Thí nghiệm đồng ruộng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ TƯỚI NƯỚC ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÀ PHÊ VỐI TRỒNG TRÊN ĐẤT BAZAN TẠI TỈNH DAKLAK (Trang 35 - 104)

phê vối chín muộn vào thời kỳ kiến thiết cơ bản.

+ Địa điểm: Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên. + Diện tích: 0,62 ha

+ Điều kiện thí nghiệm: cây cà phê ghép các dòng vô tính chín muộn, trồng năm 2006 trên đất bazan bằng phẳng, mật độ là 1110 cây/ha (3mx3m). Khi trồng mới được bón phân chuồng đầy đủ với lượng 15 tấn/ha. Cứ 4 hàng cà phê được gieo một hàng muồng hoa vàng để che gió, che bóng tạm thời cho cà phê trồng mới. Muồng hoa vàng được gieo trên toàn diện tích thí nghiệm.

+ Công thức thí nghiệm và phương pháp bố trí : thí nghiệm 2 yếu tố : Giống, thời điểm tưới nước.

Yếu tố giống : gồm dòng cà phê chín muộn.

+ 12/1 (D1) + 2/1 (D2) + 33/2 (D3) + 24/16 (D4) + 11/22 (D5)

Yếu tố thời điểm tưới nước : 2 công thức

Công thức 1 : tưới lần đầu vào lúc độ ẩm đất mặt tầng 0-30cm khoảng 28%-30% độ ẩm tuyệt đối và sau đó tưới với chu kỳ 25 ngày một lần.

Công thức 2 : tưới lần đầu sau công thức 1 khoảng 10 ngày và sau đó tưới với chu kỳ 35 ngày một lần.

Lượng nước tưới như nhau giữa các công thức : 100 lít/gốc/lần. Sử dụng kỹ thuật tưới gốc, nước được dẫn tới gốc cà phê.

Các công thức giống và tưới nước được bố trí theo kiểu ô lớn, ô phụ theo băng, tưới nước là ô lớn (nhân tố phụ), diện tích là 727m2 và giống được bố trí theo các ô nhỏ (nhân tố chính), diện tích 145m2. Mỗi ô cơ sở có 4 lần nhắc lại.

Mỗi ô cơ sở của một dòng vô tính là 16 cây, ô cơ sở của công thức tưới nước là 80 cây. Xung quanh thí nghiệm đều có 1-2 hàng bảo vệ.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau :

Ô cơ sở dòng vô tính : 4 cây x 4 hàng = 16 cây Ô cơ sở tưới nước : 20 cây x 4 hàng = 80 cây

Công thức 1 Công thức 2 ( Tưới với chu kỳ 25 ngày) (Tưới với chu kỳ 35 ngày)

Hàng bảo vệ D1 D2 D3 D4 D5 D1 D2 D3 D4 D5 D2 D3 D4 D5 D1 D2 D3 D4 D5 D1 D3 D4 D5 D1 D2 D3 D4 D5 D1 D2 D4 D5 D1 D2 D3 D4 D5 D1 D2 D3 4 hàng 4cây 3.4.3. Mô hình ứng dụng

- Địa điểm: các mô hình được xây dựng trong sản xuất, tại huyện Krông Pak, với sự tham gia của các nông hộ trồng cà phê.

- Quy mô mô hình: 4 mô hình tại 2 xã của huyện Krông Pak, mỗi mô hình có diện tích 0,7 - 1ha. Mỗi mô hình được xem như một lần nhắc.

- Điều kiện xây dựng mô hình: cà phê kinh doanh từ 10-20 năm tuổi, trồng trên đất bazan, chủ động nguồn nước tưới trong mùa khô, chủ mô hình có ý thức tốt trong việc đảm bảo các yêu cầu thí nghiệm. Cà phê trồng trong điều kiện không cây che bóng, mật độ 1110 cây/ha, có năng suất bình quân 3- 4 tấn nhân/ha.

- Công thức tưới của mô hình : mỗi mô hình được chia thành 2 công thức

+ Công thức tưới tiết kiệm : tưới với lượng nước 390 lít/gốc/lần khi độ ẩm tầng đất mặt 0-30cm là 28%-30%.

+ Công thức đối chứng của nông dân : lượng nước tưới. 480-500 lít và chu kỳ tưới. 20 ngày theo kinh nghiệm của nông dân.

