Trong giai đoạn 2006 2010

Một phần của tài liệu nhà máy nhiệt điện phả lại (giai đoạn 1980 - 2010) (Trang 38 - 80)

Thực hiện chủ trương đường lối của Trung ương Đảng khóa IX về việc đẩy mạnh công cuộc đổi mới, sắp xếp lại hoạt động doanh nghiệp nhà nước cho phù hợp với tiến trình hội nhập để nâng cao hiệu quả, các Doanh nghiệp nhà nước nói chung và đặc biệt ngành Điện cần phải đổi mới, cơ cấu lại để đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển đất nước. Thực hiện chủ trương này, Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại là một trong số những đơn vị ngành Điện được Bộ Công nghiệp chọn để tiến hành cổ phần hóa. Đây là mốc lịch sử đánh dấu quá trình thay đổi mô hình tổ chức, sản xuất kinh doanh của Nhà máy.

Ngày 26/1/2006, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại chính thức chuyển đổi sang hình thức Công ty cổ phần, với tên gọi Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại. Như vậy từ năm 2006, với mô hình tổ chức mới, Công ty thực sự có nhiều thay đổi và đạt được nhiều thành tích cả về sản xuất, kinh doanh cũng như các hoạt động khác.

Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại giai đoạn này có 17 đơn vị gồm các phòng nghiệp vụ và các phân xưởng, được chia làm 3 khối: Khối các phòng kĩ thuật nghiệp vụ, khối vận hành và khối sửa chữa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần nhiệt điện phả lại

P. KẾ HOẠCH VẬT TƯ PX SX PHỤ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG PX CCNL HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM SOÁT

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC P.T KINH TẾ PX VẬN HÀNH 1 PX VẬN HÀNH 2 PX VH ĐIỆN-KN PX HÓA P. TỔ CHỨC LAO ĐỘNG VĂN PHÕNG P. TÀI CHÍ NH KẾ TOÁN P. KỸ THUẬT P. BẢO VỆ - CỨU HỎA PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC P.T SẢN XUẤT

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đại hội đồng Cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, bao gồm các Cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội Cổ đông có quyền quyết định các vấn đề lớn về tổ chức hoạt động, sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển của Công ty theo quy định điều lệ.

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lí cao nhất của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công ty.

Hoạt động kinh doanh và các công việc khác của Công ty phải chịu sự quản lí hoặc chỉ đạo thực hiện của Hội đồng quản trị. Hội đồng có trách nhiệm định hướng chiến lược phát triển và phương án đầu tư trên cơ sở định hướng đã được Đại hội đồng Cổ đông thông qua, thông qua việc hoạch định các chính sách, ra nghị quyết cho từng thời kì phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.

Ban kiểm soát do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt Cổ đông để thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty trong việc quản lí, điều hành Công ty, kiểm soát tính hợp lí, hợp pháp trong quản lí, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty và thực hiện các công việc khác theo quy định.

Tổng Giám đốc là người thực hiện các nghị quyết của Đại hội đồng Cổ đông và Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

Bộ phận quan trọng trong Công ty là các phòng chức năng, các phân xưởng, đơn vị trực tiếp sản xuất.

- Văn phòng Công ty là một đơn vị nghiệp vụ phục vụ tổng hợp trong Công ty. Có chức năng tham mưu cho Tổng Giám đốc và tổ chức thực hiện các công việc trong lĩnh vực hoạt động quản lí về công tác hành chính, văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thư lưu trữ, đối ngoại, quản trị và các công tác phục vụ tổng hợp khác như: Công tác y tế, nấu ăn giữa ca, chăm sóc vườn hoa cây cảnh … của Công ty.

- Phòng Tổ chức lao độnglà phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu cho Tổng Giám đốc Công ty và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực hoạt động quản lí về công tác tổ chức sản xuất, cán bộ, lao động, tiền lương, đào tạo thi đua khen thưởng, kỉ luật, thực hiện các chế độ chính sách với người lao động…

- Phòng Kế hoạch - Vật tư là phòng nghiệp vụ, có chức năng giúp Tổng Giám đốc Công ty chỉ đạo xây dựng và thực hiện công tác kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tham gia thị trường điện, công tác mua bán, xuất nhập khẩu và quản lí vật tư, thiết bị, nhiên liệu…; công tác thẩm tra và xét duyệt dự toán; tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê công nghiệp để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và công tác khác của Công ty.

