Quy trình cho vay

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại NHTM cổ phần Á Châu (Trang 29 - 37)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VAØ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HAØNG TMCP Á CHÂU

3.1.1. Quy trình cho vay

Quy trình cho vay của ngân hàng TMCP Á Châu gồm 16 bước cơ bản, về nguyên tắc có những tác nghiệp không giống nhau giữa việc thực hiện cho vay ngắn hạn và việc thực hiện cho vay trung dài hạn; nhưng các bước thực hiện đều theo 16 trình tự sau:

3.1.1.1. Khai thác tìm kiếm khách hàng

Các nhân viên PFC ( nhân viên phát triển khách hàng) có nhiệm vụ:

- Giao tiếp với khách hàng mới, giới thiệu các hình thức cho vay cũng như các dịch vụ của ngân hàng đang cung cấp cho khách hàng, tìm hiểu nhu cầu vay vốn, uy tín của khách hàng để từ đó sắp xếp các cuộc gặp mặt, trao đổi giữa khách hàng và trưởng đơn vị.

- Nghiên cứu thực lực tài chính, triển vọng phát triển cũng như những khó khăn vướng mắt hiện nay của khách hàng.

- Tiến hành đàm phán sơ bộ với khách hàng về những điều kiện cơ bản của việc cấp tín dụng: lãi suất, thời hạn cho vay, phương thức cho vay, điều kiện đảm bảo nợ vay.

- Giai đoạn này giúp cho Ngân hàng có căn cứ lựa chọn khách hàng và xây dựng kế hoạch kinh doanh trong từng thời kỳ.

3.1.1.2. Hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ

Tại Phòng Giao Dịch khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ được tiếp nhận và hướng dẫn thủ tục vay vốn.

SVTH: Trương Oanh Oanh 30

Hướng dẫn thủ tục, điều kiện và các loại giấy tờ cần thiết về việc vay vốn, được thực hiện bởi:

- Nhân viên quản lý và phát triển khách hàng (A/O) - Nhân viên dịch vụ tín dụng (Loan CSR)

Hướng dẫn đối với từng loại khách hàng cụ thể theo mẫu biểu QF của ACB.

3.1.1.3. Thẩm định hồ sơ và lập tờ trình

Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn từ khách hàng hoặc từ Loan CSR được phân công, nhân viên quản lý và phát triển khách hàng (A/O) tiến hàng:

Gửi hồ sơ tài sản đảm bảo cho nhân viên định giá tài sản (A/A) để định giá tài sản thế chấp, cầm cố; A/A thẩm định tài sản bảo đảm và lập tờ trình thẩm định tài sản theo mẫu: “ hướng dẫn thẩm định và đánh giá tài sản”…

(1)Tiến hành thẩm định khách hàng và lập tờ trình thẩm định khách hàng theo mẫu “ hướng dẫn thẩm định khách hàng vay vốn ngắn hạn” hoặc trung dài hạn.

(2)Trường hợp cần thiết, theo quyết định:

- Của Hội đồng tín dụng/ Ban tín dụng/ Giám đốc khối trong trường hợp cho vay trung, dài hạn.

- Của Giám đốc Sở Giao dịch, Giám đốc chi nhánh, Trưởng Phòng Giao Dịch (3)Trong các trường hợp:

- Các hồ sơ tín dụng bắt buộc phải có ý kiến của Phòng phân tích tín dụng theo quy định.

- Theo quyết định của Giám đốc Sở giao dịch, Giám đốc chi nhánh, Trưởng phòng giao dịch hoặc quyết định của BTD/ HĐTD/ Giám đốc khối.

Đồng thời với việc thẩm định khách hàng nêu trên, A/O và/hoặc lập đề nghị theo mẫu “ Giấy đề nghị phân tích tín dụng” trình cấp có thểm quyền phê duyệt.

(4)Gởi cho Trưởng Phòng phân tích tín dụng đề nghị hỗ trợ phân tích; nhân viên phân tích tín dụng (C/A) thực hiện phân tích và lập tờ trình phân tích tín dụng.

SVTH: Trương Oanh Oanh 31 (5)Nhân viên C/A thực hiện việc phân tích và lập tờ trình theo mẫu “ Tờ trình

phân tích tín dụng”.

3.1.1.4. Quyết định cho vay và thông báo kết quả cho khách hàng

(1)Quyết định cho vay:

(a)Sau khi lập tờ trình thẩm định khách hàng, A/O trình cấp có thẩm quyền xem xét và ký vào tờ trình thẩm định khách hàng.

(b)Sau khi tờ trình thẩm định khách hàng đã được cấp có thẩm quyền thông qua, A/O hoặc C/A tiến hành photo hồ sơ gởi cho thư ký Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng để gửi đến các thành viên Ban Tín dụng/ Hội đồng tín dụng.

(c)Thời gian gởi hồ sơ cho thư ký Ban Tín dụng/ Hội đồng tín dụng: - Đối với hồ sơ trình Hội đồng tín dụng:

Gửi hồ sơ cho thư ký Hội đồng tín dụng trước 16 giờ 30 ngày thứ hai (đối với các hồ sơ trình Hội đồng tín dung5 vào sáng thứ ba) và ngày thứ tư ( đối với các hồ sơ trình hội đồng tín dụng vào sáng thứ năm)

Đối với các hồ sơ gửi trễ hơn thời gian quy định nêu trên sẽ được trình vào phiên họp Hội đồng tín dụng tiếp theo.

Trong trường hợp đặc biệt, Giám đốc Sở Giao dịch, Giám đốc chi nhánh, Trưởng phòng giao dịch phải trình bày rõ lý do vào Tờ trình thẩm định khách hàng.

- Đối với hồ sơ trình Ban Tín dụng Cá nhân Hội sở, Ban Tín dụng doanh nghiệp Hội sở: gửi hồ sơ cho thư ký trước 9 giờ 30 ngày bắt đầu phiên họp.

- Đối với hồ sơ trình Ban Tín dụng Khu vực, Ban Tín dụng sở giao dịch, ban tín dụng chi nhánh: thời gian gửi hồ sơ cho thư ký Ban tín dụng tùy thuộc vào quy định của từng khu vực, Chi nhánh.

(d)Tại buổi họp Ban Tín dụng/ Hội đồng Tín dụng:

A/O trình bày với các thành viên về nội dung thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng, phân tích đánh giá và đưa ra quan điểm của mình về khoản vay mà khách hàng đã đề nghị. Trong trường hợp có hỗ trợ phân tích tín dụng hoặc tái

SVTH: Trương Oanh Oanh 32 thẩm định, C/A trình bày tờ trình và nêu lên quan điểm của mình về khoản vay, bảo lãnh. Các thành viên Ban Tín dụng/ Hội đồng tín dụng trực tiếp phỏng vấn cá vấn đề có liên quan đến khách hàng vay đối với A/O và/hoặc C/A. Thư ký Ban Tín dụng/ Hội đồng tín dụng lập biên bản họp ghi nhận các ý kiến thống nhất của các thành viên Ban Tín dụng/ Hội đồng tín dụng, sau khi các thành viên đã trao đổi và thống nhất ý kiến cho vay hay không cho vay và các điều kiện cần thiết khi được cho vay; Biên bản có đầy đủ chữ ký các thành viên tham dự.

(e)Thư ký Ban Tín dụng/ Hội đồng tín dụng

- Lập phúc đáp thông báo kết quả xét duyệt khoản vay cho A/O

- Bản chính biên bản họp và các tờ trình được lưu theo đúng quy định về “ nội quy làm việc của Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng”.

(2)Thông báo kết quả cho khách hàng

Tối đa hai ngày làm việc kể từ ngày Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng ra quyế định cho vay hoặc không cho vay, A/O hoặc Loan CSR phải thông báo kết quả cho khách hàng bằng văn bản. Sau đó đề nghị khách hàng ký xác nhận và gửi lại cho ACB.

3.1.1.5. Hoàn tất thủ tục pháp lý về tài sản bảo đảm nợ vay

- Căn cứ vào kết quả phê duyệt cho vay của Ban tín dụng/ Hội đồng Tín dụng, A/O chuyển giao toàn bộ hồ sơ cho Loan CSR để chuan bị hồ sơ giải ngân. - Loan CSR chuyển hồ sơ tài sản bảo đảm kèm Phúc đáp Thông báo kết quả xét

duyệt khoản vay cho Nhân viên Pháp lý chứng từ và quản lý tài sản (LDO). LDO chịu trách nhiệm hoàn tất các thủ tục pháp lý về tài sản bảo đảm cho khoản vay.

- Đối với việc cho vay đảm bảo bằng chứng thư bảo lãnh của ngân hàng, chứng thư bảo lãnh của công ty mẹ… sẽ do A/O tiến hành kiểm tra tính xác thực và hợp pháp của chứng thư bảo lãnh, tiến hành sao (photo) thư bảo lãnh, bản sao (photo) lưu vào hồ sơ theo “ hướng dẫn và lưu trữ hồ sơ vay ngắn hạn/ trung, dài hạn”. Bản chính Thư bảo lãnh cho vào phong bì và lưu vào kho.