Tất cả các đợt tưới nước của công thức mô hình hoặc công thức nông dân đều được theo dõi và ghi nhận về lượng nước tưới, thời điểm tưới.

- Phương pháp tưới nước:

Sử dụng kỹ thuật tưới gốc, nước được dẫn tới gốc cà phê bằng ống nhựa. Dùng thùng chứa nước (200 lít/thùng) và sử dụng đồng hồ bấm giờ để xác định được lượng nước cần tưới cho 01 gốc/01 lần tưới.

- Sơ đồ bố trí các mô hình tưới nước :

+ Mô hình 1. Năm trồng 1987 Sơ đồ mô hình 30 cây 30 cây 12hàng Diện tích:~ 0,35ha Tổng số cây:360 cây Diện tích:~ 0,35ha Tổng số cây:360 cây 12hàng Công thức tưới tiết kiệm Công thức đối chứng

+ Mô hình 2. Năm trồng 1988 Sơ đồ mô hình 20 cây 20 cây 27 hàng Diện tích:~ 0,49ha Tổng số cây: 540 cây Diện tích:~ 0,49ha Tổng số cây: 540 cây 27 hàng Công thức tưới tiết kiệm Công thức đối chứng

Sơ đồ mô hình 13 cây 13 cây 32hàng Diện tích:~ 0,4ha Tổng số cây:416 cây Diện tích:~ 0,4ha Tổng số cây:416 cây 32hàng Công thức tưới tiết kiệm Công thức đối chứng

+ Mô hình 4. Năm trồng 1986 Sơ đồ mô hình 14 cây 14 cây 33hàng Diện tích:~ 0,42 ha Tổng số cây:462 cây Diện tích:~ 0,42ha Tổng số cây:462 cây 33hàng Công thức tưới tiết kiệm Công thức đối chứng

3.5. Phương pháp lấy mẫu quan trắc

3.5.1. Phương pháp lấy mẫu điều tra và các chỉ tiêu điều tra

- Quy mô điều tra: tại mỗi điểm điều tra, điều tra ngẫu nhiên 20 hộ trồng cà phê, gồm cà phê kiến thiết cơ bản và cà phê kinh doanh.

- Các chỉ tiêu điều tra là:

+ Tình trạng che bóng và sử dụng vật liệu tủ gốc trong mùa khô ở các lô cà phê kiến thiết cơ bản.

+ Chế độ tưới nước (bao gồm : kỹ thuật tưới, thời điểm tưới, lượng nước tưới/lần)

+ Nguồn nước tưới (giếng, ao hồ, đủ hay thiếu nước) + Chi phí tưới nước

+ Năng suất vườn cây. phỏng vấn các hộ nông dân năng suất thực thu trung bình ít nhất 2 vụ thu hoạch.

3.5.2. Phương pháp lấy mẫu và quan trắc các chỉ tiêu của thí nghiệm đồngruộng, mô hình ứng dụng ruộng, mô hình ứng dụng

.Độ ẩm đất: độ ẩm đất được theo dõi vào mùa khô

+ Ở vườn thí nghiệm: độ ẩm đất được theo dõi 5 ngày 1 lần trong mùa khô ở các công thức tưới khác nhau. Dùng khoan lấy mẫu độ ẩm đất ở tầng 0- 30 cm. Vị trí khoan đất lấy mẫu ở ngay mép tán cà phê.

+ Ở các mô hình tưới tiết kiệm thì độ ẩm đất được lấy mẫu trên cả hai công thức, mẫu đất được lấy trước tưới 1 ngày, sau tưới 1 ngày, 5 ngày và 15 ngày ở 3 tầng 0-20 cm, 20-40 cm, 40-60 cm.

Mỗi tầng đất lấy 2 mẫu để phân tích độ ẩm. Phân tích độ ẩm theo phương pháp cân khối lượng đất tươi khi lấy mẫu và khối lượng đất sau khi sấy khô ở nhiệt độ 1050C trong vòng 24 giờ đồng hồ cho đến khi khô kiệt.