- Phòng Tài chính - Kế toán là phòng nghiệp vụ có chức năng giúp Tổng Giám đốc Công ty thực hiện công tác tài chính - kế toán của Công ty, nhằm quản lí các nguồn vốn của Công ty bao gồm phần vốn góp Nhà nước của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, vốn góp của các Cổ đông cũng như các nguồn vốn khác, để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty trên cơ sở bảo toàn, phát triển vốn có hiệu quả, đúng các quy định yêu cầu của Nhà nước; thực hiện chế độ hạch toán, kế toán, tài chính theo đúng các quy định về kế toán - tài chính do Nhà nước ban hành.

- Phòng Kĩ thuật là đơn vị có chức năng tham mưu giúp Tổng Giám đốc Công ty chỉ đạo công tác kĩ thuật trong quản lí vận hành và sửa chữa các thiết bị, công trình của Công ty; thực hiện thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị, xây dựng phương thức và xác định các chế độ vận hành tối ưu của các thiết bị, công tác kĩ thuật an toàn, bảo hộ lao động, đáp ứng yêu cầu mục tiêu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực công tác khác của Công ty.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Phòng Bảo vệ cứu hoả là một phòng nghiệp vụ có chức năng giúp Tổng Giám đốc Công ty trong việc tổ chức thực hiện công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an toàn trật tự trong Công ty và bảo vệ an toàn nguyên vẹn tài sản, cơ sở vật chất kĩ thuật của Công ty; công tác cứu hoả; công tác tự vệ quân sự địa phương và công tác pháp chế của công ty.

- Các phân xưởng, đơn vị trực tiếp sản xuất, gồm có:

+ Phân xưởng Vận hành 1: Vận hành các lò hơi và tổ hợp máy phát điện (thuộc DC1).

+ Phân xưởng Vận hành 2: Quản lí toàn bộ hệ thống sản xuất của dây chuyền 2 (Tổ máy 5 và tổ máy 6).

+ Phân xưởng Cung cấp nhiên liệu: Vận hành các thiết bị cung cấp nhiên liệu như than, dầu từ các nguồn cung cấp khác nhau.

+ Phân xưởng Hoá: Xử lí nước cấp cho lò hơi.

+ Phân xưởng sản xuất phụ: Vận chuyển, khai thác tro xỉ, sửa chữa, xây dựng các công trình xây dựng dân dụng trong nhà máy…Ở mỗi phân xưởng bố trí 1 Quản đốc và 1 hoặc nhiều Phó Quản đốc để quản lí, điều hành hoạt động ở Phân xưởng. Để phục vụ cho công tác hạch toán kế toán ở Phòng Tài chính - Kế toán, ở mỗi phân xưởng còn có 1 hoặc 2 nhân viên kinh tế (còn gọi là thống kê phân xưởng) có nhiệm vụ cung cấp số liệu cần thiết cho phòng Tài chính - Kế toán.

Trải qua quá trình lao động, sản xuất và phấn đấu hết mình vì mục tiêu phát triển đất nước, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại qua từng thời kì đã có sự thay đổi căn bản trong cơ cấu tổ chức.

Giai đoạn mới thành lập Nhà máy nhiệt điện Phả Lại, theo quyết định của Bộ Điện lực, tổ chức nhà máy có đặc điểm vừa chỉ đạo sản xuất, vừa chỉ đạo xây dựng nên còn khá công kềnh, nhiều phòng ban (1 giám đốc; 3 phó giám đốc; 13 phòng; 10 phân xưởng và một số đơn vị khác…), quy trình tổ chức qua rất nhiều công đoạn…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khi thực hiện Cổ phần hóa, với chính sách tinh giảm biên chế, tổ chức Công ty cũng có những thay đổi nhất định so với khi thành lập nhà máy. Ngoài Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, tổ chức Công ty gồm: 1 Tổng giám đốc, 2 phó giám đốc, 6 phòng, 6 phân xưởng. Sự thay đổi cơ cấu tổ chức Công ty xuất phát từ việc thay đổi mô hình quản lí. So với trước, mô hình mới mang tính quy củ, gọn nhẹ, bớt công kềnh hơn. Điều này giúp quá trình vận hành thêm phần chuyên nghiệp và tiết kiệm chi phí hơn so với trước.

