- Những tồn tại:
4.2.1. Tình hình quản lý đất đa
4.1.2.1.Thời kỳ trước khi có Luật đất đai năm 1993
Trước khi Luật Đất đai năm ra đời, cùng với các địa phương trong cả nước, Đảng bộ và nhõn dõn trong huyện đã thực hiện các chủ trương lớn của Nhà nước về công tác quản lý đất đai.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý đất đai cũn bộc lộ những nhược điểm và tồn tại. Việc cập nhật các thông tin, số liệu biến động đất đai chưa được quan tõm đầy đủ và thường xuyên dẫn đến tình trạng đất đai được thống kê hàng năm và kiểm kê nhưng thiếu chớnh xác, chỉ tiêu thống kê, phương pháp thống kê không đồng nhất. Do đó, kết quả số liệu thống kê đất đai qua các năm sai khác nhiều.
Trong thời kỳ này vì chưa có quy hoạch nên nhìn chung việc quản lý đất đai cũn bị buông lỏng, công tác tuyên truyền chủ trương chớnh sách về đất đai chưa được làm thường xuyên, sõu rộng, dẫn đến việc sử dụng đất cũn tựy tiện, thiếu khoa học, đất đai chưa được quy chủ nên xáy ra tranh chấp, lấn chiếm sử dụng sai mục đích, ... Trình độ dõn thấp và mang nhiều thủ tục lạc hậu trong sinh hoạt cũng như sản xuất. Do vậy, chức năng quản lý nhà nước về đất đai gặp không ít khó khăn và trở ngại.
4.1.2.2.Thời kỳ từ khi có Luật đất đai năm 1993 đến nay
Từ khi Luật Đất đai 1993 ra đời, thay thế luật đất đai 1998 và đặc biệt từ khi ban hành luật đất đai năm 2003 đến nay, công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở Diễn Chõu đã từng bước đi vào nề nếp, hạn chế được các tiêu cực phát sinh trong công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện, cơ bản hoàn thành được những nhiệm vụ, kế hoạch lớn của ngành và tỉnh đề ra.
4.1.2.3.Tình hình thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, có liên quan đến đất đai
Trong năm 2010, phòng Thanh tra UBND huyện đã tiếp nhận 15 đơn thư khiếu nại liên quan đến đất đai, trong đó có 6 đơn thư thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện do cấp trên chuyển về và 9 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cỏc xó, thị trấn đã được chuyển trả nơi có đơn khiếu nại để giải quyết theo đúng trình tự quy định của Luật Khiếu nại Tố cáo; đã giải quyết dứt điểm 5 đơn (thuộc thẩm quyền giải quyết UBND huyện 2 đơn và thẩm quyền giải quyết UBND thị trấn, xã là 3 đơn).
Nhìn chung các vụ khiếu nại tranh chấp đất đai đều rất phức tạp, kéo dài và do nhiều nguyên nhân như: Do điều chỉnh địa giới 364, tranh chấp đất do cha ông để lại, tình trạng xâm canh, diện tích đất giải tỏa đền bự… Để giải quyết được dứt điểm các vụ tranh chấp ngay từ cơ sở, đối với cấp thị xã trong những năm tới cần sắp xếp, bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân phải là những người có kinh nghiệm trong công tác tiếp dân, biết vận dụng Luật Khiếu nại tố cáo kết hợp với thực tiễn ở địa phương, giải quyết khiếu nại phải đúng trình tự quy định của pháp luật. Việc tuyển chọn cán bộ địa chính thị trấn, cỏc xó phải là những người nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cơ bản về địa chính, thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ địa chính thống nhất có trình độ nghiệp vụ và nắm chắc các nguyên tắc, nội dung cơ bản trong việc quản lý tài nguyên đất đai, tham mưu cho các cấp chính quyền giải quyết tốt vấn đề tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai để tránh và hạn chế tình trạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp mất ổn định an ninh cơ sở.