SVTH: Trương Oanh Oanh 33

3.1.1.6. Nhận và quản lý tài sản bảo đảm

Khi khách hàng đã hoàn tất thủ tục pháp lý về tài sản bảo đảm nợ vay, LDO tiến hành thủ tục nhận và quản lý tài sản cầm cố thế chấp theo: “ hướng dẫn quản lý hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố”.

3.1.1.7. Lập Hợp đồng tín dụng/ khế ước nhận nợ

(a)Khi khách hàng có nhu cầu rút tiền vay, căn cứ nhu vầu thực tế của khách hàng và nội dung phê duyệt của Ban Tín dụng/ Hội đồng tín dụng đã được thực hiện hoàn tất, Loan CSR tiến hành soạn Hợp đồng tín dụng/ khế ước nhận nợ:

- Hợp đồng tín dụng/ khế ước nhận nợ được lập thành 03 bản (ACB giữ 02 bản, khách hàng giữ 01 bản).

- Nếu hợp đồng được sử dụng để đi công chứng: hợp đồng tín dụng/ Khế ước nhận nợ được lập thành 04 bản ( ACB giữ 02 bản, khách hàng giữ 01 bản, Cơ quan công chứng giữ 01 bản).

(b)Hợp đồng tín dụng/ Khế ước nhận nợ sau khi đã soạn xong, Loan CSR chuyển cho khách hàng và bên có liên quan ký, sau đó trình cấp có thẩm quyền ký.

3.1.1.8. Tạo tài khoản vay và giải ngân

- Căn cứ Hợp đồng tín dụng/ khế ước nhận nợ, Loan CSR chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục tạo tài khoản vay thích hợp cho khách hàng theo mẫu “ hướng dẫn tạo tài khoản vay…”

- Sau khi tài khoản vay đã có đầy đủ các thông tin và nối kết về tài sản bảo đảm, Loan CSR phối hợp với nhân viên kiểm soát hiệu lực hóa khoản vay. - Sau đó nhân viên giao dịch tài khoản (Teller) thực hiện giải ngân.

3.1.1.9. Lưu trữ hồ sơ

Loan CSR thực hiện việc lưu trữ hồ sơ tín dụng (bản chính) và các hồ sơ khác có liên quan.

3.1.1.10. Kiểm tra, theo dõi khoản vay thu nợ gốc và lãi vay

SVTH: Trương Oanh Oanh 34 - A/O và/hoặc Loan CSR thường xuyên theo dõi tình hình trả nợ, kỳ hạn nợ của

khách hàng thông qua màn hình TCBS (The Complete Banking Solution) hoặc bảng kê các khoản nợ gốc, lãi vay đến hạn phát sinh trước 05 ngày

- Loan CSR có trách nhiệm soạn thư báo nợ gốc và lãi vay đến hạn.

- A/O và/hoặc Loan CSR nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ, và đề xuất ý kiến xử lý khi nhận thấy khách hàng có dấu hiệu bất ổn trong thanh toán hoặc có những thay đổi làm ảnh hưởng đến khoản vay.

- Khi trong hợp đồng tín dụng có quy định về việc thay đổi lãi suất, Loan CSR lập thông báo việc thay đổi và thời gian thay đổi lãi suất cho khách hàng. (b)Kiểm tra thường xuyên tình hình hoạt động của khách hàng

A/O phải kiểm tra thường xuyên việc sử dụng vốn vay và tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, thu nhập, công nợ của khách hàng. Nếu khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích và/hoặc; Nếu tình hình hoạt động ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ của khách hàng, A/O lập tờ trình báo cáo và đề xuất hướng xử lý trình cấp có thẩm quyền xem xét và ký vào tờ trình. Sau đó photo gửi cho thư ký Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng để gửi đến các thành viên.

(c)Kiểm tra, đánh giá lại tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh (gọi chung là Tài sản bảo đảm).

A/A phối hợp với A/O tiến hành đánh giá lại hiện trạng và giá trị tài sản bảo đảm nợ vay cho ngân hàng:

- Đối với bất động sản: việc đánh giá lại tài sản bảo đảm được thực hiện 12 tháng/lần.

- Đối với động sản: việc đánh giá lại tài sản bảo đảm được thực hiện 6 tháng/lần.

Lưu ý: đối với trường hợp cho vay cầm cố/ thế chấp hàng hóa thì việc đánh giá lại tài sản cầm cố/ thế chấp phải thực hiện theo quy định về cho vay cầm cố/ thế chấp hàng hóa đó.

SVTH: Trương Oanh Oanh 35 A/A lập biên bản kiểm tra.