Cùng với sự đổi mới về tổ chức, hoạt động sản xuất và kinh doanh trong Công ty cũng có những chuyển biến tích cực. Từ năm 2006 đến 2010, do hệ thống thiếu điện trầm trọng, nên Công ty đã hạn chế thời gian sửa chữa, dành nhiều thời gian cho phát điện, nên sản lượng điện của Công ty hằng năm đều vượt sản lượng thiết kế. Nhiệt điện Phả Lại đạt sản lượng tỉ kwh thứ 60 vào tháng 1 năm 2007 và đạt sản lượng tỉ kwh thứ 80 vào tháng 4 năm 2010. Tính đến hết năm 2010, nhiệt điện Phả Lại đã sản xuất cho đất nước được 84,964 tỉ kwh điện.

Năm Sản lƣợng điện (Triệu Kwh) So với kế hoạch (%) Điện tự dùng (%) 2006 2007 2008 2009 2010 7.254,455 7.027,821 6.927,107 7.357,777 7.038,403 108,3 108,7 106,81 123,28 122,2 9,0 9,12 9,12 8,89 8,87

Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại không ngừng vươn lên để nâng cao trình độ. Học tập đã trở thành phong trào thi đua thường xuyên, thu hút hầu hết công nhân viên chức lao động tự giác tham gia. Công đoàn Công ty đã phối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hợp với các trường mở lớp đại học nhiệt, cao đẳng nhiệt, sơ cấp hóa chất, đào tạo tiếng Anh trình độ A, B, C cho hàng trăm cán bộ công nhân.

Là một doanh nghiệp có gần 1.500 công nhân viên chức, lao động, Công đoàn Công ty phát động nhiều phong trào thi đua: “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Ca vận hành an toàn kinh tế”, “Sáng, sạch, xanh, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động”. Công đoàn tổ chức hưởng ứng tuần lễ Quốc gia về “An toàn – vệ sinh lao động”, “Phòng chống cháy nổ”… Cùng với việc các phong trào thi đua trong lao động sản xuất, Công đoàn Công ty luôn chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên, tổ chức các hoạt động văn hoá thể thao, xây dựng văn hoá doanh nghiệp... Thông qua những hoạt động này, Công đoàn đã làm cho cán bộ, công nhân viên càng thêm gắn bó với nhà máy – công ty, tích cực phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật để nâng cao năng suất lao động. Trong vòng 10 năm (2000 – 2010), nhiệt điện Phả Lại đã có gần 500 sáng kiến, 23 đề tài khoa học với 650 lượt tác giả tham gia, làm lợi hàng trăm tỉ đồng, góp phần giữ vững sản xuất, ổn định hệ thống điện quốc gia. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học được thực hiện, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Trong số đó, đáng chú ý là đề tài Bộ lưới lọc, chống mất hạt anion trong quá trình vận hành của kĩ sư Nguyễn Quang Thiều, kĩ sư Tăng Bá Phương – Quản đốc phân xưởng hóa học. Với đề tài này, mỗi năm Công ty tiết kiệm từ 4 – 5 tỉ đồng. Đề tài Cải tạo hệ thống xả lò hơi số 5 và 6 của Phó Tổng giám đốc Vũ Xuân Cường đã đem lại lợi nhuận cho Công ty 30 tỉ đồng mỗi năm. Trong bối cảnh hệ thống điện đang thiếu công suất nghiêm trọng vào mùa nắng miền Bắc, sáng kiến của Phó Tổng giám đốc đã góp phần quan trọng, thiết thực giảm thiểu căng thẳng cấp điện cho hệ thống điện quốc gia… Mỗi năm Công ty nhận được từ 10-15 sáng kiến cải tiến kĩ thuật và nghiên cứu khoa học của các kĩ sư tại các phân xưởng và các phòng, ban chuyên môn. Nhiều công trình đã được nghiệm thu và đưa vào áp dụng trong thực tế, làm lợi hàng chục tỉ đồng cho công ty.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đoàn Thanh niên Công ty dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ đã phát huy tốt vai trò xung kích của tuổi trẻ, hoạt động tích cực, góp phần thiết thực vào kết quả sản xuất kinh doanh. Đoàn Thanh niên đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục thanh niên trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tích cực hưởng ứng Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Tổ chức Đoàn liên tục đạt danh hiệu “Vững mạnh xuất sắc”, được Tỉnh đoàn tặng Bằng khen.