Độ ẩm đất được tính theo công thức:

Độ ẩm đất (%) = P2 – P1 x 100

P1 – P3

Trong đó P2 khối lượng đất tươi + khối lượng hộp nhôm P1 khối lượng đất khô (sau khi sấy) + khối lượng hộp nhôm P3 khối lượng hộp nhôm đựng đất

. Sinh trưởng cà phê

Theo dõi sinh trưởng cà phê trong thí nghiệm trồng mới các dòng cà phê vối chín muộn (trồng năm 2006). Mỗi ô cơ sở theo dõi 3 cây, gồm các chỉ tiêu sau:

+ Chiều cao cây (cm): đo từ mặt đất cho đến đỉnh sinh trưởng. + Số cành cấp 1: đếm số cành cấp 1 trên các cây theo dõi

+ Chiều dài cành cấp 1(cm): đo từ chỗ cành giáp thân cho tới đỉnh sinh trưởng, mỗi cây đo 3 cành dài nhất ở 3 hướng khác nhau.

+ Sự ra hoa đậu quả của cà phê

xuất, mỗi công thức theo dõi 5 cây, mỗi cây theo dõi 3 - 4 cành ở 3 hướng khác nhau. Các cành được đánh dấu bằng dây buộc và theo dõi sự ra hoa đậu quả trên 5 đốt cố định.

+ Theo dõi tổng số hoa nở qua các đợt tưới nước: Hoa được đếm vào ngày thứ 5,6 sau mỗi đợt tưới nước khi các hoa đã cương lên và chuẩn bị nở.

Tỷ lệ hoa nở (%) = ( số hoa nở từng đợt/tổng số hoa nở) x 100.

+ Theo dõi tỷ lệ đậu và rụng quả: đếm số quả trên các đốt đã quan trắc hoa, theo dõi định kỳ 4 đợt vào tháng 6, 7, 8 và tháng 9 hàng năm.

+ Tỷ lệ rụng quả (%) = Số quả đợt trước - Số quả đợt sauSố quả đợt trước x 100 + Theo dõi sự tăng trưởng thể tích quả(cm3): đo bằng ống đong khắc độ. Bắt đầu từ giai đoạn đầu đinh, thường trùng với đợt theo dõi tỷ lệ đậu quả đầu tiên. Trên những cây đã đánh dấu theo dõi, ngoài các cành đã đánh dấu để theo dõi tỷ lệ đậu quả cứ mỗi tháng lấy mẫu 01 lần, hái 50 quả ngẫu nhiên trên các cành còn lại để theo dõi.

- Mức độ khô cành trong mùa khô

. Đối với vườn cà phê trồng mới. theo dõi 3 cây/ô cơ sở. Bắt đầu từ đợt tưới đầu tiên, đếm tất cả các cành khô trên cây, cắt bỏ, sau đó cứ 1 tháng đếm 1 lần cho đến khi bắt đầu mùa mưa để xác định tổng số cành khô qua mùa khô hạn.

. Đối với cà phê kinh doanh theo dõi 5 cây/công thức. Trước khi tưới nước cắt cành để loại bỏ cành khô, cành sâu bệnh sau vụ thu hoạch. Đếm tổng số cành khô trên ¼ bộ tán cà phê, 1 tháng đếm 1 lần. Sau mỗi lần đếm cắt bỏ các cành khô để xác định tổng số cành khô suốt trong mùa khô.

- Mức độ nhiễm sâu bệnh hại

Tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh gỉ sắt (%): tính tổng số cây bị bệnh gỉ sắt trong tổng số cây quan trắc.

Năng suất quả tươi (tấn)

Theo dõi năng suất thực thu ở các mô hình tưới (tấn/ha): năng suất niên vụ 2005, 2006, 2007.

Riêng niên vụ 2007 phải giám định năng suất vườn cây, theo phương pháp ước tính năng suất của 1/5 số cây trong vườn (cứ 5 hàng thì đánh giá năng suất 1 hàng, sau đó chia cho số cây trong hàng được năng suất trung bình của một cây, rồi lại nhân cho số cây/ha ra năng suất cho ha).

- Hiệu quả kinh tế của các công thức tưới nước khác nhau

+ Theo dõi toàn bộ chi phí đầu tư vào vườn cây để ước tính hiệu quả kinh tế. + Lợi nhuận (đồng) = Tổng thu (đồng) - Tổng chi (đồng)

3.6. Phương pháp xử lý số liệu

- Phương pháp xử lý số liệu: được tính toán theo phần mềm Excel và theo phương pháp thống kê sinh học MSTATC.

