Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986 đã đánh giá tình hình kinh tế - xã hội sau mười năm cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở đó, Đại hội xác định nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng trong thời kì đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa: “… ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo.” [ 26; 41- 42].
Đại hội lần thứ VI của Đảng là mốc lịch sử quan trọng trên con đường đổi mới toàn diện đất nước. Đại hội VI đã đề ra chủ trương bố trí lại cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư các ngành kinh tế cho phù hợp với trình độ phát triển kinh tế ở nước ta trong từng giai đoạn cụ thể.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, cùng với cả nước, ngành Điện bước vào công cuộc đổi mới với một tinh thần quyết liệt và đã tạo ra những thay đổi đáng kể. Ngành Điện là ngành kinh tế kĩ thuật đầu tiên của cả nước lập kế hoạch dài hạn. Dưới sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ và sự ủng hộ tích cực của các bộ, ban, ngành, hệ thống nguồn và lưới điện liên tục được mở rộng. Với vai trò và nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, ngành Điện gắn bó sâu sắc và hữu cơ với mọi hoạt động của nền kinh tế và cuộc sống dân sinh.
Giai đoạn này, đất nước chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng lúc đó, hàng vạn cán bộ và người thợ phải đối mặt với nguy cơ thiếu việc làm, nhiều người phải nghỉ theo chế độ 176. Đây có thể coi là giai đoạn khó khăn của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại. Nhưng với sự nỗ lực của các cấp lãnh đạo, của cán bộ công nhân viên, nhà máy đã vượt qua khó khăn khi bước vào thời kì mới.
Nhà máy nhiệt điện Phả Lại trong giai đoạn này có những bước chuyển biến, tích cực chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ mới, đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ kĩ thuật, góp phần làm tăng năng suất, kịp thời điều tiết điện năng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Năm 1988, với sản lượng 2,548 tỉ kwh, bằng 88,7% sản lượng thiết kế, Nhà máy đạt sản lượng ở mức cao nhất so với nhiều năm trước. Nhà máy đã kéo còi chào mừng tỉ kwh thứ 10 vào lúc 18 giờ ngày 24/04/1989.
Từ năm 1990, do các tổ máy của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình lần lượt đi vào sản xuất và do yêu cầu của hệ thống điện, nên Nhà máy nhiệt điện Phả Lại bước vào giai đoạn phát công suất thấp, thực hiện phòng mòn cho lò hơi, tuabin và thực hiện quy trình bảo dưỡng thiết bị lâu dài. Giai đoạn này kéo dài 5 năm từ năm 1990 đến năm 1994, mà đặc trưng nổi bật nhất là sản lượng điện của Nhà máy giảm dần, sản lượng năm sau thấp hơn năm trước. Trong 5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
năm, Nhà máy chỉ sản xuất được 4,247 tỉ kwh, bình quân 0,849 tỉ kwh/năm và chỉ bằng 29,6% sản lượng thiết kế. Sản lượng điện xuống thấp nhất là năm 1993, chỉ còn 0,396 tỉ kwh, tức là chỉ bằng 13,8% sản lượng thiết kế. Đây là thời kì sản xuất khó khăn nhất, là tác nhân chủ yếu gây ảnh hưởng xấu đến thiết bị công nghệ. Năm Sản lƣợng điện (Triệu Kwh) Điện tự dùng (%) 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1.895,68 2.275,725 2.548,608 2.068,976 1.492,848 1.004,848 616,128 396,928 737,232 1.655,792 9,40 9,37 8,69 10,39 11,99 13,39 16,30 19,24 14,38 10,82