- Kỹ thuật khuếch đại bacteriophage để dò tìm S.aureus và xem thử vi khuẩn này có nhạy cảm hay đề kháng với methicillin hay không.
- Bộ thử nghiệm này do công ty Microphage sản xuất. Mẫu cấy máu được trộn đều trong hai ống tách rời và đặt trong lò ủ 5 giờ. Sau đó lấy hai ống nghiệm ra và lấy mỗi ống 6 giọt nhỏ vào giấy thử. Một ống tìm xem có S.aureus hay không, ống kia xem vi khuẩn có nhạy cảm hay đề kháng với kháng sinh không. Thử nghiệm nhận diện S.aureus
có độ nhạy 93% và tính đặc thù 98%. Thử nghiệm chủng nhạy cảm với methicillin có độ nhạy 99% và đặc thù 99%.
- Phương pháp là dùng vài giọt mẫu máu hoặc đàm của bệnh nhân với dịch cấy có chứa một số lượng nhỏ bacteriophage. Nếu có vi trùng sống hiện diện trong mẫu phân
tích thì bacteriophage sẽ xâm nhập vào vi trùng và sẽ sản sinh rất nhanh trong vòng vài tiếng đồng hồ và phóng thích ra môi trường thật nhiều phage. Sự hiện diện của phage sẽ được định bằng immunoassay. Còn nếu muốn xem coi nó có kháng với MRSA thì phải làm 2 thử nghiệm song song. Thử nghiệm một là thử nghiệm để phát hiện có sự hiện diện của vi khuẩn. Thử nghiệm hai cho thuốc kháng sinh vào mẫu có vi khuẩn trước khi đưa vào môi trường có phage. Như vậy nếu có vi khuẩn thì vi khuẩn sẽ bị kháng sinh giết chết hết và khi cho phage vào phage sẽ không sản sinh được. Kết quả âm chứng tỏ vi trùng nhạy thuốc. Ngược lại nếu vi trùng kháng thuốc mạnh mẽ chúng sẽ không bị giết chết bởi thuốc và khi cho vào môi trường cấy có phage, phage sẽ xâm nhập vào vi khuẩn để tăng trưởng sinh sản thật nhiều và cho kết quả dương tính. Có nghĩa là vi khuẩn kháng với thuốc dùng.
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
- S.aureus là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và gây nên những căn bệnh nguy hiểm ở người. Điều đáng lưu ý là khi gia nhiệt ta chỉ có thể tiêu diệt được tế bào nhưng độc tố của nó lại bền với nhiêt. Vì thế thực phẩm cần đảm bảo vệ sinh từ khâu chế biến đến khâu bảo quản. Người lao động tiếp xúc với thực phẩm phải thận trọng giữ gìn vệ sinh tốt như đeo găng tay, khẩu trang…
- Ngoài ra một số S.aureus có độc lực mạnh còn có khả năng kháng kháng sinh như penicillins, methicillin, dicloxacillin, nafcillin, oxacillin, cephalosporins… người mắc bệnh có nguy cơ tử vong cao. Nguyên nhân chủ yếu là do sự lạm dụng quá nhiều kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi. Cho nên, thực phẩm trước khi đưa ra thị trường cần được kiểm định kỹ lưỡng và chặt chẽ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Lê Ngọc Bích Vương _ Khóa luận tốt nghiệp _ Tổng quan về các vi sinh vật chỉ thị và biện pháp kiểm soát vi sinh vật trong thực phẩm.
2. Trần Linh Thước _ Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực phẩm và mĩ phẫm.
3. Ths. BsckII Trần Văn Hưng, Ths. Bs Nguyễn Thị Đoan Trinh _ Vi Sinh Y Học 4. Lê Văn Việt Mẫn, Lại Mai Hương _ Thí nghiệm vi sinh vật thực phẩm.
5. PGSTS Nguyễn Hùng Tiến, PGSTS Bùi Minh Đức, PGSTS Nguyễn Văn Dịp _ Vi sinh vật thực phẩm kĩ thuật kiễm tra và chỉ tiêu đánh giá an toàn thực phẩm.
6. Ths Phạm Minh Nhựt _ Giáo trình phân tích đánh giá chất lượng thực phẩm. 7. www.healthinfotranslations.org/pdfDocs/MRSA_VIET.pdf 8. http://www.lrc-tnu.edu.vn 9.http://www.iasvn.org/content/detail.php? subcatid=229&catid=108&contentid=964&langid=0 10. www.yduocngaynay.com 11.http://iascnsh.org/CNSH%C4%90%E1%BB%99ngV%E1%BA%ADt/CNSHTrongTh %C3%BAY/tabid/60/BlogDate/2009-08-31/DateType/month/Default.aspx 12. http://thuviensinhhoc.com/day-hoc/day-hoc-sinh-hoc-12/593-mt-s-vn-v-di-truyn-hc-b- sung-kin-thc-chng-trinh-12?start=6
13. http://web.mit.edu/7.02/virtual_lab/PBC/PBC5virtuallab.html 14. http://tcyh.yds.edu.vn/2008/2008%20PB%20T12%20so%204%20- %20YTCC/@YTCC%2008%20Dan%20trang/T%E1%BA%A0O%20KH%C3%81NG %20TH%E1%BB%82%20%C4%90A%20D%C3%92NG%20V%C3%80%20X %C3%82Y%20D%E1%BB%B0NG%20QUI%20TR%C3%8CNH%20ELISA.htm 15. http://moodle.yds.edu.vn/tcyh/?Content=ChiTietBai&idBai=1043 16. http://tailieu.vn