3.1.1.11. Tái đánh giá các dự án trung/ dài hạn đã tài trợ

- Thực hiện tái thẩm định là nhằm vào mục đích cập nhật chính xác và kịp thời các thông tin của khách hàng về việc đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, khả năng hoàn trả nợ vay, cũng như hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra.

- Thời gian thực hiện tái thẩm định: khi có yêu cầu.

- Nội dung tái thẩm định: giống như Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình (nêu trên)

- A/O, A/A và/hoặc Loan CSR chịu trách nhiệm thực hiện việc tái đánh giá và phải lập tờ trình thẩm định để trình ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng.

3.1.1.12. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

- Khi có nhu cầu cơ cấu lại thời hạn trả nợ (gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ), khách hàng phải gửi Giấy đề nghị theo mẫu cho ACB theo thời gian đã quy định trong hợp đồng tín dụng.

3.1.1.13. Chuyển nợ quá hạn

a) Chuyển nợ quá hạn trong các trường hợp sau:

- Đến hạn trả nợ, khách hàng không trả đủ nợ đến hạn phải trả và không được đồng ý gia hạn/ điều chỉnh kỳ hạn nợ.

- Có quyết định thu hồi nợ trước hạn nhưng trong vòng 30 ngày khách hàng vẫn không thanh toán đủ nợ vay.

b) A/O lập tờ trình thẩm định khách hàng về việc xét duyệt chuyển nợ quá hạn trình cấp có thẩm quyền.

c) Căn cứ vào phê duyệt của cấp có thẩm quyền, Loan CSR thực hiện chuyển nợ quá hạn trên TCBS.

d) Loan CSR lập thư báo cho khách hàng về việc chuyển nợ quá hạn, đồng thời lập Biên bản bàn giao hồ sơ vay cho công ty Quản lý nợ và khai thách

SVTH: Trương Oanh Oanh 36 tài sản Ngân Hàng Á Châu ( ACBA) hoặc bộ phận xử lý nợ để theo dõi, khỏi kiện thu nợ vay.

3.1.1.14. Khởi kiện thu hồi nợ xấu

- Căn cứ vào hồ sơ khách hàng nợ quá hạn do Loan CSR chuyển sang, ACBA/ Bộ phận xử lý nợ thực hiện thu hồi nợ theo đúng quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của ACBA/ bộ phận xử lý nợ.

- Trình tự thực hiện theo: “hướng dẫn quản lý và thu hồi nợ quá hạn”

3.1.1.15. Miễn, giảm lãi

(a) Khách hàng nộp hồ sơ đề nghị miễn giảm lãi vay: khi khách hàng gặp khó khăn trong việc trả lãi vay, và có đề nghị gửi ACB, Loan CSR tiếp nhận hồ sơ bao gồm:

- Giấy đề nghị miễn, giảm lãi theo mẫu - Kế koạch trả nợ và cam kết trả nợ

- Tài liệu chứng minh nguyên nhân, những mức độ tổn thất về tài sản, khó khăn về tài chính…

- Báo cáo tài chính đến thời điểm gần nhất (nếu có) (b) Thực hiện miễn, giảm lãi vay:

- A/O kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, các thông tin, số liệu được cung cấp và đối chiếu với thực tế, lập tờ trình miễn, giảm lãi theo mẫu kèm hồ sơ trình cấp có thẩm quyền ký.

- Tờ trình về việc miễn giảm lãi vay phải nêu rõ:

Quá trình cho vay, thu nợ và các biện pháp đã áp dụng. Mức độ tổn thất tài sản và khó khăn tài chính của khách hàng Đề xuất mức miễn, giảm lãi

(c) Cấp có thẩm quyền xem xét hồ sơ và có ý kiến đề nghị mức miễn, giảm lãi trình Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng, theo trình tự giống như bước Quyết định cho vay và thông báo kết quả cho khách hàng.

SVTH: Trương Oanh Oanh 37 (d) Sau khi nhận được biên bản họp của Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng chấp

thuận miễn, giảm lãi vay, A/O thông báo cho Loan CSR thực hiện miễn, giảm lãi vay trên TCBS và thông báo cho Teller thanh lý tài khoản vay của khách hàng.

Lưu ý: Đối tượng, nội dung, nguyên tắc và điều kiện để được xét miễn, giảm

lãi vay được quy định trong “ Quy chế miễn, giảm lãi đối với khách hàng” ban hành kèm theo Quyết định số 207/NVQD – PC.04 ngày 16/11/2004 của Thường trực Hội đồng Quản trị ACB.

3.1.1.16. Thanh lý/ Tất toán khoản vay

(a)Thanh lý đúng hạn:

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại NHTM cổ phần Á Châu (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)