Câu hỏi TNKQ (15 phút) Câu 1: Nhận định nào sai?

Một phần của tài liệu xây dựng bộ đề kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng hoá học lớp 11 - nâng cao - phần hoá học vô cơ (Trang 52 - 56)

II. Câu hỏi tự luận (4 điểm):

2. Câu hỏi TNKQ (15 phút) Câu 1: Nhận định nào sai?

Câu 1: Nhận định nào sai?

CO và CO2 là hai oxit của cacbon: A. đều ở trạng thái khí, không màu. B. CO là oxit trung tính, CO2 là oxit axit. C. CO có tính khử, CO2 có tính oxi hoá. D. tan trong nước tạo dung dịch axit.

Câu 2: Trong thí nghiệm điều chế CO2 như hình vẽ, tại sao không dùng H2SO4 hay H3PO4?

A. Vì phản ứng sinh ra CaSO4 hoặc Ca3(PO4)2 kết tủa ngăn chặn phản ứng.

B. H2SO4 và H3PO4 là axit đắt tiền, không dễ thực hiện trong thực tiễn.

C. H2SO4 và H3PO4 không phản ứng với CaCO3. D. Cả 3 lí do trên.

Câu 3: Photgen là một loại khí độc được sử dụng làm vũ khí hoá học trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Photgen được điều chế từ:

A.CO2 và Cl2 B.CO và Cl2 C.P và Cl2 D.PH3 và Cl2

Câu 4: Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH loãng dư thu được muối

A. Na2CO3 và NaHCO3 B. NaHCO3

C. Na2CO3 D. Na2CO3 và NaOH dư

Câu 5: Xột các muối cacbonat, nhận định nào dưới đây đúng? A. Tất cả các muối cacbonat đều tan tốt trong nước.

B. Tất cả các muối cacbonat đều bị nhiệt phân tạo ra oxit kim loại và cacbon đioxit. C. Tất cả các muối cacbonat đều bị nhiệt phân, trừ muối cacbonat của kim loại

kiềm.

D. Tất cả các muối cacbonat đều không tan trong nước.

Câu 6: Khử một oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao, phản ứng xong người ta thu được 0,84g Fe và 448ml CO2 (đo ở đktc). Công thức phân tử oxit sắt là công thức nào sau đây? A.FeO B.Fe2O3 C.Fe3O4 D.Không xác định được

Câu 7: Có 3 dung dịch NaOH, HCl, H2SO4 loóng. Dùng một thuốc thử để phân biệt 3 dung dịch là:

A. Zn B. Al C. CaCO3 D. Na2CO3

Câu 8: Cho 1,9 gam hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), sinh ra 0,448 lớt khớ (ở đktc). Kim loại M là

A. Na. B. K. C. Rb. D. Li.

Câu 9: Nhiệt phân hoàn toàn 40 gam một loại quặng đụlụmit cú lẫn tạp chất trơ sinh ra 8,96 lớt khớ CO2 (ở đktc). Thành phần phần trăm về khối lượng của CaCO3.MgCO3 trong loại quặng nêu trên là

A. 40%. B. 50%. C. 84%. D. 92%.

Câu 10: Hòa tan 11,2 lít CO2 (đktc) vào 800ml dung dịch NaOH 1M. Nồng độ

mol/l của chất trong dung dịch tạo thành là:

Bài 22. SILIC VÀ HỢP CHẤT CỦA SILIC

1. Mục tiêu

Kiến thức:

Hiểu được:

– Vị trí của silic trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu hình electron nguyên tử dạng ô lượng tử.

– Tính chất hoá học: Là phi kim hoạt động hoá học yếu, ở nhiệt độ cao tác dụng với nhiều chất (oxi, flo, cacbon, dung dịch NaOH, magie).

Biết được:

– Tính chất vật lí, trạng thái thiên nhiên, ứng dụng (trong kĩ thuật điện), điều chế silic.

– SiO2: Tính chất vật lí, tính chất hoá học của SiO2 (tác dụng với kiềm đặc, nóng, với dung dịch HF).

– H2SiO3: Tính chất vật lí, tính chất hoá học (là axit yếu, ít tan trong nước, tan trong kiềm nóng).

