Vào nửa sau những năm 90 của thế kỉ XX, đất nước đã chuyển sang thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
“Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng đất nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất, đời sống vật chất tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh…”. [28; 80].
Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành Điện được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm và có bước phát triển tương đối vững chắc cả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
về quy mô và tốc độ tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 1995 đến năm 2003 đạt trên 14%. Đây cũng là giai đoạn Nhà máy nhiệt điện Phả Lại đi dần vào thế ổn định sản xuất, mở rộng quy mô xây dựng dây chuyền 2.
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngành Điện luôn năng động mở rộng quan hệ với các tổ chức tín dụng quốc tế và các ngân hàng của các nước phát triển. Ngành Điện đã thực hiện nhiều hình thức huy động vốn trong nước, như phát hành trái phiếu công trình, kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư.
Trong bối cảnh quốc tế nhiều biến động, Việt Nam còn trong tình trạng bị cấm vận kinh tế, nhằm đảm bảo sự phát triển bình thường, ngành Điện đã tiếp nối hình thức hợp tác mới với nhiều nước để xây dựng những công trình điện năng khác nhau. Nhà máy nhiệt điện Phả Lại cũng là một ví dụ điển hình.
Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 2 được khởi công xây dựng ngày 8/6/1998 trên mặt bằng còn lại phía Đông nhà máy. Đây là nhà máy nhiệt điện lớn nhất ở Việt Nam, được xây dựng với 2 tổ máy có tổng công suất 600 MW. Nguồn vốn xây dựng nhà máy từ vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản với tổng mức đầu tư khoảng 560 triệu USD. Dự án đã được phê duyệt trong Tổng sơ đồ phát triển Điện lực Việt Nam giai đoạn IV (1996-2000) và được Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư xây dựng tháng 12/1994 với công nghệ nhiệt điện ngưng hơi đốt than Anthraxit. Dự án với nhiều lợi ích kinh tế kết hợp không chỉ là nguồn điện lớn ở phía Bắc cung cấp điện năng cho hệ thống điện toàn quốc (hằng năm trên 3,6 tỉ kwh), mà còn tạo điều kiện phát triển ngành than (hằng năm có nhu cầu tiêu thụ trên 1,80 triệu tấn), đồng thời giải quyết việc làm cho hơn 3.000 lao động tại địa phương.
Thông qua đấu thầu cạnh tranh quốc tế với sự hỗ trợ kĩ thuật của liên doanh tư vấn EPDCI (Nhật Bản) và PPI (Öc), tổ hợp nhà thầu là các tập đoàn, Công ty nổi tiếng trên thế giới trúng thầu xây dựng, bao gồm: Tập đoàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
SUMITOMO CORPORATION (Nhật Bản); MITSUI BABCOCK (Vương Quốc Anh); STONE WEBSTER (Mỹ) và HUYNDAI (Hàn Quốc) theo phương thức chìa khóa trao tay.
Nhà máy được thiết kế và xây dựng với những tiêu chuẩn môi trường cao nhất. Các bộ khử bụi tĩnh điện sẽ có khả năng khử được 99,5% bụi từ khói thải. Với chiều cao tới 207m, ống khói được thiết kế đảm bảo phát tán khói có hiệu quả, giảm thiểu tác động đến môi trường xung quanh.
Với quyết tâm cao của đội ngũ cán bộ, công nhân viên Nhà máy, ngày 9/11/2001, tổ máy số 1 dây chuyền 2 đã hoà lưới điện quốc gia, đảm bảo đúng tiến độ thi công và lắp đặt công trình. Chỉ một năm sau đó, tổ máy số 2 cũng hoà lưới điện quốc gia vào ngày 8/5/2002.
Việc phát triển Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại trong thời kì mới với 2 tổ máy thuộc dây chuyền 2 có ý nghĩa rất lớn. Vượt trên ý nghĩa kinh tế, xã hội, công trình còn thể hiện sâu sắc tình hữu nghị giữa hai Chính phủ Việt Nam - Nhật Bản, là dấu son ghi nhận thành công của việc sử dụng vốn ODA cho phát triển hạ tầng, củng cố quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.
Ngày 30/3/2005, Bộ Công nghiệp ra Quyết định số 16/2005/QĐ-BCN chuyển Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại thành Công ty Nhiệt điện Phả Lại, hạch toán độc lập - thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Ngày 18/5/2005, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam có văn bản số 2436/CV-EVN-TCKT hướng dẫn bàn giao tài chính khi chuyển các nhà máy điện thành Công ty hạch toán độc lập, công ty TNHH một thành viên. Theo đó, Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại chính thức chuyển sang hạch toán độc lập từ ngày 1/7/2005.
Từ năm 1994, đường dây 500 kv Bắc - Nam hoàn thành, hoạt động sản xuất của nhà máy chuyển sang giai đoạn phục hồi và phát triển, sản lượng điện hằng năm của nhà máy tăng dần. Tính từ năm 1995 đến năm 2005, nhà máy sản xuất được 36,274 tỉ kwh. Nhiệt điện Phả Lại đạt sản lượng tỉ kwh thứ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
20 vào tháng 7 năm 1997, tỉ kwh thứ 50 vào tháng 11 năm 2005. Trong những năm 1996 - 1997, tình hình thời tiết diễn biến không bình thường, các hồ chứa thiếu nước, khả năng thiếu điện rất cao. Trước tình hình ấy, ngay từ mùa khô năm 1997, nhà máy thực hiện vừa sản xuất, vừa sửa chữa, đại tu từng tổ máy, sẵn sàng huy động công suất tối đa của 4 tổ máy khi Thủy điện Hòa Bình có dấu hiệu thiếu nước. “Do chủ động trước nên chỉ tính trong năm tháng đầu năm 1998, nhà máy đã phát lên lưới 1 tỉ 100 triệu KWh điện” [32; 19].
Năm Sản lƣợng điện (Triệu Kwh) So với kế hoạch (%) Điện tự dùng (%) 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2.220,000 2.264,112 2.386,656 2.081,184 2.386,656 2.219,616 3.635,496 5.810,851 5.740,633 6.766,264 75 102,9 104,5 101,52 101,55 106,18 79,6 110,47 99,84 101,49 10,5 10,21 10,62 10,03 10,99 10,94 11,4 9,54 9,6 9,14
Những số liệu bảng thống kê trên cho thấy, nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy luôn đạt và vượt kế hoạch được giao, không xảy ra sự cố nghiêm trọng, đảm bảo cung cấp điện cho đất nước. Đặc biệt, trong những tháng đầu năm 2005, Nhà máy đã phát điện vượt kế hoạch, góp phần giải quyết tình trạng thiếu điện khu vực miền Bắc.
Sở dĩ có được kết quả này một phần do nguồn vốn xây dựng nhà máy Phả Lại 2 là vốn vay ODA dài hạn với lãi suất thấp. Mặt khác, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại 2 được đầu tư mới với công nghệ hiện đại, năng suất cao đã đưa vào vận hành ổn định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn