0
Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Về phía nhà nước

Một phần của tài liệu THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG (Trang 27 -30 )

III. sý kin nh my nhanh quá trình xây d ng th nghi uộ ếằ đẩ ự ươ ệ

1. Về phía nhà nước

Thứ nhất, cần hoàn thiện hệ thống luật pháp, các quy định về quyền sở hữu trí tu nói chung, quyền sở hữu thương hiệu nói riêng với các chế tài phù hợp và cụ thể để tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các

thương hiệu trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó cần phải sử dụng luật chống bán phá giá, luật chống độc quyền, như công cụ hỗ trợ để loại trừ khả năng các doanh nghiệp lớn, các Công ty nước ngoài lợi dụng sức mạnh tài chính để cạnh tranh về giá cả và thông qua đó chèn Ðp các thương hiệu khác (thủ đoạn này có thể thấy rõ trong hoạt động quảng bá khuyếch trương thương hiệu Coca - cola hồi năm 1997 và thương hiệu OMO, TIDE hồi tháng 8/2002 của liên doanh Unilever và P & G, lỗ nhưng họ vẫn chấp nhận thậm chí đẩy mạnh chiến dịch hạ giá dưới hình thức khuyến mãi. Thứ hai, nới lỏng bảo hộ trong thị trường quảng cáo - một ngành công ngành nghiệp còn khá mới mẻ, ở Việt Nam khi xoá bỏ đặc quyền cho một Công ty quảng cáo, thị trường quảng cáo sẽ cạnh tranh mạnh hơn và do đó chất lượng chương trình quảng cáo không ngừng được nâng cao đồng thời các doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiết kiệm được chi phí quảng cáo, khuyếch trương thương hiệu.

Thứ ba, các Hiệp hội ngành nên đứng ra kết nối các doanh nghiệp cùng ngành thông qua đó hợp tác với nhau cùng cạnh tranh quốc tế tránh tình trạng mình cạnh tranh mình, tự triệt để rồi không còn sức vươn ra thị trường thế giới. Sự hỗ trợ của các hiệp hội ngành nghề trong việc nghiên cứu lựa chọn hội chợ, tổ chức các hội chợ chuyên ngành tại trung tâm thương mại lớn, tại các phủ ngành nghề sẽ giúp cho việc tham gia của các doanh nghiệp đạt hiệu quả hơn. Với một thị trường mà chưa có một thương hiệu nào đáng kể nào của Chè Việt Nam dưới thương hiệu VINATEA sẽ có tác dụng sâu rộng hơn, hiệu quả hơn là khi từng doanh nghiệp đơn thương độc mã với thương hiệu của mình.

Thứ tư, Chính phủ cần quy hoạch lại doanh mục đầu tư, những ngành nào năng suất lao động thấp, giá thành cao, công nghệ lạc hậu thì khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, chúng ta chấp nhận gia công để giải

quyết công ăn việc làm. Ngược lại, những ngành nào chúng ta có khả năng bắt kịp với trình độ thế giới Nhà nước nên tập trung đầu tư (nên liên doanh thì phía Việt Nam phải chi phối quá nửa tổng vốn đầu tư) để xây dựng thành công thương hiệu của Việt Nam với sức cạnh tranh tương đối mạnh ngay từ đầu.

Thứ năm, hướng dẫn và khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9000, ISO 14000) vào sản xuất. Bên cạnh đó cần có các thương hiệu mang tính pháp lý để hợp thức hoá cuộc bình chọn "hàng Việt Nam chất lượng cao" do người tiêu dùng bình chọn (vượt ra khỏi khuôn khổ hoạt động của thời báo Sài Gòn tiếp thị) và coi đây là cơ hội tôn vinh hàng Việt Nam tại thị trường nội địa. Phần thưởng dành cho các thương hiệu được bình chọn sẽ là toàn bộ chi phí tham gia hội chợ tại các thị trường thế giới và khu vực.

Thứ sáu, các đại sứ quan phối hợp với các ban liên lạc Việt kiều tổ chức các tuầnlễ văn hoá Việt Nam (văn hoá Èm thực, nghệ thuật gốm sứ…) để mở đường cho các triển lãm "Hàng Việt Nam chất lượng cao" ở nước ngoài.

Một chiếc bánh Kinh Đô khi nhập khẩu vào Nhật, nhà phần phối thay chiếc vỏ thiếc rực rỡ bằng một chiếc hộp gỗ sang trọng làm cho mét sinh viên Việt Nam lầm tưởng đó là bánh Nhật nên đã mua về Việt Nam làm quà cho gia đình. Xin đưa ra một số ví dụ này để thấy được rằng giá trị một sản phẩm khi vượt ra khỏi biên giới quốc gia đôi khi không chỉ nằm ở giá trị sử dụng mà còn hàm chứa các giá trị văn hoá dân tộc. Đây chính là điểm mấu chốt trong việc xây dựng thương hiệu cho hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Quyết tâm mở cửa hội nhập với thế giới, chúng ta xác định cần phải có sự chuÈn bị chu đáo, chặt chẽ nhằm tranh thủ tối đa các lợi Ých và giảm

thiểu rủi ro, thua thiệt. Và trong tất cả những việc cần chuẩn bị cho chiến lược quảng bá khuyếch trương thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế là khó khăn và công phu hơn cả. Chúng ta xuất phát sau nên chưa thể có được những thương hiệu nổi tiếng và hiện tại các thương hiệu Việt Nam đang bị trói buộc trong những giới hạn chật hẹp của công nghệ sản xuất, công nghệ quảng cáo. Nhưng dẫu có khó khăn chúng ta vãn phải nghiêm túc xây dựng thương hiệu hàng hoá Việt Nam. Đã qua rồi thời kỳ làm ăn chụt giật, bao cấp, thương hiệu là bảo đảm bằng vàng cho sự trú chân của một doanh nghiệp trên thương trường và của một quốc gia trên thị trường quốc tế. Và để tháo gỡ từng phần những khó khăn nảy sinh trong cuộc cạnh tranh thương hiệu gay gắt, liên tục và lâu dài đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa Nhà nước, các hiệp hội nghề, các Tổng Công ty và của từng doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG (Trang 27 -30 )

×