Tuy nhiên, do tình hình kinh tế thế giới năm 2008 suy thoái dẫn đến thị trường tài chính thế giới biến động, tỉ giá giữa VND và JPY liên tục tăng cao, dẫn đến phát sinh chi phí đánh giá lại khoản vay ODA xây dựng dây chuyền 2, lợi nhuận trước thuế của Công ty bị lỗ, Công ty không trả được cổ tức.

Trước tình trạng trên, Công ty đã tận dụng thời cơ dùng nguồn tiền khấu hao để lại, dùng tiền lợi nhuận của Công ty góp vốn vào các Công trình ngành Điện theo định hướng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam với số tiền đã thực hiện là 1.784,750 tỉ đồng. Cụ thể, Công ty đã góp vốn vào Công ty Cổ phần nhiệt điện Quảng Ninh 817,295 tỉ đồng, chiếm 16,35% cổ phần Công ty; đã góp vốn vào Công ty cổ phần nhiệt điện Hải Phòng 842,657 tỉ đồng, chiếm 15,5% cổ phần Công ty (và trong năm 2011 góp tiếp 5,99% cổ phần để nâng tỉ lệ nắm giữ cổ phần tại Công ty cổ phần nhiệt điện Hải Phòng lên 21,49%); góp vốn vào Công ty cổ phần EVN Quốc tế (để xây dựng thuỷ điện tại Campuchia) 70,800 tỉ đồng, chiếm 3% cổ phần công ty (và dự kiến sẽ góp tiếp để nâng tỉ lệ nắm giữ cổ phần tại Công ty cổ phần EVN Quốc tế lên 10%); góp vốn vào Công ty cổ phần Dịch vụ Sửa chữa Nhiệt điện miền Bắc 7,5 tỉ đồng, chiếm 15% cổ phần Công ty; và góp vốn vào Công ty cổ phần nhiệt điện Bà Rịa 46,498 tỉ đồng. Ngoài ra, Công ty còn mua trái phiếu ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp với số tiền là 318,151 tỉ đồng; cho EVN vay để xây dựng thuỷ điện Lai Châu 350 tỉ đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Công tác đại tu thiết bị đã được lãnh đạo Công ty quan tâm đúng mức. Công tác lập duyệt dự toán, lập kế hoạch và tổ chức đấu thầu cung cấp vật tư, thiết bị và thi công, công tác thanh quyết toán công trình hoàn thành ngày càng tốt hơn. Từ năm 1993 đến nay, tổng số vốn đại tu đã thực hiện là trên 1.500 tỉ đồng. Trong kế hoạch 5 năm (2011 – 2015), Công ty dự kiến dành 1.780tỉ đồng cho đại tu, nâng cấp thiết bị.

Như vậy, qua 30 năm sản xuất và phát triển, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại đã có những thành công nhất định nhưng cũng gặp phải không ít khó khăn. Những khó khăn cả về khách quan lẫn chủ quan đó đã làm cho công tác sản xuất của Nhà máy thường xuyên không ổn định, nhất là trong những năm

Một phần của tài liệu nhà máy nhiệt điện phả lại (giai đoạn 1980 - 2010) (Trang 38 - 80)