn. Mặt khác, việc chuyển giao quyền sở hữu về vốn góp bằng tài sản chưa rõ ràng, minh bạch gây khó khăn cho ngân hàng trong quá trình thẩm định tài chính, thẩm định tài sản đảm bảo.

Năng lực quản trị điều hành của chủ DNNVV kém, còn thói quen điều hành quản trị gia đình. Việc lập kế hoạch kinh doanh, phương án kinh doanh thiếu tính chuyên nghiệp. Chưa biết thu thập và xử lý tốt thông tin chuyên nghiệp. Chưa biết thu thập và xử lý thông tin, khả năng tự điều chỉnh trong nền kinh tế thị trường đầy biến động.

Các DNNVV thiếu điều kiện tiếp cận công nghệ, chưa ứng dụng được công nghệ mới, các sản phẩm đưa ra thị trường không có tính cạnh tranh.

Chưa có khả năng liên kết hợp tác giữa các DNNVV với nhau, các hiệp hội, các phòng thương mại với ngân hàng…Tính thực thi các chính sách, hỗ trợ của Chính phủ còn hạn chế. Dẫn đến năng lực cạnh tranh của các DNNVV kém.

Môi trường pháp lý:

Một môi trường pháp lý chặt chẽ và ổn định sẽ là điều kiện tiên quyết thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tạo ra một điều kiện thuận lợi hơn để doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Trái lại, một sự thay đổi nào đó trong một nghị định, một hiệp định thương mại được ký kết hay bảo hộ mậu dịch từ các nước láng giềng đều có thể tác động tới hiệu quả cho vay của ngân hàng đối với các doanh nghiệp nói chung và các DNNVV nói riêng. Một môi trường pháp lý thống nhất, chặt chẽ và ổn định sẽ giúp cho hoạt động của các ngân hàng và các doanh nghiệp an toàn, hiệu quả hơn, thông qua đó chất lượng của hoạt động cho vay cũng sẽ được nâng lên.

Sự tác động của môi trường pháp lý có thể gây ra sự sụt giảm về dư nợ, gây tăng đột ngột các khoản nợ quá hạn, hạn chế khả năng sinh lời của doanh nghiệp, dẫn tới hiệu quả cho vay của ngân hàng có thể bị suy giảm nhanh chóng. Một thực tế là hiện nay ở nước ta hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, còn chồng chéo gây khó khăn cho hoạt động của các DNNVV và bản thân các ngân hàng. Tính thống nhất của các văn bản pháp luật chưa cao.

Môi trường kinh doanh

Tác động tới chất lượng cho vay tại NHTM thông qua các biến số kinh tế như tỷ giá, lạm phát, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất…Các chỉ tiêu này tác động trực tiếp đến khả năng cho vay cũng như chi phí của ngân hàng.

Các lĩnh vực kinh doanh của các DNNVV rất đa dạng, nên môi trường kinh doanh thay đổi sẽ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các

doanh nghiệp này. Mà các doanh nghiệp lại vay vốn của ngân hàng nên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của ngân hàng

Nếu môi trường kinh tế ổn định và có nhiều thuận lợi, thị phần của các doanh nghiệp sẽ được mở rộng, thị trường mở rộng thì các DNNVV sẽ tăng nhu cầu vay vốn ngân hàng, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn điều đó cũng đồng nghĩa với việc chất lượng của các khoản vay sẽ cao hơn. Nếu ngược lại sẽ làm giảm chất lượng của khoản vay.

Môi trường chính trị - xã hội

Môi trường chính trị - xã hội ổn định cũng là nhân tố quan trọng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trong nước. Sự đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài sẽ phần nào hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục được những hạn chế, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở ra cho các doanh nghiệp cơ hội phát triển kinh doanh.

Như vậy có thể thấy rằng chất lượng cho vay chịu ảnh hưởng không chỉ đơn thuần từ phía ngân hàng mà còn cả ở phía khách hàng, môi trường kinh doanh cũng như môi trường pháp lý, môi trường chính trị - xã hội. Do đó để nâng cao được chất lượng cho vay cần có sự nỗ lực và phối hợp từ tất cả các bên có liên quan.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp thôn Tây Hồ (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w