Kĩ năng:

– Viết được các PTHH thể hiện tính chất của silic và các hợp chất của silic. – Giải được bài tập: Tính % khối lượng SiO2 trong hỗn hợp phản ứng, một số bài tập khỏc cú nội dung liên quan.

2. Câu hỏi TNKQ (15 phút)

Câu 1: Chọn câu sai trong số cỏc cõu nhận định về silic. A. Cấu hình electron của nguyên tử silic là 1s22s22p63s23p2. B. Silic có 2 dạng thự hỡnh: silic tinh thể và silic vô định hình. C. Silic kém hoạt động hơn cacbon.

D. Silic vô định hình kém hoạt động hơn silic tinh thể.

Câu 2: Silic có thể phản ứng được với những chất nào sau đây? A. F2, Ne, O2, Ca B. Cl2, C, Mg, Fe

Câu 3: Silic và nhôm đều phản ứng được với dung dịch các chất trong dãy nào sau đây?

A. HCl, HF B. NaOH, KOH C. Na2CO3, KHCO3 D. BaCl2, AgNO3

Câu 4: Silic đioxit (SiO2) tan chậm trong dung dịch NaOH nóng chảy tạo thành silicat. SiO2 thuộc loại oxit

A. axit B. trung tính C. bazơ D. lưỡng tính

Câu 5: H2SiO3 dễ tan trong dung dịch kiềm tạo muối silicat, chỉ có silicat kim loại kiềm tan được trong nước, dung dịch đậm đặc của những chất nào dưới đây gọi là thuỷ tinh lỏng?

A. Na2SiO3 và K2SiO3 B. Na2SiO3 và CaSiO3 C. CaSiO3 và BaSiO3 D. CaSiO3 và BaSiO3

Câu 6: Khi nung hoàn toàn a (mol) Mg và b (mol) SiO2 ta được chất rắn X. Cho X tác dụng hết với HCl ta được khí Y. Y là hỗn hợp khi

A. a

b > 4 B. b

a < 4 C. a

b = 4 D. Mọi giá trị của a, b

Câu 7: Loại thủy tinh khó nóng chảy chứa 18,43% K2O, 10,98% CaO và 70,59 %

SiO2 có công thức dưới dạng các oxit là:

A. K2O.CaO.4SiO2 B. K2O.2CaO.6SiO2 C. K2O.CaO.6SiO2 D. K2O.3CaO.8SiO2

Câu 8: Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố có dạng RH4. Oxit cao nhất của nó chứa 53,33% oxi về khối lượng. Nguyên tố R là

A. clo B. silic C. cacbon D. lưu huỳnh

Câu 9: Cần bao nhiêu ml dung dịchNaOH 2M để hoà tan hết 9g SiO2?

A. 150ml B. 37,5ml C. 75ml D. 300ml.

Câu 10: Người ta thường dùng cát (SiO2) làm khuôn đúc kim loại. Để làm sạch hoàn toàn những hạt cát bỏm trờn bề mặt vật dụng làm bằng kim loại, người ta thường dùng dung dịch HF. Khối lượng dung dịch HF 50% để làm sạch được 2kg cát là:

Bài 23: CÔNG NGHIỆP SILICAT

1. Mục tiêu

Kiến thức:

Biết được:

– Công nghiệp silicat bao gồm các ngành sản xuất đồ gốm, thuỷ tinh, xi măng. – Thành phần hoá học, tính chất ứng dụng của một số loại thuỷ tinh (thuỷ tinh kali, pha lê, thạch anh, thuỷ tinh màu)

– Đồ gốm: phân loại, thành phần hoá học, cách sản xuất, tính chất của gạch ngói, gạch chịu lửa, sành, sứ và men.

– Thành phần hoá học và phương pháp sản xuất xi măng, quá trình đông cứng xi măng.

Kĩ năng:

– Bảo quản, sử dụng được hợp lí, an toàn, hiệu quả vật liệu thuỷ tinh, đồ gốm, xi măng.

– Giải được bài tập: Biểu diễn thành phần chính của thuỷ tinh, xi măng dưới dạng hợp chất các oxit theo % khối lượng của các oxit, bài tập khác có nội dung liên quan.

Một phần của tài liệu xây dựng bộ đề kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng hoá học lớp 11 - nâng cao - phần hoá học vô cơ (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)