Điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ TƯỚI NƯỚC ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÀ PHÊ VỐI TRỒNG TRÊN ĐẤT BAZAN TẠI TỈNH DAKLAK (Trang 43 - 44)

4.1.1. Khí hậu

4.1.1.1. Nhiệt độ

Tỉnh Đak Lak có độ cao bình quân 400m so với mặt nước biển với tổng nhiệt độ 8.000-8.5000C và nhiệt độ bình quân là 23,3-23,50C. Tháng 12 và tháng 1 là các tháng có nhiệt độ thấp nhất trong năm (20-210C), các tháng 4 và 5 có nhiệt độ cao nhất (24-260C). Nhìn chung nhiệt độ trong năm nằm trong phạm vi nhiệt độ thích hợp cho cây cà phê vối

từ 22-260C [16]. Biên độ giao động nhiệt ngày và đêm khá lớn, từ 10- 150C vào các tháng mùa mưa và trên 150C vào các tháng mùa khô [16], đây là yếu tố thuận lợi cho quá trình tích luỹ chất khô và các hương thơm cần thiết trong sản phẩm cà phê. Các tháng 1 và 2 có nhiệt độ thấp là điều kiện quan trọng để thúc đẩy quá trình phân hoá mầm hoa.

Nhiệt độ ở Đak Lak chẳng những thích hợp cho sinh trưởng, phát triển của cây cà phê vối mà còn thuận lợi cho việc hình thành sản phẩm có chất lượng cao.

4.1.1.2. Chế độ mưa

Khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo nên 2 mùa tương phản nhau rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô thường bắt đầu vào tháng 11 và kéo dài đến hết tháng 4 năm sau. Gió mùa Đông Bắc đổ bộ vào đất liền khi gặp dãy Trường Sơn gây mưa ở các tỉnh ven biển miền Trung, sau đó trở thành khô hanh ở ĐakLak tạo thành mùa khô với những đặc trưng như ít mây, nhiều nắng, gió mạnh, bốc hơi nhiều và tình trạng khô hạn kéo dài. Lượng mưa ở các tháng mùa khô chỉ chiếm từ 10-12% tổng lượng mưa của cả năm vì vậy

mùa khô là một trở ngại trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây ngắn ngày và một số cây lâu năm có bộ rễ ăn nông, đòi hỏi phải tưới nước.

Đối với cây cà phê thì thời gian khô hạn 4-5 tháng trong năm vừa là điều kiện hạn chế sinh trưởng, vừa là điều kiện thuận lợi để đạt được năng suất cao nếu được tưới nước đầy đủ. Khô hạn sẽ tạo điều kiện để cây cà phê ra hoa tập trung, tưới nước đầy đủ giúp cà phê đậu quả thuận lợi nhờ vậy đạt được năng suất cao. Chính vì vậy mà năng suất cà phê vối ở vùng Tây Nguyên thuộc loại cao nhất thế giới, điều mà các vùng cà phê vối có mùa khô không rõ ràng ít khi đạt được.

4.1.1.3. Ẩm độ không khí

Nhìn chung ẩm độ không khí vùng Đak Lak hoàn toàn phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cây cà phê vối. Ẩm độ bình quân cả năm trên 82% và không có tháng nào dưới 72%. Các tháng mùa khô ẩm độ tương đối thấp (72- 80%) có tác dụng thúc đẩy quá trình bốc thoát hơi nước và làm tăng thêm tính khốc liệt của mùa khô nhưng trong điều kiện có tưới thì đây lại là điều kiện thuận lợi cho quá trình phân hoá mầm hoa và thụ phấn của cây cà phê vối.

4.1.1.4. Gió

Cây cà phê vối có nguồn gốc nguyên thuỷ từ vùng rừng nhiệt đới nên thích hợp với môi trường nóng ẩm và im gió, yêu cầu gió nhẹ có vận tốc dưới 2m/s. Vận tốc gió bình quân cả năm ở Đak Lak (khoảng 2,3m/s) tương đối phù hợp với yêu cầu của cây. Tuy nhiên, trong những tháng đầu mùa khô thường có gió mạnh với vận tốc trên 3 m/s, gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và năng suất của cà phê nếu không có biện pháp trồng cây đai rừng, cây chắn gió.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ TƯỚI NƯỚC ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÀ PHÊ VỐI TRỒNG TRÊN ĐẤT BAZAN TẠI TỈNH DAKLAK (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w