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu

4.1.1. Khí hậu

4.1.1.1. Nhiệt độ

Tỉnh Đak Lak có độ cao bình quân 400m so với mặt nước biển với tổng nhiệt độ 8.000-8.5000C và nhiệt độ bình quân là 23,3-23,50C. Tháng 12 và tháng 1 là các tháng có nhiệt độ thấp nhất trong năm (20-210C), các tháng 4 và 5 có nhiệt độ cao nhất (24-260C). Nhìn chung nhiệt độ trong năm nằm trong phạm vi nhiệt độ thích hợp cho cây cà phê vối

từ 22-260C [16]. Biên độ giao động nhiệt ngày và đêm khá lớn, từ 10- 150C vào các tháng mùa mưa và trên 150C vào các tháng mùa khô [16], đây là yếu tố thuận lợi cho quá trình tích luỹ chất khô và các hương thơm cần thiết trong sản phẩm cà phê. Các tháng 1 và 2 có nhiệt độ thấp là điều kiện quan trọng để thúc đẩy quá trình phân hoá mầm hoa.

Nhiệt độ ở Đak Lak chẳng những thích hợp cho sinh trưởng, phát triển của cây cà phê vối mà còn thuận lợi cho việc hình thành sản phẩm có chất lượng cao.

4.1.1.2. Chế độ mưa

Khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo nên 2 mùa tương phản nhau rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô thường bắt đầu vào tháng 11 và kéo dài đến hết tháng 4 năm sau. Gió mùa Đông Bắc đổ bộ vào đất liền khi gặp dãy Trường Sơn gây mưa ở các tỉnh ven biển miền Trung, sau đó trở thành khô hanh ở ĐakLak tạo thành mùa khô với những đặc trưng như ít mây, nhiều nắng, gió mạnh, bốc hơi nhiều và tình trạng khô hạn kéo dài. Lượng mưa ở các tháng mùa khô chỉ chiếm từ 10-12% tổng lượng mưa của cả năm vì vậy

mùa khô là một trở ngại trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây ngắn ngày và một số cây lâu năm có bộ rễ ăn nông, đòi hỏi phải tưới nước.

Đối với cây cà phê thì thời gian khô hạn 4-5 tháng trong năm vừa là điều kiện hạn chế sinh trưởng, vừa là điều kiện thuận lợi để đạt được năng suất cao nếu được tưới nước đầy đủ. Khô hạn sẽ tạo điều kiện để cây cà phê ra hoa tập trung, tưới nước đầy đủ giúp cà phê đậu quả thuận lợi nhờ vậy đạt được năng suất cao. Chính vì vậy mà năng suất cà phê vối ở vùng Tây Nguyên thuộc loại cao nhất thế giới, điều mà các vùng cà phê vối có mùa khô không rõ ràng ít khi đạt được.

4.1.1.3. Ẩm độ không khí

Nhìn chung ẩm độ không khí vùng Đak Lak hoàn toàn phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cây cà phê vối. Ẩm độ bình quân cả năm trên 82% và không có tháng nào dưới 72%. Các tháng mùa khô ẩm độ tương đối thấp (72- 80%) có tác dụng thúc đẩy quá trình bốc thoát hơi nước và làm tăng thêm tính khốc liệt của mùa khô nhưng trong điều kiện có tưới thì đây lại là điều kiện thuận lợi cho quá trình phân hoá mầm hoa và thụ phấn của cây cà phê vối.

4.1.1.4. Gió

Cây cà phê vối có nguồn gốc nguyên thuỷ từ vùng rừng nhiệt đới nên thích hợp với môi trường nóng ẩm và im gió, yêu cầu gió nhẹ có vận tốc dưới 2m/s. Vận tốc gió bình quân cả năm ở Đak Lak (khoảng 2,3m/s) tương đối phù hợp với yêu cầu của cây. Tuy nhiên, trong những tháng đầu mùa khô thường có gió mạnh với vận tốc trên 3 m/s, gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và năng suất của cà phê nếu không có biện pháp trồng cây đai rừng, cây chắn gió.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ TƯỚI NƯỚC ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÀ PHÊ VỐI TRỒNG TRÊN ĐẤT BAZAN TẠI TỈNH DAKLAK (Trang 35 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w