Phương pháp lấy mẫu và quan trắc các chỉ tiêu của thí nghiệm đồng ruộng, mô

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ TƯỚI NƯỚC ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÀ PHÊ VỐI TRỒNG TRÊN ĐẤT BAZAN TẠI TỈNH DAKLAK (Trang 39 - 42)

ruộng, mô hình ứng dụng

.Độ ẩm đất: độ ẩm đất được theo dõi vào mùa khô

+ Ở vườn thí nghiệm: độ ẩm đất được theo dõi 5 ngày 1 lần trong mùa khô ở các công thức tưới khác nhau. Dùng khoan lấy mẫu độ ẩm đất ở tầng 0- 30 cm. Vị trí khoan đất lấy mẫu ở ngay mép tán cà phê.

+ Ở các mô hình tưới tiết kiệm thì độ ẩm đất được lấy mẫu trên cả hai công thức, mẫu đất được lấy trước tưới 1 ngày, sau tưới 1 ngày, 5 ngày và 15 ngày ở 3 tầng 0-20 cm, 20-40 cm, 40-60 cm.

Mỗi tầng đất lấy 2 mẫu để phân tích độ ẩm. Phân tích độ ẩm theo phương pháp cân khối lượng đất tươi khi lấy mẫu và khối lượng đất sau khi sấy khô ở nhiệt độ 1050C trong vòng 24 giờ đồng hồ cho đến khi khô kiệt.

Độ ẩm đất được tính theo công thức:

Độ ẩm đất (%) = P2 – P1 x 100

P1 – P3

Trong đó P2 khối lượng đất tươi + khối lượng hộp nhôm P1 khối lượng đất khô (sau khi sấy) + khối lượng hộp nhôm P3 khối lượng hộp nhôm đựng đất

. Sinh trưởng cà phê

Theo dõi sinh trưởng cà phê trong thí nghiệm trồng mới các dòng cà phê vối chín muộn (trồng năm 2006). Mỗi ô cơ sở theo dõi 3 cây, gồm các chỉ tiêu sau:

+ Chiều cao cây (cm): đo từ mặt đất cho đến đỉnh sinh trưởng. + Số cành cấp 1: đếm số cành cấp 1 trên các cây theo dõi

+ Chiều dài cành cấp 1(cm): đo từ chỗ cành giáp thân cho tới đỉnh sinh trưởng, mỗi cây đo 3 cành dài nhất ở 3 hướng khác nhau.

+ Sự ra hoa đậu quả của cà phê

xuất, mỗi công thức theo dõi 5 cây, mỗi cây theo dõi 3 - 4 cành ở 3 hướng khác nhau. Các cành được đánh dấu bằng dây buộc và theo dõi sự ra hoa đậu quả trên 5 đốt cố định.

+ Theo dõi tổng số hoa nở qua các đợt tưới nước: Hoa được đếm vào ngày thứ 5,6 sau mỗi đợt tưới nước khi các hoa đã cương lên và chuẩn bị nở.

Tỷ lệ hoa nở (%) = ( số hoa nở từng đợt/tổng số hoa nở) x 100.

+ Theo dõi tỷ lệ đậu và rụng quả: đếm số quả trên các đốt đã quan trắc hoa, theo dõi định kỳ 4 đợt vào tháng 6, 7, 8 và tháng 9 hàng năm.

+ Tỷ lệ rụng quả (%) = Số quả đợt trước - Số quả đợt sauSố quả đợt trước x 100 + Theo dõi sự tăng trưởng thể tích quả(cm3): đo bằng ống đong khắc độ. Bắt đầu từ giai đoạn đầu đinh, thường trùng với đợt theo dõi tỷ lệ đậu quả đầu tiên. Trên những cây đã đánh dấu theo dõi, ngoài các cành đã đánh dấu để theo dõi tỷ lệ đậu quả cứ mỗi tháng lấy mẫu 01 lần, hái 50 quả ngẫu nhiên trên các cành còn lại để theo dõi.

- Mức độ khô cành trong mùa khô

. Đối với vườn cà phê trồng mới. theo dõi 3 cây/ô cơ sở. Bắt đầu từ đợt tưới đầu tiên, đếm tất cả các cành khô trên cây, cắt bỏ, sau đó cứ 1 tháng đếm 1 lần cho đến khi bắt đầu mùa mưa để xác định tổng số cành khô qua mùa khô hạn.

. Đối với cà phê kinh doanh theo dõi 5 cây/công thức. Trước khi tưới nước cắt cành để loại bỏ cành khô, cành sâu bệnh sau vụ thu hoạch. Đếm tổng số cành khô trên ¼ bộ tán cà phê, 1 tháng đếm 1 lần. Sau mỗi lần đếm cắt bỏ các cành khô để xác định tổng số cành khô suốt trong mùa khô.

- Mức độ nhiễm sâu bệnh hại

Tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh gỉ sắt (%): tính tổng số cây bị bệnh gỉ sắt trong tổng số cây quan trắc.

Năng suất quả tươi (tấn)

Theo dõi năng suất thực thu ở các mô hình tưới (tấn/ha): năng suất niên vụ 2005, 2006, 2007.

Riêng niên vụ 2007 phải giám định năng suất vườn cây, theo phương pháp ước tính năng suất của 1/5 số cây trong vườn (cứ 5 hàng thì đánh giá năng suất 1 hàng, sau đó chia cho số cây trong hàng được năng suất trung bình của một cây, rồi lại nhân cho số cây/ha ra năng suất cho ha).

- Hiệu quả kinh tế của các công thức tưới nước khác nhau

+ Theo dõi toàn bộ chi phí đầu tư vào vườn cây để ước tính hiệu quả kinh tế. + Lợi nhuận (đồng) = Tổng thu (đồng) - Tổng chi (đồng)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ TƯỚI NƯỚC ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÀ PHÊ VỐI TRỒNG TRÊN ĐẤT BAZAN TẠI TỈNH DAKLAK (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w